Lương không đủ sống, cơm thiếu thịt
LĐO 25/06/2021 Từ vụ Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ cao Minh Quân (nay đã đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Hà Nội) nợ lương của hàng trăm công nhân mới thấy được lương của công nhân vệ sinh môi trường rất "hẻo". Dù làm việc trong môi trường độc hại nhưng thu nhập của họ chỉ quanh quẩn ở mức 5 triệu - 7 triệu đồng/tháng. Mức lương này được cho là khá thấp khi hầu hết họ đều sinh sống ở Hà Nội. Những công nhân vệ sinh môi trường phải xoay sở đủ kiểu để lo cho cuộc sống.Bà Đào Thị Tình làm công nhân môi
trường đã 5 năm nay. Ảnh: Lương Hạnh
1 suất lương 3 miệng ănBà Đào Thị Tình (sinh năm 1971) quê tại xã La Phù, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội làm công nhân vệ sinh môi trường Công ty Minh Quân đã 5 năm nay. Bà Tình hiện đang sống với 2 đứa cháu ngoại, một bé mắc bệnh suy thận. Từ nhiều năm nay, bà Tình chưa một ngày được nghỉ ngơi. Với mức lương hơn 5 triệu đồng một tháng, bà phải lo cho 3 miệng ăn.
Được biết, khi làm làm công nhân vệ sinh môi trường Công ty Minh Quân, bà Tình bị nợ lương liên tục trong 4 tháng. Trong thời gian bị nợ lương, bà Tình phải đi vay mượn khắp nơi để trang trải cuộc sống và có tiền chữa bệnh cho cháu. Con gái bà xin đi rửa bát thuê, làm đủ mọi nghề nhưng cũng không thấm vào đâu. Căn nhà 3 bà cháu ở tồi tàn, dột nát và phải tiết kiệm từng bữa ăn mới đủ sống.
Còn bà Nguyễn Thị Lan (sinh năm 1974) – công nhân vệ sinh môi trường trú tại quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội cũng chật vật để lo cho cuộc sống hiện tại.
Bữa cơm gia đình bà Nguyễn Thị Lan hiếm khi có thịt để ăn. Ảnh: Lương Hạnh
Bà Lan đã làm công nhân vệ sinh môi trường được 16 năm, công việc hàng ngày bắt đầu từ 11h đêm đến 5h sáng. Bà Lan chia sẻ, công việc này rất độc hại, nguy hiểm và không phải ai cũng có thể làm được. Theo bà Lan, đã có nhiều người xin vào làm cùng bà, nhưng cùng lắm chỉ được vài ba hôm là bỏ việc vì không chịu được nguy hiểm, nặng nhọc, mùi hôi thối.
Bà Lan có hai cậu con trai, một cháu đang chuẩn bị bước vào đại học, 1 cháu học cấp 3. Với mức lương 4,9 triệu đồng/ tháng, bà Lan chỉ đủ đóng tiền học phí cho 2 con. Bữa cơm gia đình bà Lan hiếm khi có thêm miếng thịt.
Bà Lan đã làm công nhân vệ sinh môi trường được 16 năm, công việc hàng ngày bắt đầu từ 11h đêm đến 5h sáng. Bà Lan chia sẻ, công việc này rất độc hại, nguy hiểm và không phải ai cũng có thể làm được. Theo bà Lan, đã có nhiều người xin vào làm cùng bà, nhưng cùng lắm chỉ được vài ba hôm là bỏ việc vì không chịu được nguy hiểm, nặng nhọc, mùi hôi thối.
Bà Lan có hai cậu con trai, một cháu đang chuẩn bị bước vào đại học, 1 cháu học cấp 3. Với mức lương 4,9 triệu đồng/ tháng, bà Lan chỉ đủ đóng tiền học phí cho 2 con. Bữa cơm gia đình bà Lan hiếm khi có thêm miếng thịt.
Trong thời gian bị nợ lương ở Công ty Minh Quân, bà Lan phải làm thêm rất nhiều việc vất vả khác để nuôi con ăn học.
Bà Lan cũng là một trong những công nhân môi trường bị Công ty Minh Quân nợ lương. Bà đã cùng với nhiều công nhân khác làm đơn để lấy lại tiền lương song vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng.
Sau khi nghỉ việc tại công ty này, cả bà Tình và bà Lan đã xin vào Công ty Môi trường đô thị Hà Nội Urenco tiếp tục công việc.
Được trả lương trên cơ sở nào?
Trao đổi với PV Lao Động, ông Phạm Văn Đức - Phó Tổng Giám đốc Công ty Môi trường đô thị Hà Nội - URENCO cho biết, hiện công ty có khoảng 1.300 công nhân vệ sinh môi trường làm việc thủ công, lương bình quân cho công nhân môi trường ở mức 6,9 triệu đồng/tháng (bao gồm ăn ca).
Mức lương công ty chi trả cho người lao động dựa trên cơ sở khối lượng công việc được giao tương ứng với tiền lương người lao động được hưởng. Ngoài ra, mức lương dựa vào kết quả hoàn thành công việc, theo đó công ty sẽ chấm điểm trên cơ sở xếp loại hoàn thành công việc.
Cũng theo ông Phạm Văn Đức, hiện nay, đơn giá nhân công của gói thầu được tính theo mức lương cơ sở tại thời điểm trúng thầu. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện gói thầu, nhà nước cũng có những điều chỉnh thay đổi mức lương cơ sở hàng năm.
Bậc thợ bình quân của công nhân vệ sinh môi trường theo đơn giá hiện nay tính thep Bậc 3/7 nhóm II tương ứng hệ số 2,31, qua đó lương công nhân chỉ đạt 5.682 triệu đồng/tháng. "Để đảm bảo đời sống của công nhân lao động, công ty đề xuất nâng bậc thợ bình quân theo đơn giá lên Bậc 4/7 nhóm II tương ứng hệ số 2,71" - ông Đức nói.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Chính sách Pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho hay, công nhân vệ sinh môi trường nên thoả thuận, đề xuất với người sử dụng lao động để có mức lương cũng như trợ cấp hợp lý. Cần xây dựng thang bảng lương phù hợp với nhóm công việc nặng nhọc, độc hại mà công nhân vệ sinh môi trường phải làm mỗi ngày.
Bà Lan cũng là một trong những công nhân môi trường bị Công ty Minh Quân nợ lương. Bà đã cùng với nhiều công nhân khác làm đơn để lấy lại tiền lương song vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng.
Sau khi nghỉ việc tại công ty này, cả bà Tình và bà Lan đã xin vào Công ty Môi trường đô thị Hà Nội Urenco tiếp tục công việc.
Được trả lương trên cơ sở nào?
Trao đổi với PV Lao Động, ông Phạm Văn Đức - Phó Tổng Giám đốc Công ty Môi trường đô thị Hà Nội - URENCO cho biết, hiện công ty có khoảng 1.300 công nhân vệ sinh môi trường làm việc thủ công, lương bình quân cho công nhân môi trường ở mức 6,9 triệu đồng/tháng (bao gồm ăn ca).
Mức lương công ty chi trả cho người lao động dựa trên cơ sở khối lượng công việc được giao tương ứng với tiền lương người lao động được hưởng. Ngoài ra, mức lương dựa vào kết quả hoàn thành công việc, theo đó công ty sẽ chấm điểm trên cơ sở xếp loại hoàn thành công việc.
Cũng theo ông Phạm Văn Đức, hiện nay, đơn giá nhân công của gói thầu được tính theo mức lương cơ sở tại thời điểm trúng thầu. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện gói thầu, nhà nước cũng có những điều chỉnh thay đổi mức lương cơ sở hàng năm.
Bậc thợ bình quân của công nhân vệ sinh môi trường theo đơn giá hiện nay tính thep Bậc 3/7 nhóm II tương ứng hệ số 2,31, qua đó lương công nhân chỉ đạt 5.682 triệu đồng/tháng. "Để đảm bảo đời sống của công nhân lao động, công ty đề xuất nâng bậc thợ bình quân theo đơn giá lên Bậc 4/7 nhóm II tương ứng hệ số 2,71" - ông Đức nói.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Chính sách Pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho hay, công nhân vệ sinh môi trường nên thoả thuận, đề xuất với người sử dụng lao động để có mức lương cũng như trợ cấp hợp lý. Cần xây dựng thang bảng lương phù hợp với nhóm công việc nặng nhọc, độc hại mà công nhân vệ sinh môi trường phải làm mỗi ngày.
ĐỖ PHƯƠNG
https://laodong.vn/cong-doan/luong-khong-du-song-com-thieu-thit-924297.ldo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét