Nhà hàng sang trọng: ‘đồ ăn bé tí’ trên chiếc đĩa ‘siêu to’
Có một câu nói đùa khi ăn tại các nhà hàng sang trọng là: “Chẳng có gì trên đĩa, nhưng có mọi thứ trên hoá đơn”. Vậy lý do tại sao mà các nhà hàng lớn lại bày phần ăn “bé tí” trên những chiếc đĩa to như vậy? Mặc dù có vẻ bất công, nhưng với những người sành ăn thì không ai phàn nàn nhiều về chuyện ấy cả. Những lý giải sau đây chính là câu trả lời dành cho bạn.Nhà hàng sang trọng thường
bày những món ăn "ít ỏi" trên đĩa
Chắc hẳn nhiều người sẽ cảm thấy thắc mắc khi xem những bộ phim nước ngoài, có phân cảnh mà các nhân vật vào nhà hàng hạng sang dùng bữa, trên bàn chỉ bày “chút xíu” đồ ăn lên những chiếc đĩa “siêu to”, hoặc đồ ăn được chia làm nhiều miếng nhỏ và được sắp xếp trên đĩa, chứ không bao giờ có cảnh thức ăn chất đầy ắp và "trù phú" như những nhà hàng thông thường. Đôi khi còn khiến cho bạn cảm giác như chỉ có “một tí” đồ ăn nằm “trơ trọi” trên bàn, và tự hỏi rằng làm sao người ta có thể no bụng với chút ít đồ ăn như vậy?.
Tuy nhiên, đây là phong cách chung của các nhà hàng hạng sang. Thực tế là, không có nhiều lý giải chính thức từ các nhà hàng xoay quanh vấn đề này, nhưng một số lý do như sau có thể cho bạn câu trả lời.
1) Giá cả và độ hiếm của nguyên, vật liệu
Giá cả ở các nhà hàng lớn khá đắt đỏ. Để giữ hình tượng, hầu như các nhà hàng hạng sang chỉ lấy nguyên liệu từ những nguồn "xa xỉ" nhất. Các món như trứng cá tầm, nấm truffles sẽ luôn có giá "trên trời", và thịt bò thì sẽ là những miếng thịt có “vân cẩm thạch” hạng prime.
Đây có thể được xem là “nguyên nhân” khiến phần ăn “ít ỏi “ - do nguyên liệu trong nhà hàng rất hiếm và có giá rất cao.
2) Nhỏ là ‘sang’ và ‘duyên’
Không phải món ăn nào cũng dùng những nguyên liệu “hiếm”, có những món "bình dân" làm từ rau củ quả. Những nguyên liệu chính trong ấy không thể đắt đến mức cho ra phần ăn bé tí như vậy được, phải không?
Nhưng bởi vì quan điểm của những “khách hạng sang” là “không phải đến nhà hàng là để ăn cho no”. Họ đến để thưởng thức khẩu vị món ăn, xuất phát từ tay nghề điêu luyện của các đầu bếp chuyên nghiệp.
Ngoài ra, người ta chỉ ăn ở các nhà hàng này vào những dịp đặc biệt như tiệc tối lãng mạn, kỷ niệm, họp mặt công việc... Và trong mắt nhiều người thì việc thức ăn “chất đống” thật ra thiếu sự sang trọng và “kém duyên”.
Có thể thấy, hầu như không bao giờ có thức ăn thừa trên những chiếc đĩa trong nhà hàng hạng sang, thực khách sẽ “ăn hết” cả nước sốt trên đĩa, vì phần ăn quá ít, và điều đó sẽ khiến khung cảnh trông gọn gàng và sạch sẽ hơn.
3) Thiết kế và thẩm mỹ
Một thực tế ở các nhà hàng lớn là họ chú trọng thẩm mỹ và nghệ thuật trình bày món ăn. Thậm chí, có thể ví von rằng chúng như những “bức tranh” được vẽ bằng các nguyên liệu thực phẩm, bằng tài năng nấu nướng và cả kỹ năng trang trí của người đầu bếp.
Nếu như trên đĩa đã đầy ắp thức ăn thì bạn sẽ khó lòng có thể “tô vẽ” cho chúng đẹp mắt. Do đó, đầu bếp sẽ luôn phải chừa ra một khoảng trống trên đĩa trắng để trang trí bằng các loại rau hoặc nước sốt. Đây cũng là một trong những nghệ thuật ẩm thực.
4) Phong cách
Trang trí món ăn sẽ thể hiện phong cách riêng của mỗi nhà hàng (Ảnh: Pixabay)
Gu thẩm mỹ trong ẩm thực ở mỗi nhà hàng sẽ tạo nên sự khác biệt và phong cách riêng, cũng là một cách để xây dựng thương hiệu. Có thể nói, cách này cho đến bây giờ vẫn rất hiệu quả, bởi vì khi nhìn những món ăn ít ỏi trên đĩa to, chúng ta đều sẽ nhận ra đây thuộc về nhà hàng hạng sang.
Trong khi nhìn những chiếc đĩa “đầy đặn” hơn, thì sẽ biết rằng đó là các chuỗi thức ăn nhanh hoặc nhà hàng bình dân.
Gu thẩm mỹ trong ẩm thực ở mỗi nhà hàng sẽ tạo nên sự khác biệt và phong cách riêng, cũng là một cách để xây dựng thương hiệu. Có thể nói, cách này cho đến bây giờ vẫn rất hiệu quả, bởi vì khi nhìn những món ăn ít ỏi trên đĩa to, chúng ta đều sẽ nhận ra đây thuộc về nhà hàng hạng sang.
Trong khi nhìn những chiếc đĩa “đầy đặn” hơn, thì sẽ biết rằng đó là các chuỗi thức ăn nhanh hoặc nhà hàng bình dân.
5) Của ‘hiếm’ là của ‘quý’
Tâm lý con người hay bị hấp dẫn bởi những gì “hiếm”. Những gì “ít” thường được xem là “quý”. Nếu đó là món có thể thấy nhan nhản ở bất kì đâu, thì ta sẽ không xem trọng nó, song nếu là “món hiếm” thì tự dưng lại trở nên quý giá vô cùng. Các nhà hàng hạng sang cũng dựa vào tâm lý này để khiến món ăn của họ trông hấp dẫn hơn.
Ngoài ra, dù món ăn ngon đến đâu nhưng khi bạn ăn quá nhiều, đến lúc vượt một ngưỡng nào đó thì món ăn sẽ trở nên quen thuộc và thậm chí là ngán.
Đây cũng là một "chiến thuật" của các nhà hàng, khiến món ăn của họ luôn để lại ấn tượng "thèm thuồng" do “ăn chưa đủ”. Bởi vì khi vị giác của bạn còn chưa kịp cảm thấy đồ ăn quen thuộc, thì chúng đã hết sạch rồi.
Tâm lý con người hay bị hấp dẫn bởi những gì “hiếm”. Những gì “ít” thường được xem là “quý”. Nếu đó là món có thể thấy nhan nhản ở bất kì đâu, thì ta sẽ không xem trọng nó, song nếu là “món hiếm” thì tự dưng lại trở nên quý giá vô cùng. Các nhà hàng hạng sang cũng dựa vào tâm lý này để khiến món ăn của họ trông hấp dẫn hơn.
Ngoài ra, dù món ăn ngon đến đâu nhưng khi bạn ăn quá nhiều, đến lúc vượt một ngưỡng nào đó thì món ăn sẽ trở nên quen thuộc và thậm chí là ngán.
Đây cũng là một "chiến thuật" của các nhà hàng, khiến món ăn của họ luôn để lại ấn tượng "thèm thuồng" do “ăn chưa đủ”. Bởi vì khi vị giác của bạn còn chưa kịp cảm thấy đồ ăn quen thuộc, thì chúng đã hết sạch rồi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét