Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019

Cựu phiên dịch của Tổng thống Mỹ kêu oan cho bà Quy

Gateway - cu phiên dch ca các Tng thng M gi thư kêu oan cho bà Quy
Ông Phạm Tuấn Anh, người từng tham gia trong vai trò phiên dịch và cố vấn cho phía Hoa Kỳ ở nhiều sự kiện ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ, đã công bố trên facebook cá nhân (Anh Pham) một lá thư kêu oan cho bà Nguyễn Thị Bích Quy. Lá thư được gửi đến cho ông Nguyễn Phú Trọng - Chủ tịch nước Việt Nam kiêm Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, cùng nhiều lãnh đạo cấp cao khác. Bà Quy là người vừa bị khởi tố và tạm giam trong vụ án cháu nhỏ bị tử vong tại trường Gateway.
Trong lá thư, ông Tuấn Anh đã gọi hành động của mình là “đánh trống kêu oan” và mong “quý vị lãnh đạo là đèn trời soi xét để công dân Nguyễn Thị Bích Quy được hưởng sự đối xử công bằng mà bất kỳ người dân nào dù nghèo hèn yếu đuối đến đâu cũng phải được hưởng”. Ông Tuấn Anh viết rằng “có lý do cho thấy bà Nguyễn Thị Bích Quy đang bị khởi tố oan” và đặt ra câu hỏi về sự “xung đột lợi ích” khi nêu chi tiết “chủ sở hữu trường Gateway là con của Thủ trưởng Cơ quan Điều tra Bộ Công An”.

Thương em quá! Thương ánh mắt, nụ cười...

Thương em quá! Thương ánh mắt, nụ cười...
Đảng, chính phủ ơi! Sao cũng là con người mà đồng bào ở vùng sâu, vùng xa lại lầm than, cơ cực và thiệt thòi quá thể như vậy? Tiền thu được từ vài dự án tham nhũng bắt sâu bỏ tù đâu rồi, hãy trích ra làm cho bà con vài công trình nghèo tối thiểu thì với những kẻ nghèo hèn tội nghiệp như họ cũng là đáng quý với họ lắm rồi.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, đang đứng và ngoài trời
"ĐI HỌC"
"Hôm qua em tới trường"..
Bùn lấm lem quần áo
Hôm nay, bố chở em
Đã qua ngày mưa bão...

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2019

CHIẾC ĐỒNG HỒ CỦA BÀ KIM NGÂN !!!

Kim Ngân = Vàng Tiền. Riêng cái tên của bà cũng đã thể hiện sự giầu có rồi. Nhưng chắc chắn không thể giầu có được nhờ đồng lương rẻ mạt của nhà nước ban. Tài không có, nói năng ngô nghê, cư xử lỗ mãng (cầm cả sô thức ăn đổ toẹt xuống ao cá bác Hồ trước mặt Tổng thống Obama!)... Vậy thì tiền đâu để mua cái đồng hồ đó ? Không chỉ đồng hồ mà tới 300 chiếc áo dài, mỗi chiếc giá thấp nhất cũng vài nghìn USD. À, Bà này trước đây có sắc !!! Sắc cũng có thể kiếm ra tiền. Ngoài tiền của ra thì có gì đâu! Giống dân anh chị làm ăn ở xứ Đông Lào, không khoe của thì biết khoe cái gì ? Làm lãnh đạo giàu có như vậy. Làm Chủ tịch Quốc hội chủ trì quản lý và quyết định chi tiêu toàn bộ ngân sách quốc gia. Vậy mà giữa hội trường Quốc hội lại than "Ngân sách như dòng sông đã cạn"... Nghe người dân hỏi chưa: Vậy bọn khốn kiếp nào đã hút cạn dòng sông ?
68466935_2619494798095254_8363873571105144832_n
CHIẾC ĐỒNG HỒ CỦA BÀ KIM NGÂN
FB Mạc Việt Hồng - Cộng đồng mạng đang soi chiếc đồng hồ, hiệu Hublot trên tay bà chủ tịch quốc hội Kim Ngân. Giá một chiếc đồng hồ nữ như vậy nghe mấy người thạo tin nói, chừng 15000 euro. Cũng hai ngày trước đây, trong video clip cào mặt ăn vạ trên mạng, đại úy công an Lê Thị Hiền gào lên kêu an ninh sân bay làm hỏng cái đồng hồ 6000 usd của bả.

Chuyện đồng hồ làm mình nhớ tới anh bộ trưởng bộ Giao thông Vận tải Ba Lan Słwomir Nowak, vừa trẻ vừa đẹp trai. Trong buổi họp bộ, anh lỡ để lộ trên cổ tay một chiếc đồng hồ. Báo giới soi được và đánh giá chừng 6.600 usd (rẻ hơn của chị Kim Ngân). Vấn đề là chiếc đồng hồ không có trong kê khai tài sản được công bố trước đó của ngài bộ trưởng. Nowak thanh minh, đó là quà tặng của vợ nhân dịp sinh nhật lần thứ 35 của ông, sau kê khai tài sản.

Ngài bộ trưởng trẻ đẹp chết vì chiếc đồng hồ.
Nhưng cuối cùng ngài bộ trưởng cũng đuối lý và phải ngậm ngùi xin từ chức. Sự nghiệp chính trị của ông cũng kết thúc từ đó. Ngoài chuyện từ chức, ông còn bị án phạt vì kê khai tài sản không trung thực.

TS Tạ Đình Thính kể chuyện viếng tướng TRẦN ĐỘ

Theo wiki, Trần Độ (23 tháng 9 năm 1923 – 9 tháng 8 năm 2002) là nhà quân sự, chính trị gia người Việt Nam. Tháng 3 năm 1974, ông được phong hàm Trung tướng cùng đợt với Lê Đức Anh, Lê Trọng Tấn, Đàm Quang Trung, Đồng Sĩ Nguyên. Trong Quốc hội Việt Nam ông giữ chức vụ Phó chủ tịch Quốc hội khóa VII giai đoạn 1987-1992. Ông cũng là ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa III, IV, V, VI (1960-1991). Ông đã được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công (hạng nhất và hạng ba),... Do bất đồng chính kiến với một số lãnh đạo cao cấp khác của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông bị khai trừ khỏi Đảng ngày 4 tháng 1 năm 1999 khi đã 58 năm tuổi đảng. Về vấn đề Đảng lãnh đạo, Trần Độ phát biểu: "Tôi vẫn tán thành và ủng hộ vai trò lãnh đạo chính trị của Đảng. Nhưng lãnh đạo không có nghĩa là thống trị. Đảng lãnh đạo không có nghĩa là đảng trị. Kinh nghiệm lịch sử trong nước và thế giới đã chứng minh rằng mọi sự độc quyền, độc tôn đều đưa tới thoái hoá, ruỗng nát, tắc tỵ không những của cơ thể xã hội mà cả cơ thể Đảng nữa". Theo Trần Độ "nguyên nhân sâu xa của các hiện tượng tiêu cực trong Đảng và phần nào trong xã hội là ở cơ chế lãnh đạo toàn diện tuyệt đối của Đảng". Ông kêu gọi: "Đảng Cộng sản phải tự mình từ bỏ chế độ độc đảng, toàn trị, khôi phục vai trò, vị trí vốn có của Quốc hội, Chính phủ. Phải thực hiện đúng Hiến pháp, tức là sửa chữa các đạo luật chưa đúng tinh thần Hiến pháp. Đó là phải có những đạo luật ban bố quyền tự do lập hội, lập đảng, tự do ngôn luận, luật báo chí, xuất bản. Sửa chữa các luật bầu cử ứng cử tự do, từ bỏ quyền quyết định của cơ quan tổ chức Đảng, trừ bỏ "hiệp thương" mà thực chất là gò ép".
Tiến sĩ Tạ Đình Thính kể chuyện đi viếng tướng TRẦN ĐỘ
TS Tạ Đình Thính, nguyên Vụ trưởng
Vụ Tổng hợp, Văn phòng Chính phủ.
Khi được tin ông Trần Độ qua đời, trong một cuộc khai hội, anh LHD chuyên theo dõi về an ninh thông tin: con ông Trần Độ là Trần Thắng đã nộp cho cơ quan hữu quan 90kg tài liệu, phần lớn là có quan điểm phê phán đường lối chính sách, đó là sách báo, tài liệu gửi về từ nước ngoài. Hơn 8 giờ hôm tổ chức viếng ông Trần Độ (Tạ Ngọc Phách), tôi đi bái biệt ông Tạ Ngọc Phách. Gặp anh Cao Sơn, được biết không tổ chức được nhóm biên tập “Việt Nam Tạ tộc phả” để viếng ông Tạ Ngọc Phách. Ông Tạ Thái An không đến.

Tại tang lẽ ông Tạ Ngọc Phách, những phút đầu, chủ yếu là người nhà, các dòng họ Tạ đến viếng. Rất đông bạn bè. Ngoài việc trên tường nhà tang lễ bỏ đi chữ “vô cùng” trong tiêu ngữ “vô cùng thương tiếc”, con trai ông khi đáp từ đã không tiếp nhận lời điếu do Vũ Mão đọc và việc vỗ tay hoan hô lời đáp từ của những người dự tang lễ (sau này Vũ Mão viết lại trong bài ‘nghị sĩ đóng vai nghệ sĩ’ thì khi đọc đến đoạn “lỗi” thì đọc nhỏ như không đọc, bài này anh Trần Thắng lại nói là đọc rõ), còn mấy điều đáng chú ý:

Phỏng vấn đại tá về việc cháu bé tử vong ở Gateway

Đây là điều mình vẫn nghĩ: Vì sao buổi chiều phải che rèm lại khi xe đón các cháu tan học ? Vì người ta không muốn người đi đường phát hiện ra có cái xác trong xe. Muốn dư luận tri hô lên lúc mở cửa xe để hướng mũi điều tra về phía bà Quy.
Phỏng vấn đại tá về việc cháu bé tử vong ở trường Gateway
Hỏi: Thưa đại tá, ngoài bà Quy là nghi can thì đại tá thấy còn có thể có nghi can khác nữa không ?
Đáp: Có thể có nhiều nghi can khác, ví dụ như ông Phiến lái xe.
Hỏi: Vì sao nghi ngờ cả ông Phiến, thưa đại tá ?
Đáp: Vì khi xe dừng lại cho các cháu xuống xe vào trường lúc sáng sớm, ông Phiến có thể kêu gọi, dụ dỗ, thậm chí hăm dọa cháu Long ngồi lại xe, sau đó chở cháu Long về bãi gửi xe và để cháu chết trong xe sau đó. Hoặc sau khi cháu Long vào trường rồi ông ta gọi cháu quay ra xe và để cháu chết trong xe.

Thái Lan và dự án kênh đào Kra đầy tham vọng

Thái Lan và dự án kênh đào đầy tham vọng
24/08/2019, Kênh đào Thái Lan, còn có tên kênh Kra hay kênh eo đất Kra, là một đề xuất đào kênh nối vịnh Thái Lan với biển Andaman qua eo đất Kra ở miền nam Thái Lan. Những người đề xuất nói kênh đào này sẽ cải thiện tình hình giao thông vận tải trong khu vực, tương tự như kênh đào Panama ở Trung Mỹ và kênh đào Suez ở Ai Cập. Nếu được thực hiện, kênh đào Kra hoàn toàn có thể là một thủy lộ thay thế tuyến hải trình qua eo biển Malacca, rút ngắn 1.200km quãng đường vận chuyển dầu từ Trung Đông về Nhật Bản và Trung Quốc. Bắc Kinh coi dự án này là một phần chiến lược Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 của họ. Các đề xuất đưa ra năm 2015 nói kênh dài 102km, rộng 400m, sâu 25m.

Các vị trí được đề xuất xây kênh đào Kra.
Dự án tham vọng
Người ta đã nhiều lần thảo luận về đề xuất này nhưng cho đến nay, dự án vẫn chưa được khởi công. Các mối lo ngại về chi phí và tác động môi trường có vẻ đang thắng thế trước tiềm năng kinh tế và chiến lược mà con kênh mang lại. Tháng 2/2018, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha tuyên bố dự án kênh Kra không phải là ưu tiên của chính phủ.

30 năm phát triển Trường dân lập: Được và “Mất” gì?

Ba thập niên phát triển Trường dân lập: Được gì và “mất” gì?
VĨNH HÀ - HOÀNG HƯƠNG - 21.08.2019 TTCT - Những năm 1988-1989, Hà Nội mới có những trường tư đầu tiên. Còn tại TP.HCM, trường tư cũng xuất hiện cách nay mới hơn 20 năm. Theo quy định lúc đó, trường tư gọi là trường dân lập, trường ngoài công lập hoặc tư thục (gọi chung là dân lập). Từ đó đến nay, hệ thống trường dân lập phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng giáo dục, mang lại những tác động tuy chưa được đánh giá hết song chắc chắn là không nhỏ.
Nguồn: Bộ GD&ĐT - Đồ họa: L.T.
Thời nở rộ trường tư
Thành công của những trường dân lập thời kỳ đầu ở Hà Nội đã khiến trường dân lập nở rộ. Những trường dân lập đi sau như Lomonoxop, Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, tiểu học Lê Quý Đôn... đều đã gây dựng được danh tiếng. Đầu tư dạy học ngoại ngữ, các lớp tiếng Anh, lớp song ngữ Anh - Pháp, đi kèm là phương pháp dạy học, là hàng loạt các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, trải nghiệm... cách làm ấy khiến những trường thế hệ thứ 2 nhanh chóng thu hút phụ huynh.

Sau Hà Văn Nam, nghĩ đến lượt Trần Đình Sang !!!

Sau Hà Văn Nam, nghĩ đến lượt Trần Đình Sang !!! Mong anh chị em ủng hộ anh Sang
Theo trang FB Tuấn Phan, anh Trần Đình Sang (được anh em lái xe gọi thân mật là "Sang Nát") có khả năng sẽ được đưa ra xét xử trong tháng 10/2019. Dù đúng hay sai, dù hành vi của anh Sang đúng chuẩn hay không đúng chuẩn, nhưng những việc anh làm tốt cho cộng đồng đã, đang và sẽ luôn được anh chị em lái xe chúng ta và người dân nhắc tới. Không biết anh ấy sai cụ thể như thế nào trong vụ này để bị bắt và phải ra tòa, nhưng tôi luôn luôn tin anh Sang là người TỐT, có tâm với đất nước, với nhân dân và nhất là với bè bạn, nếu có sai sót thì cũng chỉ là do nhất thời bức xúc quá không kiểm soát được mình. Điều này rất dễ xảy ra đối với tất cả mọi người vì mưu sinh cho cuộc sống bây giờ căng thẳng và mệt mỏi quá. Chúng ta là những người bạn của anh thì không nên quên anh. Rất mong mọi người quan tâm nhiều hơn đến anh, ủng hộ tinh thần cho anh và gia đình anh trong những tháng khó khăn này. Đặc biệt nên dành thời gian viết và trao đổi thông tin về anh ấy trên các trang của mình để thể hiện cộng đồng không quên anh. 
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang cười, ngoài trời
Không có mô tả ảnh.

Bannon: ĐCSTQ sẽ sụp đổ nếu đàn áp tại Hồng Kông

Steve Bannon: ĐCSTQ sẽ sụp đổ nếu tái diễn Thiên An Môn tại Hồng Kông
Cựu cố vấn chiến lược của Nhà Trắng Steve Bannon cho biết, phong trào biểu tình phản đối Dự luật dẫn độ của người Hồng Kông là độc đáo nhất trên thế giới, có thể sánh với những người sáng lập nước Mỹ. Nếu sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6/1989 tái hiện ở Hồng Kông thì Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ sụp đổ.
Phóng viên Tiêu Minh phụ trách chương trình “Tâm điểm thế giới” của Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV) đã có cuộc phỏng vấn ông Steve Bannon, cựu cố vấn chiến lược của Nhà Trắng. Ông Bannon cho hay, các nước phương Tây đang ngày càng nhận rõ bản chất của ĐCSTQ – một tổ chức khủng bố, và nếu họ dùng vũ lực đàn áp người biểu tình Hồng Kông thì họ sẽ bị sụp đổ.

Thủ tướng quên… ‘kiên quyết’, dân ĐN gặp may!

Trương Quang Nghĩa, Bí thư Đà Nẵng, từng bảo rằng: Bất kể lý do là gì, để người dân thiếu nước chúng ta cũng có tội! và “Thiếu nước sinh hoạt: Nhận tội với dân, rồi sao nữa ?”. Câu trả lời tất nhiên là chẳng sao. Đời nào có chuyện chỉ vì thiếu nước mà bắt ông Nghĩa cúi đầu nhận tội? Chưa kể bắt ông Nghĩa cúi đầu nhận tội thì có dám bắt Thủ tướng… cúi đầu nhận tội hay không?
Thủ tướng quên… ‘kiên quyết’, dân Đà Nẵng gặp may!
VOA - Trân Văn - 24-8-2019 - Đến giờ, dân số Đà Nẵng khoảng một triệu. Chỉ một triệu nhưng hệ thống công quyền ở Đà Nẵng loay hoay suốt ba năm vẫn không thể cấp đủ nước cho cư dân Đà Nẵng. May cho dân Đà Nẵng là Thủ tướng không “kiên quyết” nên hệ thống công quyền ở thành phố này lơ là, không thực hiện cho bằng được chỉ đạo của Thủ tướng cách nay ba năm: Muốn phát triển mang tính đột phá, Đà Nẵng phải có khoảng… ba triệu dân (7). Đà Nẵng mà có ba triệu dân như chỉ đạo của Thủ tướng hồi 2016, có thể Thủ tướng sẽ chỉ đạo tiếp rằng hệ thống chính trị, hệ thống công quyền phải “kiên quyết” tuyên truyền, giáo dục nhân dân ăn, uống, tắm, giặt bằng nước… biển! Dân Đà Nẵng, quý vị thấy mình may mắn không?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Bloomberg
Ba nhà máy thủy điện: Đắk Mi 4, Sông Bung 4 và A Vương vừa ngưng phát điện để đồng loạt xả nước vào hệ thống sông Vu Gia. Nguồn nước từ ba nhà máy thủy điện này xả ra đã về tới hạ du Đà Nẵng, người ta hy vọng nhờ thế, dân Đả Nẵng sẽ có nước để ăn, uống, tắm, giặt…

Hoan hô Trump quyết tâm hủy diệt nền kinh tế Tàu

Hay quá, một khi ông Trump ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia theo Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (IEEPA) 1977 và tiến tới khởi động lại Đạo luật Giao dịch với Kẻ thù năm 1917 thì Mỹ với Tàu cộng sẽ là hai quốc gia thù địch, đang trong tình trạng chiến tranh. Điều này tất yếu sẽ buộc tất cả các doanh nghiệp Mỹ đang đầu tư tại Tàu cộng và tất cả các đối tác khác của Mỹ có làm ăn với Tàu cộng đều trở thành kẻ thù của Nước Mỹ, buộc họ phải rời khỏi Trung Hoa lục địa nếu không muốn trở thành kẻ thù của Mỹ. Đồng thời tất cả các doanh nghiệp, công dân mang quốc tịch Tàu cộng cũng phải rời khỏi Nước Mỹ. Chỉ lo nếu Đảng và Nhà nước VN vẫn bám theo Đảng và Nhà nước Tàu, còn Đảng và Nhà nước Tàu thì còn Đảng và Nhà nước  mình..., đoàn kết với Tàu chống Mỹ, thì dân mình chết.
Hoan hô Trump quyết tâm hủy diệt kinh tế Tàu
SỬ DỤNG ĐẠO LUẬT VỀ QUYỀN HẠN KINH TẾ KHẨN CẤP QUỐC TẾ (IEEPA) - TỔNG THỐNG DONALD TRUMP HẠ QUYẾT TÂM HỦY DIỆT NỀN KINH TẾ TÀU CỘNG
Đạo Luật về quyền hạn kinh tế khẩn cấp quốc tế (IEEPA), tiếng Anh là International Emergency Economic Powers Act là một Đạo luật được nghị sỹ Jonathan B. Bingham đề xuất tại Hạ viện vào ngày 13/6/1977 với tên là H.R.7738 và được tổng thống Jimmy Carter ký ban hành thành Luật vào ngày 28/12/1977.
Đạo Luật về quyền hạn kinh tế khẩn cấp quốc tế (IEEPA), cho phép tổng thống chỉnh đốn nền thương mại sau khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, để ứng phó bất kỳ mối đe dọa đặc biệt và bất thường nào đối với Mỹ có nguồn gốc từ nước ngoài. Các biện pháp chỉnh đốn thương mại mà tổng thống Mỹ được phép thực hiện bao gồm ngăn chặn hoặc hủy bỏ một thương vụ thâu tóm tài sản ở Mỹ.