Người thực thi pháp luật vi phạm pháp luật
FB Nguyễn Thông 29-6-2021 Theo lịch tây dương, hôm nay 29.6. Tháng này có 30 ngày, còn 2 ngày nữa mới chuyển sang tháng 7. Thời gian là thứ dòng chảy vô hình trôi miết, đều đều, không thay đổi, tuy nhiên có những người cảm thấy khi nhanh khi chậm. Người lĩnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng chẳng hạn, than sao cái tháng 6 dài quá là dài, thêm ngày 30 làm chi cho dầy tâm trạng ngóng đợi tiền còm.
Năm tháng trôi trong cơn dịch bệnh, nỗi lo “mắc dịch” khiến con người ta thờ ơ với nhiều thứ quan trọng. Chả hạn kể từ ngày 1.7 nhà nước chính thức bỏ sổ hộ khẩu. Còn chưa đầy 2 ngày, sổ hộ khẩu sẽ chính thức bị khai tử, chấm dứt sứ mệnh đầy tai tiếng của nó. Kể ra tới giờ mới bỏ là khí muộn, nhẽ ra phải chôn vùi nó lâu rồi, thổi cho nó điệu kèn đám ma tiễn vong lâu rồi.
Năm 2016, khi nhậm chức thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc có 2 tuyên bố rất đáng lưu ý, đóng cửa rừng và bỏ sổ hộ khẩu. Hai điều ấy ông đều không thực hiện được trong ngôi vị cầm đầu cơ quan hành pháp. Rừng tiếp tục bị phá, sổ hộ khẩu vẫn còn. Giờ ổng làm chủ tịch nước, nợ xấu giao cho người kế nhiệm, không chỉ rừng và sổ đinh, mà còn rất nhiều thứ, chẳng hạn BOT Cai Lậy, sân golf Tân Sơn Nhất, đường tàu Cát Linh-Hà Đông… cứ trơ trơ thách thức cùng tuế nguyệt. Ông Chính dọn đám rác này cũng đủ mệt.
Bỏ sổ hộ khẩu, dân đỡ được cái cùm cái ách, tháo được của tội của nợ đeo đẳng cuộc sống suốt mấy chục năm, chính xác là 2/3 thế kỷ. Cái sổ cùm ấy như thứ chứng tích về sự quản lý hành chính cực kỳ lạc hậu, bảo thủ, phi lý, dã man. Tuy nhiên, có điều cần nói.
Theo quy định của nhà nước, cụ thể của công an, từ ngày 1.7, công an sẽ thu hồi sổ hộ khẩu khi người dân làm các thủ tục về cư trú (đăng ký thường trú, tạm trú, tách hộ, xóa tên…). Nhà chức việc giải thích rằng từ nay chỉ quản lý bằng mã số định danh cá nhân qua căn cước công dân gắn chip, không cần sổ hộ khẩu nữa.
Vấn đề ở chỗ, không cấp sổ mới là hợp lý, bởi xóa bỏ sổ hộ khẩu thì cấp mới làm gì, nhưng tại sao lại thu, được quyền tự ý thu hồi sổ hộ khẩu của công dân?
Sổ hộ khẩu là thứ tài sản của dân. Khi dân làm thủ tục đăng ký thường trú đã phải nộp phí, lệ phí. Công an thay mặt nhà nước cấp cho dân sổ hộ khẩu theo chức trách được giao, và thu tiền, chứ đâu phải cho không, miễn phí. Nói tóm lại, dân phải bỏ tiền ra mua, nên nó là tài sản chính đáng của dân. Công an lấy quyền gì mà thu hồi.
Năm tháng trôi trong cơn dịch bệnh, nỗi lo “mắc dịch” khiến con người ta thờ ơ với nhiều thứ quan trọng. Chả hạn kể từ ngày 1.7 nhà nước chính thức bỏ sổ hộ khẩu. Còn chưa đầy 2 ngày, sổ hộ khẩu sẽ chính thức bị khai tử, chấm dứt sứ mệnh đầy tai tiếng của nó. Kể ra tới giờ mới bỏ là khí muộn, nhẽ ra phải chôn vùi nó lâu rồi, thổi cho nó điệu kèn đám ma tiễn vong lâu rồi.
Năm 2016, khi nhậm chức thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc có 2 tuyên bố rất đáng lưu ý, đóng cửa rừng và bỏ sổ hộ khẩu. Hai điều ấy ông đều không thực hiện được trong ngôi vị cầm đầu cơ quan hành pháp. Rừng tiếp tục bị phá, sổ hộ khẩu vẫn còn. Giờ ổng làm chủ tịch nước, nợ xấu giao cho người kế nhiệm, không chỉ rừng và sổ đinh, mà còn rất nhiều thứ, chẳng hạn BOT Cai Lậy, sân golf Tân Sơn Nhất, đường tàu Cát Linh-Hà Đông… cứ trơ trơ thách thức cùng tuế nguyệt. Ông Chính dọn đám rác này cũng đủ mệt.
Bỏ sổ hộ khẩu, dân đỡ được cái cùm cái ách, tháo được của tội của nợ đeo đẳng cuộc sống suốt mấy chục năm, chính xác là 2/3 thế kỷ. Cái sổ cùm ấy như thứ chứng tích về sự quản lý hành chính cực kỳ lạc hậu, bảo thủ, phi lý, dã man. Tuy nhiên, có điều cần nói.
Theo quy định của nhà nước, cụ thể của công an, từ ngày 1.7, công an sẽ thu hồi sổ hộ khẩu khi người dân làm các thủ tục về cư trú (đăng ký thường trú, tạm trú, tách hộ, xóa tên…). Nhà chức việc giải thích rằng từ nay chỉ quản lý bằng mã số định danh cá nhân qua căn cước công dân gắn chip, không cần sổ hộ khẩu nữa.
Vấn đề ở chỗ, không cấp sổ mới là hợp lý, bởi xóa bỏ sổ hộ khẩu thì cấp mới làm gì, nhưng tại sao lại thu, được quyền tự ý thu hồi sổ hộ khẩu của công dân?
Sổ hộ khẩu là thứ tài sản của dân. Khi dân làm thủ tục đăng ký thường trú đã phải nộp phí, lệ phí. Công an thay mặt nhà nước cấp cho dân sổ hộ khẩu theo chức trách được giao, và thu tiền, chứ đâu phải cho không, miễn phí. Nói tóm lại, dân phải bỏ tiền ra mua, nên nó là tài sản chính đáng của dân. Công an lấy quyền gì mà thu hồi.
Đừng nghĩ mình là người cấp, mình có liên quan thì mình muốn sao cũng được. Khi nó là tài sản chính đáng, trừ trường hợp dân đồng ý hiến, tặng, cho, biếu, thì hành động “thu hồi” là vi phạm pháp luật, chiếm đoạt tài sản của công dân. Công an muốn thu hồi, hãy chứng minh nó là tài sản của công an đi.
Sổ hộ khẩu khi còn hiệu lực thì là cái cùm cái ách, nhưng sau ngày 1.7 thì lại là thứ kỷ vật, kỷ niệm, chứng tích về một thời. Dân chúng sẽ giữ nó, bảo quản nó, truyền cho con cháu, để các thế hệ sau biết được tiền nhân đã chịu cuộc sống đè nén như thế nào. Nó có thể sẽ là vật quý hiếm, cũng như bây giờ ai giữ được chiếc biển số xe đạp hoặc tấm phiếu phân phối hàng tết vậy. Đòi thu hồi là rất vớ vẩn.
Đề nghị ông bộ trưởng công an ban ngay cái lệnh bãi bỏ thứ quy định ấy đi. Tới khi cuốn sổ hộ khẩu hoàn toàn mất tác dụng (ngày 31.12.2022) thì tự nó hoàn thành nhiệm vụ, còn nếu các vị cẩn thận, sợ thế lực thù địch lợi dụng, thì cứ cộp vào nó con dấu rõ to “hết tác dụng”. Thế là xong.
Sổ hộ khẩu khi còn hiệu lực thì là cái cùm cái ách, nhưng sau ngày 1.7 thì lại là thứ kỷ vật, kỷ niệm, chứng tích về một thời. Dân chúng sẽ giữ nó, bảo quản nó, truyền cho con cháu, để các thế hệ sau biết được tiền nhân đã chịu cuộc sống đè nén như thế nào. Nó có thể sẽ là vật quý hiếm, cũng như bây giờ ai giữ được chiếc biển số xe đạp hoặc tấm phiếu phân phối hàng tết vậy. Đòi thu hồi là rất vớ vẩn.
Đề nghị ông bộ trưởng công an ban ngay cái lệnh bãi bỏ thứ quy định ấy đi. Tới khi cuốn sổ hộ khẩu hoàn toàn mất tác dụng (ngày 31.12.2022) thì tự nó hoàn thành nhiệm vụ, còn nếu các vị cẩn thận, sợ thế lực thù địch lợi dụng, thì cứ cộp vào nó con dấu rõ to “hết tác dụng”. Thế là xong.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét