Theo bài này thì các quan chức cấp tỉnh về Hà Nội hay Sài Gòn họp quá tốn kém và cực kỳ lãng phí. Nếu đại biểu đủ điều kiện để ngồi ghế hạng nhất thì vé khứ hồi tầm 13 triệu, rồi nghỉ khách sạn 4 sao, 5 sao tầm 5-7 triệu một đêm. Rồi chi phí đưa đón, ăn uống phải sang trọng, mâm cao cỗ đầy trong vài ngày. Đó là chưa nói tới tiền phong bào cho mấy ngày công tác của đại biểu đến họp. Độ này tôi hay xem chương trình thời sự VTV 19h, thấy những ông Bộ trưởng như Chủ nhiệm VPCP, Công An, Y tế, Thông tin truyền thông... cuộc họp, buổi lễ nào cũng có mặt. Ghét nhất là ông Chánh án Nguyễn Hòa Bình, ở đâu cũng thấy ngồi đần mặt như bị bệnh, trong khi ngành tòa án có bao nhiêu vấn đề cần giải quyết gấp, ví dụ vụ án Hồ Duy Hải đang treo mãi ở đó. Chẳng lẽ các ông này không nghĩ ra việc gì để làm à, vì đi họp, đi dự lễ nhiều như thế thì làm gì còn thời gian làm việc.
Họp chưa chắc đóng góp được gì nhưng có thể làm nghèo đất nước
25/07/2021 (VOV2] - Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vẫn còn rất yếu so với kết quả đạt được và so với sự mong đợi của nhân dân. Hội họp, lễ lạt vẫn tổ chức tràn lan gây lãng phí lớn.Chống lãng phí hãy bắt đầu từ giảm hội họp, đừng “mâm cao cỗ đầy”
Ngày 24/7, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về một vấn đề nóng được cử tri và nhân dân rất quan tâm, đó là kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020.
Ông Trần Hoàng Ngân, ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện quyết liệt các chỉ đạo của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tuy nhiên ông cho rằng, một thứ lãng phí mà trong thời gian qua chưa thực hiện triệt để, đó là lãng phí thời gian.
“Hội họp, lễ hội vẫn tổ chức rất nhiều. Ban chấp hành Trung ương đã có Nghị quyết yêu cầu 5 năm, thậm chí là 10 năm mới tổ chức sự kiện. Nhưng nhiều cơ quan, tổ chức vẫn cứ đến năm đó, ngày đó lại tổ chức kỷ niệm. Chúng ta phải tiết kiệm thời gian nhiều hơn nữa. Dành thời gian đó để làm nhiều việc hơn.” – Ông Trần Hoàng Ngân nêu quan điểm.
Tiếp nối ý kiến của đại biểu Trần Hoàng Ngân, ông Nguyễn Minh Đức, ĐBQH TP. Hồ Chí Minh bă khoăn khi rất nhiều hội họp được mở ra và mời đủ đại biểu các Bộ, ngành tham dự và đây là một sự lãng phí rất lớn.
Ông Đức thẳng thắn chia sẻ với tư cách là Phó chủ nhiệm một Ủy ban của Quốc hội, ông thường được mời dự họp rất nhiều. Và nếu theo đúng giấy mời thì tháng nào cũng có ít nhất 2 chuyến bay ra Hà Nội hoặc các tỉnh, thành phố khác để dự họp.
“Tỉnh này, Bộ kia tổ chức ngày lễ kỷ niệm 5 năm, 10 năm chẳng hạn, mời rất nhiều. Một chuyến bay từ TP. Hồ Chi Minh ra ngoài Hà Nội, Hải Phòng nếu đại biểu đủ điều kiện để ngồi ghế hạng nhất thì vé khứ hồi tầm 13 triệu. Một chuyến đi như thế ra chỉ để dự, vỗ tay, được giới thiệu, rồi nghỉ khách sạn 4 sao, 5 sao… cực kỳ lãng phí. Đi dự hội nghị, hội thảo có khi không đóng góp được gì nhưng có thể làm nghèo đất nước” – ông Nguyễn Minh Đức chia sẻ.
Ông Nguyễn Minh Đức, ĐBQH TP. Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu: Quochoi.vn)
Cái gốc của sự lãng phí, theo ông Nguyễn Minh Đức phần lớn là do nhận thức. Nhận thức của người Việt Nam thường là phải sang trọng, mâm cao cỗ đầy. Lúc nào cũng nghĩ trong mâm phải rất đầy cỗ thì mời khách đến nhà mới đàng hoàng, sang trọng. Nếu gọi từng món, từng món một thì không ổn.
Do vậy, ông Đức cho rằng phải thay đổi nhận thức về thực hành tiết kiệm. Nếu không, thu thì ít mà chi lại rất nhiều. Trong khi người dân ở nhiều địa phương còn rất khó khăn.
Chống lãng phí vẫn còn rất yếu so với sự mong đợi của nhân dân
Báo cáo thẩm tra về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020 do Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày trước Quốc hội ngày 24/07 đã chỉ ra những bất cập, hạn chế trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Ông Cường cho biết, việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại một số doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả gây lãng phí lớn, tình trạng vi phạm định mức, tiêu chuẩn, chế độ vẫn còn diễn ra, bất cập trong giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu dịch vụ công, mua sắm công, mua sắm thiết bị, vật tư, vaccine phòng chống dịch Covid-19.…
Thực tế này cũng đã được ông Hoàng Văn Cường, ĐBQH TP. Hà Nội phân tích trong buổi thảo luận tại về nội dung thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Ông cho rằng lãng phí trong sử dụng tài sản công đang là rất lớn.
“Có bao nhiêu trụ sở, cơ quan vị trí đất vàng nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết công suất. Cơ quan rời đi chỗ khác nhưng vẫn giữ lại trụ sở cũ là một sự lãng phí lớn.”- ông Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ông Cường cũng chỉ ra sự lãng phí trong đầu tư công hiện nay – một vấn đề nóng được cả xã hội và người dân quan tâm. Việc giải ngân vốn chậm, dự án triển khai chậm tiến độ thậm chí dự án đưa vào hoạt động lại không đúng với công năng ban đầu… dẫn đến lãng phí, thất thoát lớn.
“Ngay như ở thủ đô Hà Nội cũng có những dự án như vậy. Ví dụ như dự án BRT đường Lê Văn Lương hay việc lát đá vỉa hè. Nhiều khu phố mới xây dựng, gạch vừa lát xong lại đào ra trồng cây… đó là lãng phí.”- ông Cường nêu ví dụ.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí, ĐBQH TP. Hà Nội
Ông Nguyễn Anh Trí, ĐBQH TP. Hà Nội cũng thẳng thắng cho rằng, việc thực hành, chống lãng phí vẫn còn rất yếu so với kết quả đạt được và so với sự mong đợi của nhân dân.
Ông Trí đánh giá, báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế chính sách về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020 chưa thực sự đầy đủ, chưa bao trùm và chưa chỉ ra được bản chất sâu sa của sự lãng phí.
“Có những quy định, việc làm vô lý gây ra sự lãng phí. Ví dụ dự án xe bus nhanh BRT ở Hà Nội. BRT ở nước ngoài nó rất khác, có hẳn một con đường ở giữa rất rộng. Đường hai bên của họ cũng rất rộng trong khi của mình đường rất chật thì rất khó thực hiện BRT.” – Đại biểu Nguyễn Anh Trí lấy ví dụ về sự thất bại của dự án BRT của Hà Nội để cho thấy đang có những việc làm vô lý gây ra sự lãng phí.
- Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020, ngân sách Trung ương tiết kiệm và cắt giảm dự toán ngân sách được khoảng 55.000 tỷ đồng, bằng 5% dự toán Quốc hội giao.
- Công tác cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử tiếp tục đạt được nhiều kết quả tốt, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí (khoảng 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm).
- Đã hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; năm 2020 đã thực hiện tinh giảm biên chế gần 24 ngàn người.
-Năm 2020, ngành Thanh tra cả nước đã triển khai 187.426 cuộc thanh tra, kiểm tra; phát hiện vi phạm về kinh tế 86.369 tỷ đồng, 6.366 héc ta đất; kiến nghị thu hồi nộp Ngân sách Nhà nước 23.843 tỷ đồng và thu hồi 830 héc ta đất; Xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán do chưa thực hiện đúng quy định và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý 62.526 tỷ đồng, 5.536 ha đất.
- Xử lý hành chính đối với 2.123 tập thể và 485 cá nhân; ban hành 90.193 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân, với số tiền 7.164 tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xử lý theo quy định 97 vụ, 99 đối tượng.
TRẦN BÁ DUY
Ông Nguyễn Anh Trí, ĐBQH TP. Hà Nội cũng thẳng thắng cho rằng, việc thực hành, chống lãng phí vẫn còn rất yếu so với kết quả đạt được và so với sự mong đợi của nhân dân.
Ông Trí đánh giá, báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế chính sách về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020 chưa thực sự đầy đủ, chưa bao trùm và chưa chỉ ra được bản chất sâu sa của sự lãng phí.
“Có những quy định, việc làm vô lý gây ra sự lãng phí. Ví dụ dự án xe bus nhanh BRT ở Hà Nội. BRT ở nước ngoài nó rất khác, có hẳn một con đường ở giữa rất rộng. Đường hai bên của họ cũng rất rộng trong khi của mình đường rất chật thì rất khó thực hiện BRT.” – Đại biểu Nguyễn Anh Trí lấy ví dụ về sự thất bại của dự án BRT của Hà Nội để cho thấy đang có những việc làm vô lý gây ra sự lãng phí.
- Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020, ngân sách Trung ương tiết kiệm và cắt giảm dự toán ngân sách được khoảng 55.000 tỷ đồng, bằng 5% dự toán Quốc hội giao.
- Công tác cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử tiếp tục đạt được nhiều kết quả tốt, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí (khoảng 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm).
- Đã hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; năm 2020 đã thực hiện tinh giảm biên chế gần 24 ngàn người.
-Năm 2020, ngành Thanh tra cả nước đã triển khai 187.426 cuộc thanh tra, kiểm tra; phát hiện vi phạm về kinh tế 86.369 tỷ đồng, 6.366 héc ta đất; kiến nghị thu hồi nộp Ngân sách Nhà nước 23.843 tỷ đồng và thu hồi 830 héc ta đất; Xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán do chưa thực hiện đúng quy định và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý 62.526 tỷ đồng, 5.536 ha đất.
- Xử lý hành chính đối với 2.123 tập thể và 485 cá nhân; ban hành 90.193 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân, với số tiền 7.164 tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xử lý theo quy định 97 vụ, 99 đối tượng.
TRẦN BÁ DUY
https://vov2.vov.vn/doi-song-xa-hoi/hop-chua-chac-dong-gop-duoc-gi-nhung-co-the-lam-ngheo-dat-nuoc-27791.vov2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét