Chân dung một Bà chủ đồn điền Tây: Marguerite Souchère
FB Vuong VuCong - Chân dung một Bà chủ đồn điền Tây: Madame Janie-Marie Marguerite Bertin Rivière de la Souchère (1881-1963). Bà là Madame Souchère. Bà, khi còn là cô Janie-Marie Marguerite Bertin đã kết hôn với một sĩ quan hàng hải trẻ tuổi tên là Charles Rivière de la Souchère, họ kết hôn vào năm 1901. Năm 1904, Madame Souchère lúc đó 23 tuổi đã theo chồng đến Nam Kỳ - Việt Nam nơi chồng Bà được mời làm với công việc hoa tiêu dẫn tàu trên sông Sài Gòn.Janie-Marie nhanh chóng chán nản với sự ngột ngạt của cuộc sống thị dân ở thành phố. Vào năm 1909, Bà thuyết phục chồng mua 300 ha đất tại Long Thành một nơi cách Sài Gòn 55km về phía đông bắc. Năm sau đó, được hỗ trợ bởi một đội công nhân nhỏ, Bà đã đích thân làm việc để khai sinh ra đồn điền cao su từ một khu rừng.
Những nỗ lực ban đầu này không phải là không có vấn đề. Ngay từ đầu, những con hổ hoang dã đã tàn sát lực lượng lao động của bà, vào năm 1913 thì một trận hỏa hoạn lớn đã phá hủy toàn bộ vụ mùa của 50.000 cây cao su. Không nản lòng, Janie-Marie chỉ đơn giản là bắt đầu lại. Đến năm 1914 thì bà đã biến các đồn điền của “Plantations du Tan-Loc” thành mối quan tâm lớn của nhiều người.
Bi kịch xảy ra vào năm 1916, khi chồng bà - Charles đột ngột qua đời sau một trận ốm. Mặc dù đau lòng, Janie-Marie trở nên quyết tâm hơn bao giờ hết, bà dồn hết tâm huyết để làm cho đồn điền thành công & phát triển. Tên của Bà xuất hiện lần đầu tiên vào cuối năm đó trong hồ sơ sở hữu chính thức thay cho chồng mình - chủ sở hữu và giám đốc của Société des plantations des Hévéas de la Souchère. Đến năm 1917, Janie-Marie cũng đã trở thành thành viên nữ đầu tiên của Syndicat des planteurs de Caoutchouc (Hiệp hội điền chủ cao su) và của Phòng thương mại nông nghiệp Nam Kỳ (Chambre d’Agriculture de la Cochinchine).
Trong thập niên tiếp theo, công việc kinh doanh của Janie-Marie rất thịnh vượng. Đến đầu những năm 1920 thì nhà Souchère đã nắm giữ hơn 3.000 ha đất ở Long Thành và Xuân Lộc với một người quản lý đến từ châu Âu và lực lượng lao động địa phương tới hơn 800 người. Đồn điền được phân lô với đại lộ rộng và chứa đựng hơn 170.000 cây cao su, 25.000 cây dừa và 10.000 cây cà phê.
Là một người nói tiếng Việt thành thạo, Madame Souchère được mọi người rất yêu mến. Bà nhận được sự tôn trọng & lòng trung thành của tất cả các công nhân của mình, những người mà Bà đối xử như một đại gia đình.
Bà đã xây dựng một trung tâm y tế, một nhà trẻ, một trường tiểu học, một ngôi chùa và một nhà thờ trong đồn điền để họ sử dụng. Bà cũng có một biệt thự được xây dựng ở Cap Saint-Jacques (Vũng Tàu), nơi những người lao động bị bệnh có thể được gửi đến để nghỉ ngơi, an dưỡng và phục hồi sức khỏe.
Bà đã thiết lập một chương trình tiết kiệm cho nhân viên của mình và được cho là đã rất quan tâm đến lợi ích cá nhân của họ đến nỗi tên của bà - "Souchère" được hàng trăm gia đình người Annam tôn kính. Bà thậm chí còn trao 12.000 piastres (tiền Đông Dương) cho Tỉnh trưởng tại địa phương nơi đồn điền trú đóng để xây dựng một phòng khám thai sản và một trạm xá trên đồn điền hầu có thể được sử dụng bởi cộng một đồng rộng lớn hơn. Vào những năm 1920, Bà nhận nuôi một số trẻ mồ côi ở địa phương, họ sau này đã đến sống với Bà khi bà trở về Pháp.
Năm 1922, Bà trở thành Phó chủ tịch Hiệp hội những người trồng cao su. Cùng năm đó bà được trao giải thưởng Chevalier de la legion d'honneur vì những đóng góp của Bà cho nền kinh tế và các hoạt động từ thiện của mình đối với cộng đồng ở Long Thành và Xuân Lộc.
Madame Souchère cũng đã dành thời gian để vận động tích cực cho quyền của phụ nữ, vận động Hội đồng thuộc địa năm 1923 cho những phụ nữ Pháp và phụ nữ bản địa có thể được phép bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử..."
Khi gặp các vấn đề về tài chính do suy thoái kinh tế của các năm 1930-1933, tài sản của Bà khi đó có trị giá 2 triệu đồng Đông Dương đã bị Ngân hàng Đông Dương bán phát mãi với giá chỉ 100.000 đồng (Việc này chứng tỏ pháp luật thời đó minh bạch và Ngân hàng Pháp cũng chẳng nương tay gì với Bà - một người Pháp cả).
Vì sao Bà bị phá sản? Lý do một phần là Bà đã dùng quá nhiều tiền cho các khoản phúc lợi của công nhân và cộng đồng. Trong một cuộc phỏng vấn năm 1937 Bà đã nói:
... Thừa nhận rằng ngoài việc là nạn nhân của suy thoái kinh tế, Bà coi mình là lý do của một phần làm lên tình trạng khó khăn đó " Trong thời kỳ thịnh vượng, tôi đã trải qua các cảm giác xúc động với các dòng tiền và đã phân phối rất nhiều tiền cho các khoản phúc lợi. Không có gì là quá tốt, cũng không có gì là quá đắt".
Nhiều người khuyên Bà nên bán và rời đi, nhưng Bà quyết định ở lại với niềm tin rằng có thể vượt qua được cơn bão khủng hoảng. Và khi làm như vậy Bà đã mất tất cả.
Trong giai đoạn khó khăn này, Ngân hàng Đông Dương cho thấy không có sự khoan hồng đối với con nợ và họ không cần lãng phí thời gian để chiếm giữ bất động sản và các hình thức thế chấp khác khi con nợ vỡ nợ. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1933, toàn bộ đồn điền Souchère, trị giá năm 1929 với khoảng 2 triệu piastres, đã được bán cho ngân hàng chỉ với giá 100.000 piastres...
Khi đồn điền của Bà biến mất và biệt thự ở 169 rue Mac-Mahon cũng bị ngân hàng thu hồi, Madame Souchère đã thuê một căn hộ khiêm tốn tại 213 rue Catinat và bắt đầu kiếm việc làm. Trong vài năm sau đó, Bà làm việc với tư cách là đại diện của đại lý bất động sản, quản trị viên tại đồn điền Société des Plantations de Thai-Bình rộng 100 ha. Từ năm 1934 Bà là Thanh tra viên Phụ nữ Lao động cho chính phủ Nam Kỳ.
Đáng chú ý, đến năm 1936, Bà đã trả hết nợ và cuối năm đó thậm chí Bà còn có đủ tiền để mua một đồn điền cà phê và cao su nhỏ với diện tích 200 ha ở Biên Hòa.
Năm 1937, Hiệp hội điền chủ (Syndicat des planteurs) đã đề cử Madame Souchère làm Chủ tịch danh dự của họ tại một buổi lễ đặc biệt. Trong buổi lễ các diễn giả đã lưu ý về những bất hạnh trong quá khứ của Bà & họ đã phát biểu với ý phê phán ngân hàng Đông Dương: “Thật đau đớn khi phải lưu ý rằng ngân hàng nhà nước (Ngân hàng Đông Dương/Pháp) đã nêu ra một ví dụ về việc coi thường luật pháp, chiếm dụng tiền của con nợ vì lợi ích riêng của Ngân hàng và gây bất lợi cho cộng đồng”.
Madame Souchère trở lại Pháp vào đầu năm 1938, bà dành những năm cuối đời tại Seyne sur Mer ở vùng Provence-Alpes-Côte d’Azur. Năm 1952, Bà được tặng huân chương Bắc đẩu bội tinh hạng “Officier de la Légion d hèhonneur”. Sau năm 1954, Bà đã thu xếp việc hồi hương cho di hài của chồng mình và từ đó Bà cũng không bao giờ trở lại Đông Dương nữa.
Janie-Marie Bertin Rivière de la Souchère qua đời tại Grasse vào ngày 31 tháng 10 năm 1963 và được an táng tại nghĩa trang Seyne sur Mer".
---------------------
Có lẽ đây là nhân vật và nhân chứng sinh động nhất cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về giới chủ đồn điền và phu cao su thời VN còn là xứ thuộc địa. Bà, một điền chủ cá nhân thì đối xử với dân phu như vậy, còn các công ty thì như thế nào.
Hãy lấy đồn điền Michelin làm ví dụ, đồn điền này ngoài xây dựng các làng mới cho dân phu để ai cũng có nhà đất thì còn xây cả một bệnh viện rất lớn với các khu điều trị riêng cho nam và nữ ( xem ảnh dưới về nhà và nội thất trong nhà của dân phu thời 1930, có lẽ tới bây giờ cũng vẫn là ước mơ đối với công nhân cao su thời nay).
Các dân phu họ sống ra sao? ngoài các khẩu phần ăn được cấp với gạo, bột mì, cá, mỡ ăn, trà,... thì còn được các tiêu chuẩn về thuốc chữa bệnh và các loại vitamin bổ sung,... Một điều nữa là các công việc nặng nhọc thì đều được cơ giới hóa bằng máy móc, nên dân phu cũng đỡ vất vả hơn nhiều.
Vậy mà thời kỳ từ sau 1945 và cho tới cả bây giờ những dòng lịch sử này gần như bị xóa nhoà & được mô tả rất sai lệch. Học sinh vẫn chỉ được biết & học về thời kỳ này bằng mấy câu thơ của cụ "Lành" (Tố Hữu) qua số phận của các Culi / phu đồn điền được mô tả như này:
"Cha trốn ra Hòn-Gay cuốc mỏ,
Anh chạy vào Đất đỏ làm phu.
Bán thân đổi mấy đồng xu,
Thịt xương vùi gốc cao-su mấy tầng ..."
(Thơ, "30 năm đời ta có đảng", TH).
Hay:
Cao su đi dễ khó về,
Khi đi trai tráng, khi về bủng beo.
Cao su đi dễ khó về,
Khi đi mất vợ, khi về mất con.
Cao su xanh tốt lạ đời,
Mỗi cây bón một xác người công nhân.
Có đi mới biết Mê Kông,
Có đi mới biết thân ông thế này.
Mê Kông chôn xác hàng ngày,
Có đi mới biết bàn tay xu Bào
*Xu: tức là người kiểm soát (tiếng Pháp: surveillant).
http://www.historicvietnam.com/madame-de-la-souchere/...
https://vietnamnet.vn/.../ong-le-duc-anh-thoi-o-don-dien...
Có rất nhiều ảnh trong trang gốc này:
https://www.facebook.com/vuong.vucong.37/posts/2690713787653292
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét