Thứ Bảy, 24 tháng 7, 2021

Trộm sách

Từ bé mình đã rất thích truyện và sách, hồi còn học cấp 1 đã đọc nhiều truyện và sách cấm được xuất bản trước năm 1954, trong đó có nhiều truyện chỉ là bản chép tay truyền cho nhau đọc. Mình thích nhất hai dòng truyện là truyện chưởng và truyện kinh điển của Tầu; trong chuyện chưởng có những chưởng của VN như Bồng Lai hiệp khách... Sang cấp 2 thì mình đã sách toán lý hóa của cấp 3. Khi học cấp 3 thì mình đọc đại số tuyến tính, đại số phi tuyến, lý thuyết đồng điều, giải tích hàm... của đại học. Có tiền là mua sách, mua truyện; đọc hết thì đi thuê hoặc vào thư viện Hà Nội mượn đọc. Mình thường xuyên lên hiệu sách Tràng Tiền chầu chực mua sách mới xuất bản vừa được chở về (vì số lượng ít, người mua đông lên không mua sớm là hết). Sau này đi đâu, kể cả sang Mỹ, Pháp, Thụy Sĩ hay Nga, mình đều mò đến các thư viện hỏi xin sách cũ thanh lý (rất nhiều). Dựa vào mớ tài liệu cũ kỹ tưởng như lạc hậu này, nhiều khi mình viết được những bài rất hay, ví dụ mình đã viết bài "Chúng ta sẽ thu được gì khi phá giá mạnh đồng tiền Việt Nam" theo đề nghị của Ban nghiên cứu của Thủ tướng năm 2001 để chuyển cho Thủ tướng Phan Văn Khải và Thủ tướng cho sao gửi các Bộ trưởng và Ủy viên trung ương khối kinh tế tham khảo. Bài phá giá này được lưu trên Blog tothichdoc.blogspot của mình. Mình viết nó chỉ trong 1 đêm, dài tới 46 trang, dựa theo cách viết của một nghiên cứu xuất bản ở Bỉ năm... 1926 (đúng thế năm 1926). Khi nhìn thấy mình đưa bài, TS Lê Đăng Doanh trợn mắt ngạc nhiên vì vừa kết thúc cuộc họp chiều hôm trước, mọi người đề nghị mình viết, thì 7h30 sáng hôm sau mình đã có văn bản nộp. Vừa rồi có bạn FB hỏi tủ sách nhà mình có còn nhiều sách không. Xin trả lời là truyện thì mất hết rồi, nhưng sách và tài liệu thì còn 3 giá chứa đầy như trong ảnh này. Giá chứa trong ảnh mình vừa chụp trong căn hộ nơi ở, còn 2 giá nữa đang để ở nhà cũ của bố mẹ, nơi mình sinh ra và lớn lên. Căn hộ chật quá nên không mang đến được. Nhiều lúc nhìn mấy nghìn cuốn sách và tài liệu, chứa đầy kiến thức trong đó, nhưng không còn được sờ tới nữa, mình rất buồn và tiếc. Giá như chính thể này tôn trọng sự thật, tôn trọng ý kiến của các nhà khoa học, thì mình sẽ rất vui để mở chúng ra đọc và sử dụng để tư vấn cho nhà nước, nhưng đây chỉ là mơ ước hão huyền, buồn vậy.
Có thể là hình ảnh về trong nhà
Trộm sách
Mấy ngày nay trên Facebook có chia sẻ lại câu chuyện (nghe nói là xảy ra năm 2014) về cô bé đã “ăn cắp” 2 cuốn sách tại một nhà sách ở Gia Lai. Thay vì cảm thông cho cô bé ham đọc sách, người ta đã bắt cô bé lại, trói 2 tay vào thành lan can, đeo tấm bảng ghi chữ “Tôi là người ăn trộm” trước ngực, rồi chụp hình và bêu rếu lên mạng xã hội.
Nguyễn Hùng Trương, tức ông Khai Trí (bên phải)
Hành động bất nhân, không chút tình người của những người quản lý ở đây khiến ta nhớ lại câu chuyện đã xảy ra cách đây rất lâu:

Một cậu bé khoảng 14-15 tuổi cũng ăn cắp sách trong tiệm sách Khai Trí của bác Nguyễn Hùng Trương, mà người đời hay gọi là ông Khai Trí. Khi thấy "lùm xùm", do nhân viên nhà sách định làm dữ với cậu bé, một vị khách ôn tồn hỏi rõ đầu đuôi câu chuyện, tỏ vẻ khâm phục cậu bé vì học giỏi mà không tiền mua sách nên phải ăn cắp, ông đã ngỏ lời xin tha và trả tiền sách cho cậu.

Ngay lúc đó thì ông Khai Trí bước vào...

Thấy ồn ào, ông dừng lại hỏi chuyện gì. Cô thâu ngân viên thuật lại sự việc và ông khách cũng đề nghị trả tiền như ông đã nói với cô thâu ngân. Ông Khai Trí cầm cuốn sách lên coi sơ qua rồi nói:

– Phải là học trò giỏi mới dùng tới cuốn sách này chứ học kém thì không dùng tới. Cám ơn lòng tốt của ông nhưng để tôi tặng cậu ta, không lấy tiền và sẽ còn giúp cậu ta thêm nữa…

Ông trao cuốn sách cho cậu bé, thân mật vỗ vai khuyên cậu cố gắng học hành rồi móc bóp lấy tấm danh thiếp, viết vài chữ, ký tên và đưa cho cậu:

– Từ nay hễ cần sách gì cháu cứ đem danh thiếp này đến đưa cho ông quản lý hay cô thâu ngân, họ sẽ lấy sách cho cháu. Ngày trước bác cũng là học sinh trường Pétrus Ký mà…

Ông bắt tay, cám ơn ông khách lần nữa rồi đi vào trong.

Ba năm sau, nghe nói cậu bé đậu xong Tú tài phần II, được học bổng du học nước ngoài, hình như sang Canada.
....

Một buổi chiều (sau 1975 khá lâu), người ta thấy một “ông già” khoảng ngoài 70 tuổi, ăn mặc theo lối Việt kiều, đứng ngắm trước cửa nhà sách Sài Gòn với nét mặt buồn buồn rồi bước vào hỏi thăm các cô bán sách về ông Khai Trí, các cô nói hình như ông đã mất cách đây đến hàng chục năm.

“Ông già Việt kiều” lại ra đứng ngắm trước cửa tiệm sách hồi lâu, lấy khăn giấy lau nước mắt, chắp tay hướng lên trên trời khẽ vái ba vái rồi đi. Không ai biết ông ta là ai cả…

Đọc chuyện xưa rồi ngẫm chuyện nay…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét