Mong thời đại Nguyễn Tấn Dũng đừng lặp lại nữa
Nghe Đương kim Thủ tướng nói câu này (xem ảnh: "nghiên cứu cơ chế nhà nước thu phí đối với các tuyến đường do nhà nước đầu tư") đủ biết là trình độ về quản lý kinh tế của ông ta chỉ ngang tầm Nguyễn Tấn Dũng năm xưa. Nhìn ra thế giới không có bất cứ nhà nước nào thu phí người dân đi qua các tuyến đường do nhà nước đầu tư. Nhìn lại lịch sử 4000 năm, cũng không có bất cứ chế độ nào ở VN, từ phong kiến, pháp thuộc, nhật thuộc... đến chính quyền Sài Gòn trước 1975, làm điều thất đức thế cả.
Hồi bác Khải làm thủ tướng, Ba Dũng làm phó TT Thường trực, anh em cán bộ thường nói với nhau: Đất nước chưa bao giờ lạ lùng như bây giờ. Cấp dưới trình cái gì Thủ tướng cũng không dám ký, ngược lại, Phó TT được đưa trình cái gì ký luôn cái đấy, nhưng ký cái gì sai cái đấy.
Hậu quả đã rõ: tăng trưởng kinh tế thời bác Khải rất ỳ ạch, còn thời Ba Dũng làm thủ tướng nền kinh tế khủng hoảng toàn diện, xã hội tan hoang, người dân điêu đứng.
Mong rằng thời đại Nguyễn Tấn Dũng đừng lặp lại nữa. Nước sắp mất, nhà sắp tan, nhân dân VN khốn khổ lắm rồi.
Mong rằng thời đại Nguyễn Tấn Dũng đừng lặp lại nữa. Nước sắp mất, nhà sắp tan, nhân dân VN khốn khổ lắm rồi.
PS: Thấy bác Đại Định (TS Tạ Đình Thính, nguyên Vụ trưởng Văn phòng Trung ương Đảng) đặt câu hỏi cuối bài đăng trên FB, tôi viết thêm mấy dòng.
Việc dùng tiền ngân sách đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông thực chất là dùng tiền thuế do người dân đóng góp. Do vậy, sẽ hoàn toàn trái với lô gíc kinh tế khi người dân chung nhau góp tiền xây dựng đường (thông qua trung gian nhà nước) rồi khi đi qua lại phải trả tiền. Thông thường nhà nước sẽ tiếp tục thu thuế để dùng tiền đó bảo trì đường bộ và dân qua lại hoàn toàn miễn phí, nhưng trong một số trường hợp việc thu thuế khó khăn, nhà nước có thể thu phí bảo trì đường bộ thay thế.
Tuy nhiên, theo chỉ đạo trên của ông Thủ tướng thì người tham gia giao thông sẽ vừa phải nộp phí bảo trì đường bộ, vừa phải nộp phí khi lưu thông trên các tuyến đường cao tốc được đầu tư chính từ nguồn thu thuế của người dân. Rõ ràng là điều vô lý. Sợ rằng cứ đà này, ở VN chỗ nào cũng sẽ có BOT chặn đường thu tiền dân qua lại.
Nhà nước đang muốn nền kinh tế phát triển nhanh và lành mạnh, trong khi lại đặt ra rất nhiều thứ thuế và phí, y như quả núi khổng lồ đang “đè” lên cuộc sống của người dân và triệt tiêu khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thu phí với những tuyến đường do Nhà nước đầu tư cũng sẽ khiến cho mục tiêu giảm chi phí logistics càng trở nên khó khăn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Do vậy, việc nhà nước thu phí đối với các tuyến đường do nhà nước đầu tư sẽ không những thiếu công bằng với dân mà còn gây ra tình trạng phí chồng phí và ngăn cản sự phát triển của đất nước. Thực tế, Quỹ Bảo trì đường bộ hiện đã được thu theo đầu phương tiện và người dân đã phải đóng không thiếu đồng nào.
Đặc biệt, ở thời điểm này, những vấn đề bức xúc của trạm thu phí BOT còn chưa giải quyết được triệt để, nhiều trạm BOT còn đang chờ Nhà nước bỏ kinh phí ra mua lại do các vướng mắc không thể tháo gỡ. Trong khi đó, đại dịch Covid đang đẩy người dân đến bước đường cùng. Do vậy, việc thu phí với những tuyến đường do Nhà nước đầu tư nếu triển khai, chắc chắn sẽ làm gia tăng những bức xúc trong dư luận, làm mất niềm tin của người dân đối với Chính phủ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét