Thứ Ba, 18 tháng 8, 2020

Ai xin lỗi, xin lỗi ai?

“Tranh công chối tội” là đặc tính của các quan chức cộng sản thời nay. Họ là những người đang nắm giữ quyền lực tuyệt đối nên luôn luôn có thể tự cho phép mình quyền được làm những điều theo ý chí và sở thích riêng bất cần luật pháp hoặc tự đặt ra những điều luật cho phép bản thân mình được làm những điều đó một cách hợp pháp. Cho nên đối với họ, làm sai đâu cần phải xin lỗi và pháp luật dường như không tồn tại. Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, đã từng nói cách đây chưa lâu:“Nếu chính quyền sai thì nhận lỗi trước dân, nếu dân sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật...”. Như vậy các ông làm sai thì đều không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nên các ông có thể làm sai thoải mái. Vì thế, câu nói nổi tiếng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” chỉ là hình thức cho vui tai chứ không có giá trị thực tế trong điều kiện hiện nay. Nói đến xin lỗi, mình lại nhớ người dân đang chờ trong vô vọng Thủ tướng Phúc mở lời xin lỗi việc đưa người nổi tiếng đồng hương Quảng Nam đang sống (nhà văn Nguyên Ngọc) và một số nhà văn khác lên bàn thờ cách đây khoảng 1 tháng.
Ai xin lỗi, xin lỗi ai?
fb Tạ Duy Anh 18-8-2020 - 
Xin lỗi là một hành xử văn hóa cao cấp, phải là những người có đạo đức, có học vấn cao, được giáo dục hết sức nghiêm ngặt về lòng tự trọng, về phẩm giá, về thái độ kính trọng nhân dân và tổ tiên… mới có nhu cầu và mới có thể thực hành được. Vì thế, đòi hỏi một quan chức Việt Nam làm điều đó là không thực tiễn, trước hết vì quá sức họ tới cả trăm lần. Việc nhận lỗi của cán bộ thuộc diện cao cấp cũng phải chờ Ban bí thư họp quyết định, không nhanh được.
Hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người
Thủ tướng Nhật cúi đầu xin lỗi người dân Nhật
Trần Bình Minh, Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam
Hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản
– Trong vòng 2 năm, 2018 và 2019, thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo phải 4 lần lên truyền hình, cúi gập người xin lỗi người dân Nhật vì những việc mà ông thấy trách nhiệm thuộc về mình, trong đó có việc dẫn sai số liệu do nhân viên (Ở Việt Nam gọi chung là ‘Thằng đánh máy’) chuẩn bị.

– Hầu như đời Tổng thống Hàn Quốc nào cũng vài lần tay ấp lên ngực, đầu cúi gập, xin lỗi người dân Hàn, đôi khi chỉ là tiến cử sai một quan chức vào chính phủ. Mới đây nhất ông Tổng thống đã phải xin lỗi vì cấp phát khẩu trang chậm chễ trong chống dịch Covid Tầu.

– Năm 2018, tổng thống Pháp lên truyền hình xin lỗi người dân Pháp vì để xảy ra tình trạng lộn xộn (biểu tình của những người áo vàng).

– Còn đây là lời xin lỗi trong nước mắt (vì cảm thấy xấu hổ) của Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern vì cái chết của nữ du khách 22 tuổi người Anh, Grace Millane: “Nhân danh đất nước New Zealand, tôi muốn gửi lời xin lỗi tới gia đình Grace. Con gái các bạn đáng nhẽ phải được an toàn ở đây nhưng không phải vậy và tôi thành thực xin lỗi vì điều này“.

– Tháng hai năm nay, tại Thái Lan xảy ra vụ một quân nhân xả súng vào người dân ở một trung tâm thương mại, ông Tổng tư lệnh quân đội hoàng gia Thái Lan Apirat Kongsompong lập tức cất lời xin lỗi toàn thể người dân: “Tôi, với tư cách tổng tư lệnh quân đội, mong muốn được gửi lời xin lỗi và chia buồn vì vụ việc do một binh sĩ của quân đội gây ra”.

– Gần như cùng thời gian, Công chúa Ubolratana Rajakanya Sirivadhana Barnavadi, lên tiếng xin lỗi vì đã gây ra “vấn đề” cho người dân Thái trước cuộc bầu cử: “Tôi xin lỗi khi ý định làm việc cho đất nước và người dân Thái của tôi (nhưng) lại gây ra những vấn đề mà lẽ ra không nên xuất hiện trong thời đại này“.

Vài liệt kê chuyện xin lỗi, nhân xảy ra sự cố ‘Ký sinh trùng’ ở Đài truyền hình Việt Nam khiến dư luận phẫn nộ. Sự phẫn nộ ban đầu là do Nhà đài đã hỗn láo xúc phạm những người buôn thúng bán mẹt. Về sau, sự phẫn nộ chủ yếu do lãnh đạo Nhà đài, ông Trần Bình Minh, biết rõ lỗi nghiêm trọng nhưng không (hoặc chưa thấy) mở miệng xin lỗi khán thính giả cả nước.

Vì sao chỉ có mỗi việc mở miệng xin lỗi mà lại khó như lên trời thế? Có ba giả định.

Thứ nhất: Xin lỗi là một hành xử văn hóa cao cấp, phải là những người có đạo đức, có học vấn cao, được giáo dục hết sức nghiêm ngặt về lòng tự trọng, về phẩm giá, về thái độ kính trọng nhân dân và tổ tiên… mới có nhu cầu và mới có thể thực hành được. Vì thế, đòi hỏi một quan chức Việt Nam làm điều đó là không thực tiễn, trước hết vì quá sức họ tới cả trăm lần.

Nhưng có còn có một lý giải khác, (giả định thứ hai): Bọn quan chức tư bản làm quan là vì bản thân chúng, nên khi sai chúng phải xin lỗi, là lẽ đương nhiên. Còn làm chiến sỹ cộng sản tiên phong, hy sinh vì cả nhân loại, như Tố Hữu đã viết: “Ta vì ta ba chục triệu con người/ Cũng vì ba ngàn triệu (ba tỷ, giờ là gần tám tỷ) trên đời” thì sao phải xin lỗi.

Mao giết người còn hơn giết muỗi, cỡ bốn chục triệu, nhưng có xin lỗi người dân Trung Quốc không? Cứt nhé. Vài chục triệu chứ cả trăm triệu mống cũng ăn thua gì. Polpot và đồng bọn có xin lỗi dân chết và dân sống Campuchia không? Cứt nhé. Khi ra tòa, thái độ của họ rất rõ ràng: Không bị lật đổ, chúng ông còn giết nữa! Tập Cận Bình có xin lỗi dân Vũ Hán vì chỉ đạo cấp dưới giấu dịch không? Cứt nhé. Chết hết mẹ chúng mày đi cũng vẫn còn hơn một tỷ. Quan chức lớn của ta, với biết bao sự cố kinh thiên động địa, có ai xin lỗi dân không? Cứt nhé.

Thế mà giờ các vị đòi Trần Bình Minh, một quan tép riu, mắc lỗi tép riu (so với tiền bối) xin lỗi, thì thật là… biết Mười mà không biết Mười một!

Cuối cùng là giả định thứ ba: Nếu chỉ vì những việc như đã kể, mà phải lên truyền hình xin lỗi, thì toàn bộ hệ thống các kênh truyền hình của Nhà nước với cả vạn người phục vụ, hoạt động 24 trên 24 giờ, cũng không đủ thời lượng để các quan chức lớn bé Việt, với thói cắm mặt ê a đánh vần, có cơ hội chen nhau lên đó cất lời xin lỗi.

P/s: Còn thêm giả định phụ: Việc nhận lỗi của cán bộ thuộc diện cao cấp cũng phải chờ Ban bí thư họp quyết định, không nhanh được.

Theo bạn thì giả thiết nào đúng?

Ảnh trên mạng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét