Ai muốn trở thành người thay đổi ?
Thượng đế sinh ra con người để con người hoạt động cho mình tiến bộ, cho cộng đồng tiến bộ và cho xã hội tiến bộ. Một chân lý giản đơn vậy nhưng người Việt dường như không hiểu nên không quan tâm đến những gì ngoài lao động như con thú để có ăn và tồn tại.Nhà thơ Lưu Quang Vũ đã từng viết:
Nếu anh không đốt lửa
Nếu tôi không đốt lửa
Nếu chúng ta không đốt lửa
Thì chẳng bao giờ bóng tối sẽ trở thành ánh sáng
GS Nguyễn Hưng Quốc đã viết về vấn đề này qua một số khái niệm sau:
IM LẶNG
Ở Việt Nam, không phải dân chúng không biết những cái xấu của chế độ. Tôi nghĩ ngay cả giới cán bộ cũng biết tất cả những cái xấu ấy. Biết, nhưng họ không nói. Tất cả đều im lặng. Mà đó là điều chính quyền mong muốn nhất. Có thể nói tất cả các tên độc tài đều mong muốn một điều ở dân chúng: Im lặng. Thấy bất công và áp bức: Im lặng. Bị chà đạp và bóc lột: Im lặng. Đối diện với nguy cơ bị mất chủ quyền: Cũng im lặng. Im lặng là khuất phục hoàn toàn.
Nếu anh không đốt lửa
Nếu tôi không đốt lửa
Nếu chúng ta không đốt lửa
Thì chẳng bao giờ bóng tối sẽ trở thành ánh sáng
GS Nguyễn Hưng Quốc đã viết về vấn đề này qua một số khái niệm sau:
IM LẶNG
Ở Việt Nam, không phải dân chúng không biết những cái xấu của chế độ. Tôi nghĩ ngay cả giới cán bộ cũng biết tất cả những cái xấu ấy. Biết, nhưng họ không nói. Tất cả đều im lặng. Mà đó là điều chính quyền mong muốn nhất. Có thể nói tất cả các tên độc tài đều mong muốn một điều ở dân chúng: Im lặng. Thấy bất công và áp bức: Im lặng. Bị chà đạp và bóc lột: Im lặng. Đối diện với nguy cơ bị mất chủ quyền: Cũng im lặng. Im lặng là khuất phục hoàn toàn.
“CÁI SỢ NÓ LÀM MÌNH HÈN”
Bị công an rình rập ngay trước cổng: Khổ. Nhưng bị công an theo dõi và hăm dọa ngay trong óc của mình lại càng khổ hơn nữa. Trong lúc chưa thể đánh đuổi bọn công an trước cổng, điều chúng ta, tất cả chúng ta, có thể làm được ngay lúc này là trừ khử những tên công an lấp ló TRONG ĐẦU.
Trừ khử, chưa đủ mạnh. Dùng lại chữ của Nguyễn Tuân, trong bài tùy bút “Lột xác” sau cách mạng tháng Tám, là “giết, giết hết. Thò đứa nào ở dĩ vãng hiện về đòi hỏi bất cứ một tí gì của mày bây giờ, là mày phải giết ngay.” Những “đứa” ở dĩ vãng ấy, với Nguyễn Tuân, là những trí thức tiểu tư sản; với chúng ta bây giờ, là những hình ảnh, nói theo chữ của Lê Đạt, thời Nhân Văn Giai Phẩm, “bục công an đặt giữa trái tim người”.
Chính những tên công an lẩn lút trong đầu óc ấy làm chúng ta sợ, và, nói theo lời của Nguyễn Minh Châu, trong bài “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa” nổi tiếng thời đổi mới (1987), “cái sợ nó làm mình hèn”.
Vâng, cái sợ nó làm mình hèn.
NGU DÂN
Vâng, cái sợ nó làm mình hèn.
NGU DÂN
Các chế độ toàn trị, từ Đức Quốc Xã đến cộng sản, đều tìm cách che mờ lý trí của con người. Đúng hơn, họ chỉ cho phép phát triển một loại lý trí: lý trí công cụ (instrumental reason) và triệt tiêu loại lý trí phê phán (critical reason).
Loại lý trí phê phán không ngừng đặt vấn đề, lật ngược vấn đề, cổ vũ sự hoài nghi, do đó, khuyến khích sự nổi loạn, có khuynh hướng chống lại mọi hình thức giáo điều và mọi sự độc tài.
Loại lý trí công cụ, ngược lại, ngoan ngoãn chấp hành mọi mệnh lệnh, không một chút thắc mắc: vấn đề duy nhất nó quan tâm là làm sao thực hiện mệnh lệnh một cách gọn gàng, nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Chỉ phát triển loại lý trí công cụ, thật ra, cũng là một cách ngu dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét