Chính phủ thuộc địa và chính phủ của Dân
FB Thái Hạo 18-6-2021 Một trong những câu chuyện gây ấn tượng nhất với tôi, như đã có lần tôi kể trong bài viết “Đời sống của công nhân VN”, đó là tình trạng công nhân cao su thời Pháp thuộc qua lời một bà cụ. Bà cụ người gốc miền nam, nay đã ngoài 90. Câu chuyện khác xa với những gì mà nhà trường đã từng mang vào đầu óc chúng tôi.Đã 10 năm rồi nhưng tôi còn nhớ như in, bà cụ kể rằng, ngày xưa một người đi làm cho đồn điền của Pháp thì thường không phải tiêu đến lương tháng, tiền ấy dùng để mua vàng để dành vì họ đã cấp đủ gạo, mắm, muối, đường và các nhu yếu phẩm đủ cho cả nhà dùng; con đi học không mất tiền, thậm chí còn “bị bắt” uống sữa và các loại vitamin, được tiêm chủng miễn phí định kì. Mỗi đêm, sẽ có xe tới tận ngã ba đón và chở tất cả công nhân vào nông trường; làm xong thì xe của nông trường lại chở về nhà. Mỗi công nhân cao su chỉ phải làm 1 công đoạn, ai trút mủ thì chỉ trút mủ, ai làm vệ sinh thì chỉ làm vệ sinh.
Nói chung đời sống của công nhân rất tốt chứ không thảm hại như bây giờ. Và cũng không giống như câu ca mà sách vở nhà trường vẫn tuyên truyền trước đây “Cao su đi dễ khó về”!
Bà cụ, người kể cho tôi nghe những điều này, nay còn sống khỏe mạnh và minh mẫn. Và tôi nghĩ, một bà già, trước đã dành suốt một cuộc đời để nuôi nấng đàn con cháu, không hề quan tâm hay có ý niệm gì về chính trị, chắc bà không có lý do gì (và cũng không thể nghĩ ra) nhằm hạ bệ ai đó bằng cách đề cao một đối tượng khác. Đó chỉ là câu chuyện của ký ức vô tư và có phần “tiếc nuối” theo kiểu người già.
Câu chuyện ấy không những gây “choáng” cho tôi mà còn để lại biết bao nhiêu hoài nghi cần giải đáp. Tôi nhớ, trong truyện ngắn ”Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao cũng có 1 chi tiết về việc con trai lão bỏ nhà ra đi, vào Nam làm công nhân cao su cho người Pháp. Vì nghèo khó mà người yêu đi lấy chồng mất, anh con trai phẫn chí, “Ngay mấy hôm sau, nó ra tỉnh đến sở mộ phu, đưa thẻ, ký giấy xin đi làm đồn điền cao su…”
Còn đây là lời con lão nói với cha mình: “Con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm!…”. Rõ ràng, không phải vô cớ mà anh con trai ấy chọn đồn điền cao su của Pháp để “có bạc trăm”, đặng đổi đời?
Tóm lại, hình như cái chính phủ thuộc địa ấy cũng biết lo cho dân thuộc địa chứ không phải chỉ có “bóc lột đến tận xương tủy” không thôi?
Cho dù sự thật là gì thì nó cũng rất cần được minh bạch. Nhân đây, ai có tư liệu gì trung tính khách quan hay các nhân chứng lịch sử về sự kiện này, xin chia sẻ giùm.
ồ vậy thì Thái Hạo và các fen của Phú Lang Sa nên xuyên không trở về thời thuộc địa để được sống cuộc sống sung sướng mà các ông chủ Phú Lang Sa ban tặng.
Trả lờiXóa