Lại mong triều đại Nguyễn Tấn Dũng đừng lặp lại nữa.
Tôi lưu bài dưới đây nhưng không đọc vì chắc chắn không có gì mới. Tôi lưu chỉ vì thích bình luận của GS Trần Hữu Dũng trên trang http://www.viet-studies.net/kinhte/ khi đọc bài này. GS viết: "Chống cái này! Làm cái kia! Ông này ra lệnh lung tung, như người ngồi cầm tay lái xe, bẻ sang trái, xoay bên phải, đạp phanh, đạp ga, bóp kèn inh ỏi... nhưng cái xe đang nằm cao trên bục sửa, không có máy! Và chung quanh thì... garage đang bốc cháy, dân chúng tán loạn!". Thời Ba Dũng làm thủ tướng, họp hành chỗ nào Ba Dũng cũng hô "quyết liệt, quyết liệt hơn nữa", và "quyết liệt" đã trở thành thương hiệu của ông ta. Ngồi họp nghe ông ta hô quyết liệt, tôi cứ nghĩ với chỉ đạo thế này thì đất nước sẽ quyết liệt xuống hố cả nút. Y như rằng chỉ sau gần 2 năm nắm quyền, Ba Dũng đã đưa nền kinh tế vào cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ thời cải cách giá lương tiền năm 1985. Nhưng đâu đã hết, nhân đà hắng hái quyết liệt, Ba Dũng còn chơi thêm hai cuộc khủng hoảng nữa trong các năm 2010 và 2012, buộc cụ Tổng phải đưa Ba Dũng ra Trung ương đề nghị thi hành kỷ luật. Sau Ba Dũng đến lượt Bảy Phúc, đi đâu ông Phúc cũng hô "đầu tầu", làm như đất nước là quả mít cho ông ta xoay tròn và đá văng mạng. Nhưng rất may là ông Phúc chỉ hô cho sướng miệng chứ không làm gì, đất nước cứ tà tà phát triển như con thuyền không lái đâm lại hay, đúng theo cơ chế kinh tế thị trường, nên tương đối ổn định. Bây giờ đến lượt ông Chính. Đúng chuẩn men tướng công an quyền uy oai như đại tướng Võ Nguyên Giáp năm xưa, đi đâu ông Chính cũng hô "thần tốc, thần tốc hơn nữa" nhưng chắc ông không hiểu thần tốc như thế nào vì sau đó toàn nói những câu trời ơi đất hỡi. Thần tốc hiểu nôm na là vô cùng nhanh chóng, nhanh chóng đến mức phi thường. Ở VN cơ sở vật chất nghèo nàn, quan trí thấp hơn dân trí trong khi dân trí thì xa sút xuống đáy sau hơn nửa thế kỷ thực hiện chính sách ngu dân..., thì thần tốc không khác gì anh nông dân cưỡi xe bò giục bò xông nhanh ra tiền tuyến, không khác gì chúng ta đã quyết tâm đi tắt đón đầu, quyết tâm xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa... để rồi bây giờ lại bắt đầu lại từ đầu. Thật chẳng biết nói gì hơn, chỉ xin lặp lại lời cầu mong tôi đã viết cách đây mấy hôm trên Blog này: Mong triều đại Nguyễn Tấn Dũng đừng lặp lại nữa.: Mong triều đại Nguyễn Tấn Dũng đừng lặp lại nữa.
Tôi lưu bài dưới đây nhưng không đọc vì chắc chắn không có gì mới. Tôi lưu chỉ vì thích bình luận của GS Trần Hữu Dũng trên trang http://www.viet-studies.net/kinhte/ khi đọc bài này. GS viết: "Chống cái này! Làm cái kia! Ông này ra lệnh lung tung, như người ngồi cầm tay lái xe, bẻ sang trái, xoay bên phải, đạp phanh, đạp ga, bóp kèn inh ỏi... nhưng cái xe đang nằm cao trên bục sửa, không có máy! Và chung quanh thì... garage đang bốc cháy, dân chúng tán loạn!". Thời Ba Dũng làm thủ tướng, họp hành chỗ nào Ba Dũng cũng hô "quyết liệt, quyết liệt hơn nữa", và "quyết liệt" đã trở thành thương hiệu của ông ta. Ngồi họp nghe ông ta hô quyết liệt, tôi cứ nghĩ với chỉ đạo thế này thì đất nước sẽ quyết liệt xuống hố cả nút. Y như rằng chỉ sau gần 2 năm nắm quyền, Ba Dũng đã đưa nền kinh tế vào cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ thời cải cách giá lương tiền năm 1985. Nhưng đâu đã hết, nhân đà hắng hái quyết liệt, Ba Dũng còn chơi thêm hai cuộc khủng hoảng nữa trong các năm 2010 và 2012, buộc cụ Tổng phải đưa Ba Dũng ra Trung ương đề nghị thi hành kỷ luật. Sau Ba Dũng đến lượt Bảy Phúc, đi đâu ông Phúc cũng hô "đầu tầu", làm như đất nước là quả mít cho ông ta xoay tròn và đá văng mạng. Nhưng rất may là ông Phúc chỉ hô cho sướng miệng chứ không làm gì, đất nước cứ tà tà phát triển như con thuyền không lái đâm lại hay, đúng theo cơ chế kinh tế thị trường, nên tương đối ổn định. Bây giờ đến lượt ông Chính. Đúng chuẩn men tướng công an quyền uy oai như đại tướng Võ Nguyên Giáp năm xưa, đi đâu ông Chính cũng hô "thần tốc, thần tốc hơn nữa" nhưng chắc ông không hiểu thần tốc như thế nào vì sau đó toàn nói những câu trời ơi đất hỡi. Thần tốc hiểu nôm na là vô cùng nhanh chóng, nhanh chóng đến mức phi thường. Ở VN cơ sở vật chất nghèo nàn, quan trí thấp hơn dân trí trong khi dân trí thì xa sút xuống đáy sau hơn nửa thế kỷ thực hiện chính sách ngu dân..., thì thần tốc không khác gì anh nông dân cưỡi xe bò giục bò xông nhanh ra tiền tuyến, không khác gì chúng ta đã quyết tâm đi tắt đón đầu, quyết tâm xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa... để rồi bây giờ lại bắt đầu lại từ đầu. Thật chẳng biết nói gì hơn, chỉ xin lặp lại lời cầu mong tôi đã viết cách đây mấy hôm trên Blog này: Mong triều đại Nguyễn Tấn Dũng đừng lặp lại nữa.: Mong triều đại Nguyễn Tấn Dũng đừng lặp lại nữa.
Thủ tướng: Chống cạnh tranh giữa tư nhân và nhà nước trong việc mua vắc xin
Dân trí - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh các giải pháp, mua vắc xin nhanh nhất, nhiều nhất có thể, chống cạnh tranh giữa tư nhân và nhà nước, chống tiêu cực, lợi ích nhóm trong việc mua vắc xin… Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh nội dung trên khi chủ trì Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống dịch Covid-19 chiều 21/6.Theo TTXVN, tại hội nghị, các ngành, địa phương đã thông tin về tình hình dịch Covid-19 trên phạm vi toàn quốc, cũng như tại các địa phương có dịch diễn biến phức tạp và nguy cơ phức tạp như Hà Nội, TPHCM, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Bình Dương.
Các địa phương cũng báo cáo về công tác phòng, chống dịch trên các địa bàn, nhất là các hoạt động xét nghiệm, truy vết, khoanh vùng, cách ly các địa điểm liên quan đến bệnh nhân mới mắc Covid-19; công tác giám sát, kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch tại một số điểm nóng
Nội dung khác được tập trung đề cập là công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; thực hiện Chiến lược vắc xin (nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, nhập khẩu, phân phối, tiêm vắc xin), tiến tới mục tiêu tạo miễn dịch cộng đồng; hoạt động ủng hộ công tác phòng, chống dịch, hỗ trợ các lực lượng trên tuyến đầu chống dịch, người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Ngoài ra, tình hình sản xuất - kinh doanh, bảo đảm thực hiện mục tiêu "kép" vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội; công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021... cũng là nội dung được Chính phủ xem xét.
Thủ tướng chỉ đạo các ngành đẩy mạnh các giải pháp, mua vắc xin nhanh nhất, nhiều nhất có thể.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự báo, có thể bùng phát bất cứ nơi nào, lúc nào. Do đó, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu không được chủ quan, lơ là mất cảnh giác và cần rút kinh nghiệm trong phòng, chống dịch để điều chỉnh cách làm, cách tiếp cận, phù hợp với tình hình mới.
Tuy nhiên, theo Thủ tướng, kết quả đạt được trong phòng, chống dịch là rất tích cực, Chính phủ biểu dương một số bộ, ngành, địa phương như Bộ Y tế, Hà Nội, các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang và đặc biệt là TPHCM đã có nhiều nỗ lực trong phòng, chống dịch nên tình hình có chiều hướng tốt, cần tiếp tục bảo vệ và phát huy thành quả.
Thủ tướng yêu cầu các ngành, địa phương xác định rõ mục tiêu là ngăn chặn, kiềm chế, đẩy lùi đợt bùng phát thứ 4 của dịch Covid-19, nhanh chóng ổn định tình hình, đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường, phục vụ "mục tiêu kép". Thủ tướng lưu ý tập trung hỗ trợ TPHCM, hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, nhất là tại các khu công nghiệp.
Thủ tướng nhắc lại quan điểm, các địa phương, nhất là người đứng đầu, phải phát huy cao độ hơn nữa tinh thần tự lực, tự cường, tự chủ, tự lo, tự chịu trách nhiệm với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định; sẵn sàng 4 tại chỗ, ứng phó phù hợp, không trông chờ, ỉ lại Trung ương, không mong đợi sự giúp đỡ của cơ quan, tỉnh bạn.
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thực hiện công thức "5K+ vắc xin", tiếp tục hoàn thiện ứng dụng công nghệ chặt chẽ, rộng rãi vào phòng, chống dịch Covid-19; phòng ngừa tích cực, phát hiện sớm, cách ly nhanh, điều trị hiệu quả, sớm ổn định tình hình; bao vây, phong tỏa diện hẹp, giãn cách diện rộng; không quá máy móc về đơn vị hành chính mà căn cứ vào tình hình dịch bệnh để thực hiện phong tỏa, cách ly, giãn cách linh hoạt và chỉ ở cơ sở; xét nghiệm nhanh, xét nghiệm sớm là chìa khóa dập dịch thành công…
Về thực hiện "Chiến lược vắc xin", người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo các ngành đẩy mạnh các giải pháp, mua vắc xin nhanh nhất, nhiều nhất có thể. Trong đó, các ngành lưu ý phải thống nhất một mối, phối hợp thật tốt để đảm bảo cấp phép, quản lý, đảm bảo chất lượng vắc xin; chống cạnh tranh giữa tư nhân và nhà nước; tiếp cận một cách bình đẳng, trong sáng vô tư; chống tiêu cực, lợi ích nhóm trong mua sắm sinh phẩm, vắc xin.
Yêu cầu đề ra là tiếp nhận, chuyển giao thần tốc hơn, mạnh mẽ hơn về công nghệ sản xuất vắc xin, nhanh chóng đưa sản phẩm vào thử nghiệm rộng rãi hơn; xây dựng cụ thể chiến dịch thần tốc tiêm vắc xin ở tất cả các tỉnh thành và các bộ, ngành.
Thủ tướng lưu ý, cần làm tốt hơn nữa công tác thông tin, truyền thông, kêu gọi người dân vào cuộc, truyền cảm hứng, động viên người dân, phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tuyên truyền thật bình đẳng cho các nguồn vắc xin để người dân không so bì, chờ đợi.
Vấn đề tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phòng, chống dịch, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần "3 không": không nói không có cơ chế chính sách, hành lang pháp lý; không được nói không có kinh phí (dù khó khăn, phải kêu gọi hỗ trợ nhưng phải dành nguồn lực để chống dịch); không nói không có sinh phẩm thiết bị.
Thủ tướng cũng giao các bộ, ngành và các địa phương xây dựng các phương án, kịch bản phòng, chống dịch Covid-19 và tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021 đảm bảo an toàn, đúng luật, hiệu quả, song giảm tốt đa sự phiền hà cho học sinh, phụ huynh.
Thái Anh
https://dantri.com.vn/xa-hoi/thu-tuong-chong-canh-tranh-giua-tu-nhan-va-nha-nuoc-trong-viec-mua-vac-xin-20210621212953198.htm
https://dantri.com.vn/xa-hoi/thu-tuong-chong-canh-tranh-giua-tu-nhan-va-nha-nuoc-trong-viec-mua-vac-xin-20210621212953198.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét