Khủng hoảng niềm tin và tôn trọng nhau thời cộng sản - Thực ra những điều TS Dương viết ra không có gì mới. Chúng tôi đã nói với nhau từ cuối những năm 1980 rồi. Nếu bạn sống lâu ở các nước phương Tây, khi về lại VN, bạn sẽ đều sốc như TS. Bản thân tôi cũng thường bị như thế. Thế nên tôi đi đến đâu, ở đấy người ta đều lo ngại vì tôi cũng giống TS Dương là mỗi khi bực mình thì thường lên tiếng phê phán, họ không sửa thì tôi gửi thư tố cáo và gặp trực tiếp cấp có thẩm quyền yêu cầu sửa. Nguyên nhân do đâu ? Từ khi người cộng sản cướp được chính quyền và lập ra chính quyền độc tài, họ đã coi nhân dân như kẻ thù, dùng công an ngày đêm giám sát theo dõi dân. Nếu dân tỏ thái độ không đồng tình thì sẵn sàng bắt giam, đánh đập. Chính quyền thù địch với dân như thế thì sinh ra việc dân cũng nghi kỵ, không tin lẫn nhau, nhất là khi có phong trào mỗi người dân đều là tai mắt của chính quyền, đều phải tố cáo tội phạm cho chính quyền; không tố cáo thì bản thân cũng thành tội phạm. Vấn đề là quan niệm về tội phạm của chính quyền và người dân khác nhau. Người dân bảo biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, ra trạm BOT phản đối các doanh nghiệp cướp tiền dân trái pháp luật, tuần hành phản đối các chủ đầu tư các khu đô thị phá nát các quy hoạch... là yêu nước, là đúng pháp luật, thì chính quyền lại cho rằng đấy là tội phạm. Đây là nguyên nhân, nguồn gốc của khủng hoảng niềm tin được TS Dương viết trong bài này. Cám ơn TS. TS Giáp Văn Dương sinh năm 1976 (quê ở Lạng Giang, Bắc Giang), tốt nghiệp kỹ sư ngành Hoá dầu đại học Bách khoa Hà Nội năm 1999, thạc sĩ ngành Công nghệ hoá học Đại học quốc gia Chonbuk (Hàn Quốc) năm 2002, tiến sĩ ngành Vật lý kỹ thuật Đại học Công nghệ Vienna (Áo) năm 2006. Ông từng làm việc tại Đại học Liverpool (Anh) và Đại học Quốc gia Singapore (NUS ).
CÂU CHUYỆN NIỀM TIN
TS Giáp Văn Dương - 1. Như bao bạn trẻ khác, tôi rời quê khi học hết phổ thông. Rồi cũng như bao người khác, tôi ra nước ngoài học tiếp khi xong đại học. Gần mười hai năm học tập và làm việc ở nước ngoài, tôi có bạn bè mới, thầy cô mới, đồng nghiệp mới. Trong công việc không có định kiến, không có phân biệt. Tất cả diễn ra trong một sự trung thực và cởi mở hồn nhiên. Hồn nhiên đến mức ngạc nhiên.
Tôi chìm đắm trong bầu không khí dân chủ, bình đẳng và tinh thần tự do học thuật. Tôi thấy mình được tôn trọng, và ý thức được mình có quyền được người khác tôn trọng. Tôi phải làm đủ thứ giấy tờ nhưng không bao giờ thấy những con dấu đỏ. Chỉ cần một chữ ký cá nhân là đủ, một cuộc điện thoại, một lá email là xong. Không ai hạch sách, không ai đòi kiểm tra, không ai đòi công chứng bản gốc.