Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2019

Những loại người nào nguy hiểm cho chế độ hơn?

Những loại người nào nguy hiểm cho chế độ hơn?
Dương Quốc Chính - Thằng cu sĩ phu bắc hà và đồng bọn hôm qua bị mình và các anh em búng dái, búng bím giãy đành đạch. Nó điên quá nên đi...báo công an online (cái nick công an bỏ mẹ gì đấy Tôi yêu CAND). Xong rồi vẫn thấy mình không sợ các em CA FB thì nó lại đòi đi báo CA offline nữa, như ảnh đính kèm.
Anh em thấy vui không, cãi nhau trên mạng không nổi quay sang báo CA, vu cho thằng kia thách thức chính quyền, đúng là não trạng của loài bò đỏ. Chúng nó không hiểu nổi là những người hiểu biết pháp luật thì không ai sợ CA và chính quyền cả. Cứ làm đúng thì thôi. Ở đây không có ai chống phá, đòi lật đổ chính quyền cả, chỉ muốn diễn biến bọn bò đỏ cho chúng thành người mà thôi. Thế là làm phúc cho xã hội, cho chính quyền đấy. Bọn bò này rất cay cú, hay thắc mắc là sao mình lại không bị CA bắt, rồi chúng điên cuồng thu thập thông tin cá nhân của mình nữa.

GS Tương Lai: Biểu tình hay không biểu tình

Biểu tình hay không biểu tình
GS Tương Lai, 9-8-2019 Con đường dấn thân vì nghĩa lớn của chúng ta đòi hỏi chúng ta phải thật tỉnh táo để không rơi vào cạm bẫy của lũ hại nước và lũ cướp nước đang toa rập với nhau để giăng ra khắp nơi. Đồng thời phải cố nhận cho rõ những hung hăng trắng trợn ngoài biển cũng là nhằm tác động đến những gầm ghè tranh đoạt ghế trong đất liền vào buổi mạt triều. Vào lúc mà những thế lực thối nát nhất trong hệ thống quyền lực cố tranh thủ “ngoạm một miếng rồi chuồn” trước thềm một canh bạc mới mà bàn tay “thiên triều” đang thao túng từng quân cờ, cũ có mới có cũng chính là lúc bật ra những nhân tố mới tạo ra bước đột phá. Thời cơ và thách thức đang ở trước mặt. Chuyện “biểu tình” hay “không biểu tình”, phải chăng cần đặt vào trong những thời cơ và thách thức đó.
Mấy người bạn đến thăm vì nghe nói tôi bị mệt. Quanh ấm trà nóng, câu chuyện cũng nóng lên xoay quanh chủ đề “biểu tình” hay “không thèm biểu tình nữa”. Lý lẽ của chuyện “không thèm biểu tình nữa” xem ra thắng thế. Nhấp từng ngụm trà đang nguội dần, tôi im lặng lắng nghe. Nghe để suy ngẫm về cái lý “không thèm biểu tình” nhằm tìm ra cái logic của lập luận: Chúng nó hèn với giặc, ác với dân, đàn áp chúng ta, những người yêu nước chống xâm lược, rồi tung ra luận điệu đừng làm mất an ninh, mất ổn định, đã có đảng và nhà nước lo. Nay, mất đảo, mất biển, mất giếng dầu, lâm vào thế yếu ngoài biển phải tìm về đất liền, buộc phải hô hào biểu tình để làm áp lực và tranh thủ dư luận quốc tế. Tôi không thèm biểu tình, để chúng nó lo xem sao”.

Mỹ: Tủ thức ăn miễn phí cho người dân

Mỹ: Tủ thức ăn miễn phí cho người dân
VOA Tiếng Việt, Published on Aug 10, 2019
Súp đóng hộp, cá ngừ đóng hộp, mì ống, và nhiều thực phẩm khác, những thứ bạn sẽ tìm thấy trong tủ đựng thức ăn bình dân của người Mỹ, nhưng những chiếc tủ thức ăn nhỏ này không nằm trong nhà của ai đó mà được đặt ngoài đường, miễn phí cho những ai cần chúng. Đây là sáng kiến của Free Little Pantry (tạm dịch: tủ thức ăn miễn phí), một tổ chức cấp cơ sở được thành lập ở Arkansas hai năm trước, nhưng đã lan rộng khắp nước kể từ đó. Thông tín viên VOA đến thăm một vài tủ thức ăn nhỏ này trong khu vực thủ đô Washington và gửi về bài tường trình sau đây. 
 Tyron, một thợ sửa chữa vặt 55 tuổi, đến Tủ Thức ăn Miễn phí ít nhất vài lần một tuần khi ông hết tiền và đồ ăn: "Một ngày nọ tôi thấy cái tủ này ở đây, và khi nhìn vào bên trong thì thấy có một số thực phẩm, tôi có thể ăn món này! Bạn biết đấy, vì tôi không ăn nhiều." 

Kiện TQ có tác dụng thúc đẩy dân chủ trong nước?

Khởi kiện Trung Quốc còn có tác dụng thúc đẩy dân chủ trong nước?
Luật sư Ngô Ngọc Trai - Thực tế trên biển những diễn biến cho thấy phía Trung Quốc đang hung hăng lấn lướt, cho nên giờ là lúc phải kiện. Hiện nay Trung Quốc đang coi Biển Đông là lợi ích cốt lõi giống như Đài Loan, Hồng Kong, MaCau, Tây Tạng cho nên ra sức chiếm giữ giành giật. Nhưng đó cũng chỉ là phản ánh nhận thức hiện thời của thế hệ người Trung Quốc hiện nay mà thôi, còn tương lai có thể sẽ có một Trung Quốc rất khác. Thực tế lịch sử thế giới cho thấy, ở những thế kỷ trước có những đại cường chiếm đất khắp năm châu bốn bể, nhưng đến khi văn minh nhân loại phát triển đến một giai đoạn nhất định thì đã trao trả lại chủ quyền cho người dân các vùng đất.
Biểu tình tại Hà Nội phản đối Trung Quốc năm 2011
Liên quan đến vụ việc tàu thăm dò dầu khí Hải Dương của Trung Quốc xâm phạm bãi Tư Chính của Việt Nam. Đã đến lúc Việt Nam cần khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, vì nhiều lẽ. Thứ nhất, khởi kiện là một cách thức để giải quyết tranh chấp, việc tranh biện với nhau ở tòa chẳng hơn là dùng tàu thuyền o ép rồi nổ súng ngoài thực địa hay sao.

Một công ty mạng gắn tên Weibo xuất hiện ở VN

Một công ty truyền thông mạng gắn tên Weibo xuất hiện ở VN
Một công ty truyền thông mạng xã hội gắn tên Weibo xuất hiện ở Hà Nội đang là tâm điểm quan tâm của báo chí và truyền thông Việt Nam. Hôm 09/8/2019, báo Tuổi trẻ Online đặt câu hỏi qua tựa đề "Có hay không mạng xã hội Việt - Trung Weibo ở Việt Nam?" và cho hay: "Một công ty đã đăng ký kinh doanh tại Hà Nội và một tên miền .vn đã được đăng ký gắn với tên Weibo, mạng xã hội của Trung Quốc khiến nhiều người cho rằng mạng Weibo đã 'vào' Việt Nam."
Weibo được phát triển mạnh tại
 Trung Quốc trong nhiều năm qua
"Thông tin về một công ty đã đăng ký kinh doanh với Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội và được cấp phép hoạt động với tên gọi là "công ty cổ phần Weibo" cùng với một tên miền Internet có đuôi. vn được chia sẻ trên mạng xã hội đang làm dấy lên những tranh cãi về việc phải chăng mạng xã hội Weibo của Trung Quốc đã đặt chân vào Việt Nam?"

Trường quốc tế là gì?

Trường quốc tế là gì?
Nguyễn Trang Nhung 2019-08-09 -  Một trường quốc tế bắt đầu hình thành, với các đặc điểm: (1) Đào tạo trẻ em xa xứ ở nhiều quốc gia khác nhau; (2) Cung cấp giáo dục dựa trên giá trị (values-based education) (mà tuyên ngôn sứ mệnh điển hình bao gồm các cụm từ như 'công dân toàn cầu có trách nhiệm', 'tạo dựng một thế giới tốt đẹp hơn', 'giáo dục vì sự hiểu biết quốc tế', 'trở thành công dân thế giới tích cực'); (3) Việc học trong nhiều trường hợp được xây dựng dựa trên một hay nhiều chương trình giáo dục quốc tế của IB hoặc của các tổ chức quốc tế như Fieldwork Education và Cambridge International Examinations.

Hình minh họa.
Câu hỏi này được người viết đặt ra sau vụ trường quốc tế Gateway, với những thông tin báo chí cho hay tên gọi 'quốc tế' là do trường tự đặt.[1] Không có một câu trả lời rõ ràng và thống nhất cho câu hỏi này, tuy nhiên, ít nhất có một vài tiêu chí để phân định hay nhận diện một trường quốc tế. George Walker, nguyên tổng giám đốc của tổ chức Tú tài Quốc tế (International Baccalaureate, IB) cho chúng ta biết các tiêu chí như vậy qua bài viết 'What is an international school?'.[2]

Việt Nam không nên phá giá đồng tiền lúc này

Bài này khá tốt, tôi đồng ý với các ý kiến của TS Lực, nhất là ý kiến VN không nên phá giá vào lúc này. Phá giá là một biện pháp tiền tệ quan trọng và công hiệu của chính sách tiền tệ; nếu được thực hiện ở VN thì tin chắc sẽ có tác dụng tốt. Tuy nhiên, chủ động phá giá (như TQ đã làm) sẽ giống như tuyên chiến với nước khác, sẽ gây ra chiến tranh tiền tệ, nên cần rất thận trọng mỗi khi quyết định phá giá. Thứ hai, vì phá giá gây ra chiến tranh tiền tệ, nên nó chỉ được xem là giải pháp cuối cùng nếu như đất nước không còn giải pháp nào nữa (như trường hợp TQ vừa làm), trong khi theo tôi ở VN còn rất nhiều giải pháp khác tốt hơn nhiều so với phá giá; chỉ có điều Đảng và Nhà nước có muốn và có dám làm không, nhất là giải pháp đổi mới thực sự sang kinh tế thị trường. Có mấy điểm sau tôi không đồng ý với TS Lực (các đoạn bôi đỏ): (i) TS nói thiệt hại cho nhập khẩu, tức là giảm tốc độ tăng trưởng nhập khẩu. Đây là điều tốt cho nền kinh tế chứ đâu phải xấu, đây cũng là mục tiêu của chính sách phá giá nên giảm được là đúng mục tiêu; (ii) TS viết "giảm giá tiền đồng Việt Nam với xuất nhập khẩu của Việt Nam thì mối quan hệ rất thấp"; tôi thì đánh giá ngược lại; (iii) TS cho rằng "cái tích cực của Việt Nam ở đây chính là chính phủ và nhà nước Việt Nam đang rất quyết liệt chống tham nhũng, thứ hai là cũng đang quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh"; tôi thì đánh giá ngược lại. Tôi cho rằng những vụ bắt bớ quan chức hai năm qua chỉ là đánh vào quan chức của chính quyền trước, chính quyền của Ba Dũng, tức là chỉ đánh phe phái đối lập; chưa hề có quan chức đương chức đáng kể nào bị bắt vì tham nhũng do những lỗi gần đây. Vì thế không thể gọi là "đang rất quyết liệt chống tham nhũng". Mặt khác, môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh vẫn rất tồi tệ, thậm chí xấu hơn trước, ví dụ điển hình là nhà nước bắt hồi tố lại các vụ Mobiphone mua AVG hay Quốc Cường Gia Lai mua đất của doanh nghiệp thành ủy Sài Gòn. Đều là những vụ mua bán hợp pháp, do quan chức tham nhũng làm sai nên nhà nước thiệt thì nhà nước phải chịu, phải trừng phạt quan chức của mình chứ không thể hồi tố lại các hợp đồng kinh tế quá khứ. (iv) TS đề nghị "cải thiện mạnh môi trường kinh doanh để thu hút thêm dòng vốn đầu tư nước ngoài cả trực tiếp và gián tiếp". Tôi thì cho rằng chúng ta đã dựa vào vốn đầu tư nước ngoài quá khủng rồi, không nên đi theo con đường này nữa (dù đang có cơ hội) mà nên "cải thiện mạnh môi trường kinh doanh để thu hút mạnh mẽ dòng vốn đầu tư trong nước, trước hết là vốn đầu tư của khu vực tư nhân".
Việt Nam không nên phá giá đồng tiền trong lúc này
Thanh Trúc 2019-08-08 - 
Việt Nam, hiện nằm trong danh sách một trong 21 nước đang bị Mỹ theo dõi về việc thao túng tiền tệ, do đó Việt Nam không nên phá giá đồng bạc để bị Hoa Kỳ gắn nhãn thao túng tiền tệ như Trung Quốc, là kết luận bài nghiên cứu mới nhất của tiến sĩ Cấn Văn Lực cùng nhóm tác giả Viện Đào Tạo Và Nghiên Cứu Ngân Hàng BIDV ở trong nước. Trao đổi với đài Á Châu Tự Do, chuyên gia kinh tế tài chính Cấn Văn Lực giải thích trước hết về khái niệm thao túng tiền tệ:

Một nhân viên ngân hàng đang đếm 
số tiền có mệnh giá Việt Nam đồng
Thao túng tiền tệ, currency manipulation, có nghĩa là một quốc gia nào đó tận dụng chính sách về tỷ giá hối đoái để tạo lợi thế có thể nói là thiếu công bằng, không công bằng trong quan hệ thương mại với một hoặc nhiều nước khác. Ví dụ như nước đó giảm giá (devalue) đồng tiền của mình một cách có chủ ý nhằm tạo lợi thế cho hàng hóa xuất khẩu sang nước khác với cường độ liên tục gây bất lợi cho nước khác. Theo quan điểm của Mỹ cũng như các nước, đó là hiện tượng thao túng tiền tệ, tạo cạnh tranh không công bằng trong quan hệ thương mại.

Philippines phản đối tàu khảo sát TQ vào biển Tây

Philippines phản đối Trung Quốc đưa tàu khảo sát vào vùng đặc quyền kinh tế
Hồi cuối tháng 7, chính phủ Philippines đã trao công hàm phản đối Bắc Kinh vì sự hiện diện của hơn 100 tàu Trung Quốc gần đảo Thị Tứ trên Biển Đông, mà Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana hôm nay cho biết là đã xảy ra vài lần kể từ tháng 2, mà gần đây nhất là vào tháng 7. Vụ phản đối mới nhất tập trung vào sự hiện diện kéo dài mới đây của 2 tàu khảo sát của Trung Quốc ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương của Philippines, trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (Ảnh: abs-cbn)
Philippines sẽ gửi công hàm phản đối Trung Quốc về sự hiện diện không thông báo của 2 tàu khảo sát nước này trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, một trong ít nhất 3 sự phản đối về mặt ngoại giao trong những tuần gần đây giữa lúc quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng. “Sẽ gửi công hàm phản đối”, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin viết trên mạng xã hội Twitter hôm nay (9/8).

Kinh tế TQ: Sản xuất đình trệ, giá cả tăng cao

Kinh tế TQ: Sản xuất công nghiệp đình trệ, giá tiêu dùng tăng cao
Thương chiến gia tăng với Mỹ đang buộc các nhà sản xuất Trung Quốc phải thu hẹp hoạt động và bán hàng với giá chiết khấu cao hơn khiến chỉ số giá sản xuất rơi vào khu vực giảm phát, ngoài ra việc ngừng nhập nông sản Mỹ cũng đẩy giá cả thực phẩm của Trung Quốc tăng cao. Ngân hàng trung ương Trung Quốc được kỳ vọng sẽ tiếp tục giảm yêu cầu dự trữ (RRR) trong thời gian ngắn tới để bơm thêm tiền vào nền kinh tế, tuy nhiên Bắc Kinh cũng e ngại bởi vì việc bơm tiền và cắt giảm lãi suất là phương án cuối cùng

Hình minh họa
Theo số liệu mới được Cục Thống kê Trung Quốc công bố hôm thứ Sáu 9/8, chỉ số PPI, phản ánh giá bán buôn của các nhà máy, đã giảm 0,3% trong tháng 7/2019 so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số này suy giảm lần đầu tiên trong vòng 3 năm qua, cho thấy các nhà sản xuất Trung Quốc đã phải cắt giảm giá bán buôn để giữ được thị phần khi mà nhu cầu trong và ngoài nước suy giảm. Điều này đã gây tác động tiêu cực tới lợi nhuận biên và làm mất đi động lực gia tăng các khoản đầu tư mới mà nền kinh tế này đang rất cần để thoát khỏi trạng thái trì trệ.

Giá BOT cao tốc Trung Lương 430.000 đồng/xe/lượt

Khiếp quá. Giá BOT cao ngất ngưởng, giá cả hàng hóa lại tăng nữa rồi. Mà lạ, cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận có chiều dài toàn tuyến chỉ 51,1 km; chưa tới 70 km là mức tối thiểu theo quy định của pháp luật; vậy mà cũng được phép làm BOT sao ? Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận được khởi công vào năm 2009, dự kiến năm 2013 sẽ hoàn thành. Tuy nhiên, suốt 10 năm 2009-2019, dự án ì ạch, trì trệ, hầu hết hạng mục đến nay đều ngổn ngang. 10 năm thi công đạt 10% tiến độ... 10 năm, 2 lần thay đổi nhà đầu tư, 3 lần thay đổi tổng vốn, 4 lần lùi thời hạn hoàn thành… Và không biết bao nhiên lần thay đổi nữa, dự án mới có thể hoàn thành. Thế mà mới đây Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi chủ trì cuộc họp của Chính phủ để gỡ vướng, thúc đẩy triển khai dự án cao tốc “rùa bò” Trung Lương - Mỹ Thuận, đã yêu cầu cơ bản phải thông xe toàn tuyến Trung Lương - Mỹ Thuận vào năm 2020 và khánh thành vào 2021.
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có giá vé lên đến gần 430.000 đồng/xe/lượt
Trung Chánh, 10/8/2019, (TBKTSG Online) - Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đang được triển khai xây dựng qua địa phận tỉnh Tiền Giang có mức giá vé cao nhất lên đến gần 430.000 đồng/xe/lượt đối với phương tiện lưu thông toàn tuyến. 
Phương án tài chính nêu trên cũng xác định cho phép dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận được tăng giá vé thu phí phương tiện lưu thông là 15%/3 năm. Với mức giá vé cùng với mức tăng giá vé thu phí phương tiện lưu thông như trên, thì thời gian hoàn vốn dự kiến cho dự án cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận được xác định là 14 năm 8 tháng 12 ngày.
Vi sao cao toc Trung Luong - My Thuan i ach suot ca thap ky hinh anh 5

cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận đang 
được thi công. Ảnh: Trung Chánh
Theo tài liệu TBKTSG Online có được, ngày 2-8-2019 vừa qua, UBND tỉnh Tiền Giang đã phê duyệt phương án tài chính đối với dự án cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận tại Quyết định 2463/QĐ/UBND. Theo đó, dự án có tổng mức đầu tư là 12.668 tỉ đồng, trong đó, từ vốn ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ là 2.186 tỉ đồng và vốn BOT là 10.482 tỉ đồng. Đối với phần vốn BOT 10.482 tỉ đồng, thì phần vốn nhà đầu tư (vốn chủ sở hữu, vốn huy động khác) là 2.787 tỉ đồng (chiếm 27% phần vốn BOT) và vốn vay ngân hàng là 7.695 tỉ đồng (chiếm 73% phần vốn BOT).

Nếu ko phải Vượng Vin, chuông báo động đã đổ…(?)

Tôi mong quả báo sẽ sớm đến với Vượng Vin và những quan chức chính quyền đã và đang bảo kê cho Vượng Vin. Không hiểu sao đến giờ này vụ Mobiphone mua AVG gây thất thoát hơn 8 nghìn tỷ đồng ngân sách và vai trò của Vượng Vin trong đó vẫn chưa được cụ Tổng Chủ xử lý ? Không chỉ vụ Vinschool bỏ quên cháu ngoại ông Lưu đã bị bỏ qua mà dường như vụ Gateway bỏ quên dẫn tới cái chết của bé Lê Hoàng Long cũng đang bị bỏ qua. Nhân mạng con người đang bị chính quyền coi như cỏ rác... Đất nước có bao giờ được như bây giờ không ?
Nếu không phải là Vượng Vin, có lẽ chuông báo động đã đổ…
Trân Văn - Xét về bản chất, việc Gateway bỏ quên bé Lê Hoàng Long và Vinschool bỏ quên cháu ngoại ông Lưu chẳng khác gì nhau, thậm chí về mức độ, chuyện Vinschool bỏ quên cháu ngoại ông Lưu nghiêm trọng hơn, bởi đứa trẻ mà Vinschool nhận đón đưa rồi bỏ quên chưa tròn ba tuổi. Tuy nhiên vì đó là… Vin và bé chỉ suýt chết, cả hệ thống công quyền lẫn hệ thống truyền thông Việt Nam đã cùng im lặng như đã từng im lặng trước đủ thứ tin không hay, ảnh hưởng tới Vin (4)! Nếu hệ thống công quyền thật sự nghiêm túc và có trách nhiệm, chắc chắc chuông báo động đã ngân lên sau chuyện xảy ra với cháu ngoại ông Lưu. Thế nhưng ai rung chuông? Cuối tháng 9 đầu tháng 10 năm 2017, chỉ vì chỉ trích việc Vinschool dự tính nâng học phí đến 50% trên facebook, một số phụ huynh đã bị Công an thành phố Hà Nội triệu tập – lấy lời khai vì “nói xấu, bôi nhọ một số cá nhân” thì còn ai dám nghĩ tới rung chuông (6)?

Hình minh họa.
Sự kiện bé Lê Hoàng Long, sáu tuổi, học sinh trường Tiểu học Quốc tế Gateway Chi nhánh Cầu Giấy (Hà Nội) chết vì bị bỏ quên trên một chiếc xe được dùng để đưa đón học sinh (1) đã trở thành dịp để các chuyên viên y tế, hệ thống truyền thông tìm kiếm – giới thiệu hàng loạt thông tin mang tính cảnh báo về rủi ro có thể tước đoạt sinh mạng của những đứa trẻ nếu người lớn do thiếu hiểu biết mà trở thành bất cẩn…

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2019

“Trí thức Việt” thời loạn văn bằng…

“Trí thức Việt” thời loạn văn bằng…
RFA 2019-08-07 - Sự việc Đại học Đông Đô tại Hà Nội buôn bán văn bằng giả hiện đang gây xôn xao dư luận những ngày gần đây. Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã quyết đinh khởi tố bị can, bắt tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú và khám xét chỗ ở của 4 thành viên trường Đại học Đông Đô về tội ‘Giả mạo trong công tác’. Những người này bao gồm Hiệu trưởng Dương Văn Hòa; Phó trưởng phòng đào tạo và quản lý sinh viên - ông Trần Ngọc Quang; cùng 2 cán bộ là bà Lê Thị Lương và Phạm Vân Thùy.
Cần bằng cấp hơn năng lực
Theo truyền thông trong nước, bốn người nêu trên đã cung cấp bằng đại học chính quy nhưng không cần tham gia học cho những người cần văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ để hoàn thiện hồ sơ cán bộ như nâng lương, nâng ngạch, thăng hạng, thi vào biên chế…

NẾU NGHE TIẾNG DÂN CHUYỆN ĐÃ KHÁC

NẾU NGHE TIẾNG DÂN CHUYỆN ĐÃ KHÁC
Mấy hôm nay, người già ở Phú Quốc, Đà Lạt, Buôn Ma Thuột… hoảng kinh với sự ngập lụt khủng khiếp bởi trời mừa lớn. Họ không cho đó là hiện tượng thiên nhiên mà chửi thẳng mấy cái đầu quy hoạch chỉ biết ăn đất, ăn tiền, còn hệ lụy thì toàn xã hội phải gánh chịu. Từ một hòn đảo có sông, có suối, gần biển nước thoát dễ dàng sao có thể bị ngập lụt, trong khi hàng ngàn năm qua chưa bao giờ có. Hay như phố núi Đà Lạt, Buôn Mê Thuột, Pleiku trên cao như vậy, nhưng bê tông hóa, phá nát cây xanh, phá trọc đồi núi thì sao không gây ngập lụt cho được.

Đây rõ là tác hại của qui hoạch tham lam vô tội vạ, phá rừng, ngăn dòng tự nhiên ồ ạt. Bê tông hoá không tính toán làm phá vỡ cảnh quan và hệ trọng nhất là “bóp cổ” thiên nhiên không có chỗ thở. Ngập lụt không còn là đặc trưng của TPHCM, Hà Nội nữa, nó đã, đang và sẽ trở thành “đặc sản” của quốc gia, bởi hiện diện khắp 63 tỉnh - thành phố. 

New Zealand cấm nhập cảnh 47 du học sinh Việt Nam

Người Việt dường như không có dây thần kinh xấu hổ, đi đâu cũng bị ca thán mà không hề ngượng ngùng. Mình nhớ có lần một anh bạn người Pháp nói với mình Người Việt toàn là anh hùng, không biết sợ là gì, chấp hết. Lúc đó mình liên tưởng tới chuyện người Việt thản nhiên cưa bom chưa nổ để lấy thuốc nổ, nhưng sau đó liên tưởng đến những hành động vô thiên vô pháp của người Việt ở khắp nơi trên thế giới. Đây đích thị là sản phẩm của chính sách ngu dân.
Cơ quan di trú New Zealand cấm nhập cảnh 47 du học sinh Việt Nam
RFA 2019-08-09 - Cơ quan di trú New Zealand vừa có hành động ngăn chặn 47 du học sinh Việt Nam nhập cảnh vào nước này vì phát hiện gian lận trong việc làm hồ sơ xin cấp visa (thị thực) du học. Tin từ mạng trực tuyến của đài truyền TVNZ hôm 9/8 cho biết như vừa nêu. Theo tin, bà Jeannie Melville trợ lý giám đốc điều hành Cơ quan di trú New Zealand cho biết, văn phòng Mumbai đã phát hiện 47 trường hợp gian lận về tài chính từ Việt Nam. Do đó, cơ quan di trú New Zealand đã có những hành động như trên.

Ảnh minh họa. AFP / RFA Edited
Theo lời của bà Melville, một số trung tâm môi giới du học cũng có liên quan đến vụ lừa đảo này. Qua sự việc này, bà Melville cảnh báo đối với các du học sinh rằng, văn phòng Mumbai có nhiều nhân viên giàu kinh nghiêm và thành thạo trong việc phát hiện các hành vi gian lận; bên cạnh đó Cơ quan di trú New Zealand và cơ quan giáo dục New Zealand đã triển khai một số chương trình tuyển sinh du học chất lượng cao từ thị trường Việt Nam. Từ năm 2013 – 2019 số thị thực du học sinh hợp lệ từ Việt Nam đã tăng lên tới 55% và đặc biệt ở du học sinh cấp bậc trung học và đại học.

Các ‘đối tác chiến lược’ của VN đâu mất rồi?

Đọc mà buồn cho tư duy não trạng ươn hèn và phụ thuộc của một tập đoàn Hèn với Giặc và Ác với Dân; ngày đêm nghĩ cách Hút Máu Dân và Bán Nước để làm giàu cá nhân và cầu vinh từ quan thầy. Thực tế xâm lược mấy năm qua của TQ cho thấy chính sách "3 Không" đã hoàn toàn phá sản. Hậu quả cũng là "3 Không" là "không ai lên tiếng bênh vực, không ai vận động các đối tác khác ủng hộ, không ai thò tay giúp đỡ". Thực tế cũng khẳng định VN hoàn toàn cô lập, là con số 0 đối với quốc tế mỗi khi TQ gây hấn. May mà TQ thản nhiên vào vùng đặc quyền kinh tế hơn một tháng nay cũng đã thản nhiên đi ra, không ai biết nguyên nhân tại sao, Đảng và Nhà nước cũng không dám vỗ ngực tự nhận là công lao đuổi giặc của mình... Nên nhiều người dự báo sau khi được bơm lại dầu, cung cấp đủ lương thực thực phẩm, chúng sẽ quay trở lại. 
Các ‘đối tác chiến lược’ của Việt Nam đâu mất rồi?
Phạm Chí Dũng - Hơn một tháng kể từ khi đàn tàu của ‘đảng anh’ Trung Quốc xâm nhập Bãi Tư Chính như vào chốn vô chủ quyền kèm một cái tát nổ đom đóm, Bộ Chính trị ‘đảng em’ ở Việt Nam vẫn nằm nguyên trong cơn ác mộng giữa ban ngày mang tên ‘Cô đơn chiến lược’. Cho đến tận lúc này, não trạng ngả ngớn đu lắc và õng ẹo đu dây chính trị vẫn bị nén chặt trong những cái đầu bí bách và bế tắc của giới chóp bu Việt Nam. Não trạng luôn duy trì hy vọng đầy ảo tưởng vào tình cảm ‘bốn tốt’ và ‘mười sáu chữ vàng’ với Bắc Kinh đã dẫn đến hậu quả là cho đến nay, dù đã xảy đến ba lần bị Trung Quốc ‘tát tai’ ở Bãi Tư Chính, vẫn chẳng có bước tiến đáng kể nào trong mối quan hệ hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ, trong khi sự hiện diện của hải quân và không quân Hoa Kỳ tại quân cảng Cam Ranh lẽ ra đã phải được ưu tiên số một.
Tàu thám hiểm "Hải Dương Địa Chất 8" của Cục Khảo sát Địa chất Trung Quốc (Ảnh: China Geological Survey)
‘Cô đơn chiến lược’
Bất chấp giới chóp bu Việt Nam luôn ‘tự sướng’ về việc thủ đến chẵn một tá “đối tác chiến lược” trong túi, cho tới giờ này vẫn không một quốc gia nào có quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam chịu lên tiếng hỗ trợ chính thể này phản đối Trung Quốc.

Ba cách để trẻ thoát hiểm khi bị bỏ quên trên ô tô

Ba cách để trẻ thoát hiểm khi bị bỏ quên trên ô tô
Ngày 6/8, nam sinh sinh lớp 1 vừa vào học tại trường quốc tế Gateway (quận Cầu Giấy, Hà Nội) 2 ngày đã tử vong thương tâm do bị bỏ quên trên xe buýt đưa đón học sinh loại 16 chỗ nhãn hiệu Ford. Sau khi sự việc xảy ra đã gây lên làn sóng phẫn nộ trong dư luận về những người liên quan đến cái chết của cháu Lê Hoàng L. (6 tuổi).
Image result for thoát hiểm khi bị bỏ quên trên ô tô

Bên cạnh đó, nhiều người cũng đặt ra câu hỏi, thắc mắc về việc nếu trẻ em hoặc người lớn bị bỏ quên trong xe ô tô thì thoát hiểm như thế nào? Để giải đáp thắc mắc trên, trưa 7/8, PV đã có cuộc trao đổi với kỹ sư ô tô Lê Văn Tạch. Vị kỹ sư ô tô cho biết, để trẻ em có thể thoát hiểm khi bị bỏ quên trên xe ô tô có 3 cách.

Đau xót - Quốc Hội của dân mà không tiếp dân !

Quốc Hội của dân mà không tiếp dân: Đó là điều đau xót!
Diễm Thi, RFA, 2019-08-08 - Sáng ngày 8 tháng 8 năm 2019, đoàn nhân sĩ trí thức mang bản Tuyên bố Biển Đông đến trước Văn phòng Quốc hội với mong muốn trao tận tay bản Tuyên bố cho đại diện văn phòng, nhưng đoàn không được vào. Bản tuyên bố sẽ được gửi đến Văn phòng Quốc hội qua đường bưu điện... Nhưng đáng tiếc là văn hóa ứng xử của cái chính quyền này nó lùn và nó cùn. Nó vừa sợ dân vừa khinh dân. Họ không nhận thì chúng tôi gửi qua đường bưu điện thôi. Có thể họ đọc nếu họ thấy họ có trách nhiệm. Mà với thái độ vô trách nhiệm và cậy quyền thì họ cũng có quyền để vào ngăn kéo như lâu nay. Không cần nghe, không cần hiểu, không cần đối thoại.”

Đoàn nhân sĩ trí thức thay mặt những người đã ký tên vào bản Tuyên bố Biển Đông tuần hành đến trước Đại sứ quán Trung Quốc sáng 8/8/2019. Photo: fb Le Dung vova

Loài người dã man và cái chết bi thảm của voi Tyke

Đọc những bài này mình thấy xót xa y như đã từng chứng kiến cảnh những tù nhân bị biệt giam trong ngục tối. Tù nhân có thể bị biệt giam vài ngày, vài tuần, vài tháng nhưng hiếm khi vài năm, trong khi cô voi này bị giam cầm 20 năm trong một căn phòng kín, xích lại hoàn toàn, chỉ có thể đứng yên một chỗ, không thể cử động thân mà chỉ có mỗi chiếc vòi là có thể vươn ra bên ngoài song sắt. Kết luận thì mình đã có từ 30 năm nay rồi: Con người là loài động vật dã man, tàn bạo và đểu cáng (ít tình cảm) nhất hành tinh. Con người có thể chém giết nhau vì những thứ vớ vẩn chứ động vật không bao giờ sát hại đồng loại. Năm 1989, khi chứng kiến cuộc sống hoang phí của xã hội tiêu thụ phương Tây, khi vào rừng, lên núi ở châu Âu, châu Mỹ và phát hiện ra không còn động vật hoang dã ở đó, mình đã dự báo loài người sẽ từng bước hủy diệt tất cả các loài động vật; sau này sẽ chỉ còn lại mấy loài trên cạn mà con người cần giữ để nuôi sống mình là gà, lợn và bò; riêng cá dưới biển thì khó mà tiêu diệt hết được. Nhìn thấy ánh mắt đỏ rực đầy sợ hãi của chú voi đã bị hành hạ suốt 20 năm, sao không có ai dám can đảm đứng ra bảo vệ mạng sống cho nó, cho nó được hưởng chút cuộc sống tự do trong những năm tháng cuối đời, mà lại đua nhau bắn liên tiếp 87 phát đạn để quyết tâm giết nó ? Đây là chuyện xảy ra ở Mỹ năm 1994, tức là xã hội Mỹ đã rất văn minh rồi.


Loài người dã man và cái chết bi thảm của chú voi Tyke
Tại Honolulu, Hawaii, Mỹ chỉ cần nhắc đến hai chữ "voi Tyke" với những người từng sống ở giai đoạn những năm 1990 thì bạn sẽ nhận được lại cái lắc đầu cùng câu chuyện về một khoảng thời gian cực kỳ tăm tối trong lịch sử ở đây.

Tyke cùng người huấn luyện thân thiết, 
đây là người rất hiếm khi đánh đập nó.
Cuộc sống không biết đến tự do của voi Tyke
Tyke vốn là một con voi cái châu Phi, nó đến với thế giới này vào năm 1974 ở Mozambique và bị bắt khỏi gia đình để đưa vào rạp xiếc từ khi còn rất nhỏ. Ở đây, Tyke trải qua những ngày tháng tù túng bị đày đọa cả về thể xác lẫn tinh thần. Mỗi ngày nó phải luyện tập 2 tiếng đồng hồ để phục vụ cho việc biểu diễn, 22 tiếng còn lại, người ta nhốt Tyke vào một căn phòng kín, xích lại hoàn toàn, chỉ có thể đứng yên một chỗ, không thể cử động thân mà chỉ có mỗi chiếc vòi là có thể vươn ra bên ngoài song sắt.

Philippines: Đảo chiến lược mất vào tay Bắc Kinh ?

Bài học từ Philippines
Philippines: Đảo chiến lược có nguy cơ lọt vào tay Bắc Kinh
07 Tháng Tám 2019 Trọng Nghĩa (RFI) vi.rfi.fr - 
Quân đội Philippines vào hôm qua, 06/08/2019, đã lên tiếng cảnh báo chính quyền của tổng thống Rodrigo Duterte rằng kế hoạch cho phép giới đầu tư Trung Quốc phát triển 3 hòn đảo tại Philippines, tuy nhỏ, nhưng có vị trí chiến lược, có nguy cơ gây tổn hại cho an ninh của đất nước. Từ ngày ông Duterte lên làm tổng thống, với chính sách ngả theo Bắc Kinh, một lượng vốn đầu tư lớn từ Trung Quốc đã đổ vào Philippines, nhưng kèm theo hàng ngàn lao động Trung Quốc.
Hai đảo Grande và Chiquita nằm ở ngõ vào căn cứ hải quân cũ của Mỹ ở Vịnh Subic, bắc Philippines (dấu chấm đỏ trên bản đồ).@Wikipedia. Theo hãng tin Pháp AFP, trong thời gian gần đây, chính quyền Duterte đã có kế hoạch giao cho các nhà đầu tư Trung Quốc phát triển và khai thác hai hòn đảo nhỏ Grande và Chiquita, nằm ở ngõ vào căn cứ hải quân cũ của Mỹ ở Vịnh Subic gần Manila, và đảo Fuga, ở một vị trí hẻo lánh ở miền bắc Philippines.

Tên tướng họ Ngô làm xấu hổ cho quân đội ta

Tên tướng họ Ngô làm xấu hổ cho quân đội ta
FB Nguyễn Doãn Đôn - Trong lúc lính tráng của con em dân đen gồng mình và sẵn sàng hy sinh quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh để giữ Bãi Tư Chính; Số phận của họ, mạng sống của họ bị uy hiếp trước kẻ thù hung hăng và tàn bạo, mạnh gấp 10 lần họ, thì tại Thủ đô Hà Nội một tên đeo quân hàm Trung Tướng có tên là Ngô Minh Tiến oai nghiêm và ung dung bước vào Đại sứ quán Trung Cộng để dự Lễ kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Quân đội giải phóng Trung Hoa. Hắn hồ hởi với tinh thần 4 tốt, 16 chữ vàng đến chào mừng Thượng cấp để thể hiện tình cảm mặn mà và nồng thắm như môi với răng; để hy vọng nếu chẳng may răng phương Nam mà bị lạnh thì môi phương Bắc sẽ che giùm.

Hắn đi dự trong bối cảnh này đã đáng chê, đáng trách lắm rồi thay vì hắn phải khước từ. Đã thế hắn còn bắt tay tươi cười với Tầu Cộng và phát biểu những câu, dùng những từ tâng bốc mỹ miều phi thực tế, không đúng tinh thần về hiện trạng mối quan hệ giữa hai Quân đội của hai nước. Hắn nói : "Vun đắp cho tình hữu nghị với Trung Quốc bền lâu là tâm nguyện của Nhân dân Việt Nam và Thế giới".

GÁNH NẶNG ĐẤT NƯỚC?

GÁNH NẶNG ĐẤT NƯỚC? 
Tuyên giáo nói: "gánh nặng đất nước đang trên vai đồng chí TBT Nguyễn Phú Trọng".
Tuôi noái: TBT Nguyễn Phú Trọng và băng đảng của ông tạo ra gánh nặng cho đất nước, mà người phải gánh là Dân Tộc Việt Nam!

Vậy, gánh nặng đất nước là gì? Ai gánh? Chúng ta cùng tìm hiểu xem:
- Khai thác tài nguyên quốc gia bán với giá rẻ mạt, để đến hôm nay tài nguyên cạn kiệt không còn có thể khai thác được nữa, buộc phải nhập khẩu để sử dụng. Đó, là gánh nặng đất nước. Ai tạo ra gánh nặng này và ai gánh?
- Tham nhũng, vơ vét, bòn rút cạn kiệt ngân sách quốc gia, dẫn đến không có tiền chi tiêu và đầu tư công. Buộc phải đi vay nước ngoài, làm tăng thêm nợ công lên cao chót vót. Đó, là gánh nặng đất nước. Ai gánh nợ này? Ông Trọng hay dân?

Biển Đông: Liệu Việt Nam có thể dựa vào Nga?

“Nếu xảy ra đụng độ quân sự thật sự thì Nga sẽ không giúp gì Việt Nam. Nga chỉ khuyên can và làm sao hai bên bớt căng thẳng. Bây giờ tranh chấp ở bãi Tư Chính chỉ là vấn đề của người Việt Nam, nếu người Việt Nam quyết tâm thì Trung Quốc sẽ dừng lại.”. “Nếu Việt Nam cứ đi dây, hàng hai hàng ba, thì người ta không biết thái độ của Việt Nam thế nào, nhất là Nga với Mỹ hiện nay cần một thái độ dứt khoát. Tôi nghĩ cái thế cò cưa trong vụ tranh chấp ở bãi Tư Chính sẽ còn kéo dài. Sự can thiệp của Nga hoặc Mỹ vào Biển Đông để giúp Việt Nam chỉ là một ảo tưởng mà thôi. Không một nước nào có thể giúp Việt Nam, nếu Việt Nam không có một thái độ rõ ràng.”
Biển Đông: Liệu Việt Nam có thể dựa vào Nga?
09/08/2019 - Hoài Hương-VOA - Một bài báo trên tạp chí Forbes hôm 7/8 cho rằng Việt Nam có một chiến lược “thông minh” để ngăn Trung Quốc chiếm trọn Biển Đông, khi hợp tác với Nga khai thác dầu khí trong Biển Đông, bởi vì Nga là một cường quốc mà Bắc Kinh không thể làm phật lòng tại thời điểm này. Nhưng liệu Việt Nam có thể trông cậy vào Nga để kiềm chế tham vọng bành trướng của Trung Quốc? Một nhà phân tích các vấn đề Việt Nam đồng ý rằng Hà nội đã ‘đi đúng nước cờ’ khi chọn Nga, một cường quốc ‘nặng ký hơn’ làm đối tác khai thác dầu khí trong Biển Đông, nhưng ông cảnh giác Việt Nam phải hết sức thận trọng. Một nhà quan sát khác nói nếu đụng độ quân sự diễn ra ở bãi Tư Chính hay nơi nào khác trên Biển Đông thì không có gì bảo đảm là Nga, hoặc Mỹ, sẽ can thiệp để giúp Việt Nam và như vậy sẽ làm phật lòng Trung Quốc, nếu Việt Nam không có thái độ dứt khoát.
Một nhân viện Rosneft Vietnam trên giàn khoan Lan Tây ở ngoài khơi Vũng Tàu. Ảnh chụp ngày 29/4/2018. REUTERS/Maxim Shemetov. 
Hoài Hương phỏng vấn Giáo sư Tạ Văn Tài từng giảng dạy ở đại học Harvard, Hoa Kỳ và Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, từng dạy học ở đại học Paris 7.

TIÊN SƯ BỐ CHÚNG MÀY

TIÊN SƯ BỐ CHÚNG MÀY
Đồng bà nghe rõ chứ.
“”Cán bộ ta xưa nay
Không đòi dân hối lộ.
Không bao giờ”, thật hay.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản
Vậy ai gây khó dễ
Bắt dân mở hầu bao?
Ai đứng đường làm luật?
Ai tống tiền đồng bào?

Philippines đóng dấu Biển Đông lên hộ chiếu khách TQ

Philippines cho đóng dấu bản đồ Biển Đông lên hộ chiếu khách TQ
RFA 8-07-2019 - Bản đồ quốc gia và vùng đặc quyền kinh tế của Philippines tại Biển Đông sẽ được đóng dấu lên hộ chiếu của du khách Trung Quốc đến thăm nước này. Mạng báo Rappler loan tin và cho biết quyết định vừa nêu được đưa ra vào ngày 5 tháng 8 vừa qua.

Ảnh minh họa: hộ chiếu Trung Quốc
Rappler dẫn thông báo của người phát ngôn của tổng thống Philippines rằng chính ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr. đưa ra đề xuất đóng dấu visa Philippines lên hộ chiếu của người Trung Quốc muốn nhập cảnh thăm Philippines thay vì đóng dấu vào một tờ rời như hiện nay. Tổng thống Rodrigo Duterte đã chấp nhận đề nghị đó.

Nguyên nhân TQ rút tàu HD8 ra khỏi Bãi Tư Chính

Nguyên nhân nào buộc Trung Quốc rút tàu Hải Dương 8 ra khỏi Bãi Tư Chính
Cao Nguyên 2019-08-08 - Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp cho rằng có thể tàu thăm dò của đối phương hoàn thành xong nhiệm vụ thăm dò nên quay về: Như trước đây tôi đã nói rằng có 4 khả năng có thể xảy ra ở Bãi Tư Chính. Thứ nhất là Trung Quốc có thể họ lặng lẽ rút tàu ra, tức là không nói lý do gì. Thứ hai là họ sẽ công bố rằng đã xong nhiệm vụ rồi thì họ rút. Thứ ba là rút xong lại quay lại. Thứ tư là rút xong thì sẽ đưa giàn khoan vào để để khoan dầu hoặc khoan khí ở khu vực Bãi Tư Chính. Khả năng bây giờ họ đã rút ra không nói gì là đã xảy ra rồi, hoặc có thể mai mốt người ta sẽ nói rằng đã xong việc thăm dò địa chất ở trong khu vực ấy.

Tàu khảo sát địa chấn của Trung Quốc
 gần Bãi Tư Chính hồi tháng 7/2019
Tàu Hải Dương Địa chất số 8 (HD8) của Trung Quốc rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam hôm 7/8/2019 và đang neo đậu ở Đá Chữ Thập thuộc Quần đảo Trường Sa, hãng tin Reuters đưa tin dẫn lời chuyên gia từ Trung tâm nghiên cứu quốc phòng cấp tiến có trụ sở tại Mỹ.

Việc này phải là trách nhiệm của Bộ Chính trị

Việc này tất nhiên phải là trách nhiệm của Bộ Chính trị
VIẾT THEO “CHUYẾN TÀU VÉT”
FB Nguyễn Ngọc Dương - Trước thềm Đại hội Đảng các cấp tiến đến Đại hội XIII, nhiều người lo lắng về ảnh hưởng xấu của những người đứng đầu cấp ủy các cấp sắp hạ cánh, xoay sở thực hiện “chuyến tàu vét” trước “hoàng hôn nhiệm kỳ”. Những khái niệm này xuất hiện do được khái quát từ hiện thực xã hội ta nhiều năm nay. Thực ra, “CĂN BỆNH CHUYẾN TÀU VÉT” chỉ là một biến chứng của CĂN BỆNH HƯ HỎNG nói chung của ‘bộ phận không nhỏ’ đảng viên - quan chức có QUYỀN LỰC, mà nguyên nhân trực tiếp của nó là QUYỀN LỰC KHÔNG ĐƯỢC KIỂM SOÁT.
Nội hàm những khái niệm đó tập trung mấy vấn đề chủ yếu như sau:
1.Tranh thủ lúc sắp hạ cánh, nhiều người có quyền lực nhất ở các cấp các ngành gấp rút hoàn thành các dự án trong nhiệm kỳ để đánh dấu ‘thành tích’ và quan trọng hơn là vơ vét thêm nguồn lợi từ những dự án này, dù nó không hiệu quả với dân, với nước.
2. Tranh thủ dọn chỗ để sau khi nghỉ hưu vẫn có dây mơ rễ má với những dự án đó, như tham gia quản lý, tư vấn… để tiếp tục có cơ kiêm chác.

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

Bảng tra điểm chuẩn vào đại học năm 2019

Bảng tra điểm chuẩn vào đại học năm 2019


TQ phá giá tiền tệ, hàng Việt ‘ngồi trên lửa’

Trung Quốc phá giá tiền, hàng Việt ‘ngồi trên lửa’
8/8/2019 - Trong bối cảnh Mỹ vừa cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ, TS Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu Ngân hàng BIDV cho rằng: Việt Nam cần hết sức bình tĩnh, không để bị cuốn vào dòng xoáy chiến tranh tiền tệ nếu có; không nên phá giá đồng tiền vì điều chỉnh tỉ giá liên quan đến nhiều mặt của nền kinh tế (không chỉ liên quan đến xuất khẩu mà còn nhập khẩu, nợ nước ngoài, áp lực lạm phát…) và có thể tăng rủi ro bị Mỹ gắn mác thao túng tiền tệ. Thay vào đó, Việt Nam cần kiên định chính sách tỉ giá chủ động, linh hoạt; tiếp tục củng cố dự trữ ngoại hối, kết hợp với truyền thông một cách hiệu quả nhằm kiểm soát yếu tố tâm lý, rủi ro lan truyền.

(PL)- 
Trước cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tiếp tục leo thang, đặc biệt khi Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ (NDT) xuống mức thấp nhất từ năm 2008 đến nay khiến hàng hóa Việt Nam tại thị trường nội địa lẫn xuất khẩu đứng trước nhiều thách thức. Vậy cơ quan chức năng, doanh nghiệp (DN) Việt cần làm gì để giảm rủi ro? Đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường và cần hàng rào chống gian lận thương mại là giải pháp của các doanh nghiệp Việt Nam lúc này.

"Bây giờ tôi mới biết việc ở Trung Quốc là như vậy"

“Mộ Lương” Trương Kiến Hoa - Bây giờ tôi mới biết việc ở Trung Quốc là như vậy
Lời dẫn: Trong cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ xẩy ra, trang blog có tên là “Mộ Lương” Trương Kiến Hoa đã đăng một bài viết nói lên nhiều điều mà một thanh niên Trung Quốc đã nhìn nhận hiểu biết được qua cuộc chiến này. Bài viết này được truyền điên cuồng trên các diễn đàn mạng và WeChat. Chính phủ Trung Quốc ra sức ngăn chặn cũng chặn không kịp. Sau đây là bài viết của Trương Kiến Hoa được lão PP dịch và rút ngắn để các bạn tham khảo:

Hình minh họa
Tôi đã làm việc cả đời và chưa hề hiểu thế nào là kinh tế, thương mại, tài chính và tôi cũng không có hứng thú lớn với những vấn đề này. Do vậy, tôi không thể hiểu được ý nghĩa của GDP, WTO và CEO. Tôi không biết cách giao dịch cổ phiếu, đầu tư cho tương lai và quản lý tài sản. Lợi ích lớn nhất của cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ là sự giác ngộ. Trong hai hoặc ba tháng, tôi đã học được rất nhiều kiến thức và thực tế mà tôi chưa bao giờ biết đến trong suốt cuộc đời mình.

VN: ‘Bãi Tư Chính’ và Cơ hội thoát Trung

Đoạn cuối hay: 'Sự kiện Bãi Tư Chính' là phép thử đồng thời là cơ hội khởi đầu một chiến lược thoát Trung chủ động, bài bản. Đây là cơ hội để chính quyền 'vượt qua chính mình', sáp lại gần dân, một mặt, có thể tạo nên sức mạnh của tinh thần độc lập, yêu nước - vốn là một truyền thống quý báu của dân tộc. Mặt khác, cần tránh tư tưởng cực đoan và 'bài' Trung. Hơn thế, cơ hội thoát Trung tạo ra niềm hy vọng lớn hơn về tầm nhìn và sự thay đổi mô hình phát triển tự cường.
VN: ‘Bãi Tư Chính’ và Cơ hội thoát Trung
PGS. TS. Phạm Quý Thọ - Sự kiện Bãi Tư Chính đặt ra câu hỏi về thực chất quan hệ hữu hảo giữa Trung Quốc với Việt Nam. Thoát Trung là sự phản ứng hoà bình, thể hiện sự không hài lòng của dân chúng về quan điểm và thái độ của đảng và nhà nước trong quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt trước một số các sự kiện nóng liên quan đến việc Trung Quốc đe doạ và xâm lấn chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Có những đồn đoán rằng đằng sau thái độ 'cam chịu' của Việt Nam trước Trung Quốc là mật ước Thành Đô, sự cam kết giữa hai Đảng cộng sản của hai nước, là sự phụ thuộc về kinh tế.

Về thực chất sâu xa thoát Trung vừa biểu thị tinh thần độc lập dân tộc, vừa là khẩu hiệu, lời kêu gọi thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Tuy nhiên 'ý đảng' và 'lòng dân' có những khoảng cách, cho nên thoát Trung trở thành vấn đề phức tạp, không thể trở thành công khai. Một hình thức tiêu biểu là các hoạt động trao đổi, thảo luận không chính thức do một bộ phận tri thức khởi xướng và đề xuất những kiến nghị với lãnh đạo đảng và nhà nước.

Đồng CNY TQ xuống giá thấp nhất trong 11 năm

Đồng Mao tệ đang mất giá thảm hại có nguy cơ kéo theo đồng Hồ tệ cũng thế. Giá cả sẽ tăng. Đời sống người dân sẽ thế nào đây ? Không muốn nghĩ nữa.
Đồng Nhân dân tệ xuống giá thấp nhất trong vòng 11 năm
(ĐCSVN) – Đồng Nhân dân tệ (CNY) lại tiếp tục lao dốc, rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 11 năm khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Theo đó, sáng ngày 7/8, đồng CNY lại tiếp tục hạ giá xuống mức 7.0488 CNY đổi được 1 USD, thấp hơn khoảng 0,4% so với tỉ giá được ghi nhận vào cuối ngày 6/8. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) mở đầu phiên giao dịch ngày 7/8 đã thiết lập tỉ giá đồng CNY ở mức 6.9996 CNY đổi được 1 USD, mức thấp nhất kể từ 15/5/2008. Vào đầu tuần, các thị trường tài chính quốc tế rơi vào tình trạng bất ổn khi PBOC thiết lập tỉ giá đồng CNY xuống mức thấp nhất trong vòng 11 năm so với đồng USD.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Sputnik)
Quyết định hạ giá đồng CNY của PBOC đã khiến Bộ Tài chính Mỹ chính thức liệt Trung Quốc vào danh sách quốc gia thao túng tiền tệ. PBOC ngày 6/8 tuyên bố Bắc Kinh kiên quyết phản đối quyết định này của Mỹ, cho rằng Bắc Kinh chưa và sẽ không sử dụng đồng Nhân dân tệ để đối phó với những bất đồng về thương mại với nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo tuyên bố của PBOC, việc coi Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ gây tổn hại nghiêm trọng tới các quy tắc quốc tế.

Tại sao nhóm tàu TQ 8 rời vùng đặc quyền KT của VN

Tại sao nhóm tàu TQ 8 rời vùng đặc quyền KT của VN
Tin chính thức rồi đây; chúng nó đã cút. Khá vui, nhưng cũng có mấy câu hỏi đặt ra. Một, nhóm tàu TQ đã hoàn thành tất cả các mục tiêu khảo sát địa chất, tài nguyên, thăm dò phản ứng dư luận quốc tế và VN nên chúng mới rút đi; vậy còn gì là bí mật quốc gia nữa ? Hai, chẳng lẽ cứ để cho chúng nghênh ngang ra vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hàng tháng trời như biển của chúng ư ? Ba, có phải tự nhiên chúng rút đi không hay có sự thỏa thuận, mặc cả nào đó giữa lãnh đạo cấp cao hai nước; nếu có thì là gì, cần phải công khai cho toàn dân biết ?
Nhóm tàu Hải Dương 8 đã rời vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
Hương Ly 08/08/2019 - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết nhóm tàu Hải Dương 8 đã rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ hôm 7/8. Trả lời câu hỏi về hoạt động của tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc vi phạm vùng biển của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng hôm 8/8 cho biết: "Chiều 7/8, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã dừng hoạt động khảo sát địa chất và rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phía đông nam của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tiếp tục theo dõi".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam
 Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: Việt Linh.
“Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán như đã xác lập tại Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế”, bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định. “Việt Nam đã có nhiều hình thức giao thiệp ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các lực lượng chức năng của Việt Nam đã triển khai các biện pháp phù hợp đúng pháp luật”, bà Hằng nói.

Đã đến lúc VN từ bỏ chính sách 'Bốn không' của mình?

"Lịch sử quan hệ hai Đảng Cộng sản Việt-Trung không có gì đáng tự hào nếu không nói là thảm kịch kinh tởm của niềm tin và sự phản bội lẫn nhau, dẫn đến chiến tranh và sự hy sinh vô ích của hàng vạn người dân và chiến sĩ. Vấn đề là Đảng CSVN hiện nay thiếu lãnh đạo có tinh thần dân tộc, tầm nhìn xa, và khả năng tạo ra thay đổi bước ngoặt. Có thể đoán được là tình hình căng thẳng sẽ tiếp tục trong nhiều năm đến khi Trung Quốc dần dần thiết lập quyền kiểm soát trên phần lớn biển Đông".
Đã đến lúc Việt Nam nên xem lại chính sách 'Bốn không' của mình?
Quốc Phương - Chính sách của chính phủ Việt nam cho đến nay mà thể hiện rõ ràng là phản ứng yếu ớt; "giữ gìn đại cục"; đàn áp dân chúng biểu tình; nhận viện trợ và ưu đãi cho các công ty Trung Quốc đầu tư; "ba không" - thực ra là bốn không, còn bao gồm không kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế, làm cho lãnh đạo Trung Quốc càng tin là họ có thể dùng tiền để xoa dịu các phản đối nếu có từ phía Việt nam trước chính sách của họ. Căng thẳng ở biển Đông sẽ không dẫn đến chiến tranh Việt - Trung vì chính phủ Việt Nam có quá nhiều thứ để mất, đặc biệt là quyền lực độc tôn của Đảng Cộng sản và quyền lợi kinh tế của các công ty nhà nước, nếu để chiến tranh nổ ra. Chiến tranh Mỹ-Trung cũng khó xảy ra phần vì Trung Quốc có thể đạt được mục tiêu (bá chủ phần lớn khu vực biển) mà không chạm đến lợi ích cốt lõi của Mỹ (tự do hàng hải).
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong 
chuyến thăm Việt Nam ngày 12/11/2017
Sự kiện ở Bãi Tư Chính trên Biển Đông không có gì mới, chỉ là tiếp diễn xu thế chính sách của Trung Quốc từ năm 2005 hay sớm hơn, có thể đoán được là tình hình căng thẳng sẽ tiếp tục trong nhiều năm đến khi Trung Quốc dần dần thiết lập quyền kiểm soát trên phần lớn biển Đông, theo một nhà nghiên cứu chính trị học và Đông Nam Á học từ Đại học Oregon, Hoa Kỳ.

Kudlow: Nền kinh tế Trung Quốc đang sụp đổ

Kudlow cho biết chính quyền Trung Quốc có thể muốn trì hoãn thỏa thuận, nhưng Mỹ có khả năng chịu đựng tốt hơn trước những suy thoái kinh tế. Do đó, trong cuộc chiến thương mại, kinh tế Trung Quốc chịu thiệt hại nhiều hơn Mỹ. “Tôi nghĩ rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) bị thiệt hại đáng kể, vượt xa chúng ta”, Kudlow chỉ ra, “Nền kinh tế Mỹ quá mạnh. Trung Quốc không thể sánh được.”
Cố vấn kinh tế Kudlow: Nền kinh tế Trung Quốc đang sụp đổ
Cố vấn kinh tế của Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết nền kinh tế Trung Quốc đang sụp đổ, kinh tế Mỹ tương đối mạnh nên chiếm ưu thế trên bàn đàm phán. Dù Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) muốn trì hoãn đi đến thỏa thuận, nhưng Mỹ vẫn có tiềm lực mạnh mẽ hơn trong cuộc chiến thương mại này. “Nền kinh tế Trung Quốc đang sụp đổ.” Kudlow chia sẻ với chương trình “Squawk on the Street” của CNBC hôm 06/8. Ông giải thích thêm, bất kỳ biểu đồ đầu tư hoặc chỉ số kinh tế dài hạn nào của Trung Quốc cũng cho thấy xu hướng nền kinh tế Trung Quốc suy thoái.
Ngày 06/8 cố vấn kinh tế Nhà Trắng Kudlow cho biết, trong cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ, thiệt hại của Trung Quốc vượt xa Mỹ. Nền kinh tế Trung Quốc đang sụp đổ (Ảnh: Gage Skidmore – Flickr)

Tàu TQ đã rời bãi Tư Chính tới đá Chữ Thập?

Reuters: Tàu Hải Dương 8 Trung Quốc rời bãi Tư Chính tới đá Chữ Thập?
Tàu khảo sát Hải Dương 8 (HD-08) của Trung Quốc đã rời khỏi bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) sau hơn 1 tháng xâm phạm chủ quyền nghiêm trọng, Reuters trích lời một cơ quan cố vấn có trụ sở tại Washington (Mỹ) cho biết hôm 7/8. "Hải Dương 8 đã quay trở lại bãi đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa của Việt Nam và bây giờ dường như đang lảng vảng ngay bên ngoài vùng EEZ của Việt Nam", ông Thorne nói với Reuters.

Tàu khảo sát Hải Dương 8 (HD-08) của TQ
Kể từ đầu tháng 7/2019, các tàu Trung Quốc đã ngang ngược xâm phạm bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam với lý do để thực hiện một cuộc khảo sát địa chấn. Trong khi đó Mỹ cũng lập tức tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên Biển Đông, thách thức các yêu sách hàng hải của Trung Quốc.

Chiến lược của TQ: Chịu đau chờ Trump thất cử

TQ ở thế rất yếu so với Mỹ nên mọi chiến thuật đàm phán nhanh hay câu giờ đều có giá trị như nhau, nhưng càng để đàm phán kéo dài thì TQ càng thiệt vì kéo dài sẽ làm cho nền kinh tế TQ suy thoái, người dân bất mãn, xã hội bất an, có khi còn dẫn tới mất chế độ. Do đó, giải pháp tốt nhất của TQ là đàm phán được đến đâu, có được lợi ích tốt nhất có thể trong điều kiện hiện tại, thì nên chấp nhận. Sức mạnh của TQ kém xa Liên Xô mà Liên Xô đấu lâu với Mỹ đã thất bại thảm hại, nội bộ tự tan rã, bị chia làm nhiều quốc gia. Nếu TQ kiên trì chạy đua với Mỹ, hậu quả sẽ tương tự như với Liên Xô.
Chiến lược mới của TQ: Chấp nhận thương đau chờ Trump thất cử
Trong bối cảnh thương chiến Mỹ – Trung leo thang mạnh mẽ trong vài tuần gần đây, nhiều nhà đầu tư và nghiên cứu Trung Quốc nhận định rằng chế độ Bắc Kinh đang thực hiện chiến lược mới: Chấp nhận cùng chịu thiệt hại kinh tế với Mỹ để chờ Tổng thống Donald Trump thất cử vào tháng 11/2020. Trung Quốc dường như đang chấp nhận chịu tổn thất kinh tế do thuế quan của Mỹ, chờ tới khi Tổng thống Trump thất cử năm 2020. Ảnh minh họa từ Shutterstock

Theo nhiều báo cáo gần đây, Trung Quốc dường như đang thực hiện kế hoạch kéo dài các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ, đồng thời tránh bất kỳ cải cách thực tế hoặc thỏa thuận có thể thực thi nào cho tới sau bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020. Vào thời điểm sau bầu cử đó, Trung Quốc hy vọng có thể đàm phán với một chính quyền mới để họ dễ dàng bỏ qua nhiều cam kết mà khó có thể đạt được khi đàm phán với đội ngũ của Tổng thống Trump.

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2019

Một Tiến sĩ biểu tình chống Luật đặc khu bị trả thù?

Một Tiến sĩ đi biểu tình chống Luật đặc khu bị trả thù?
Nguyễn Xuân Diện - 7-8-2019 Tiến sĩ Trần Thanh Tuấn, giảng viên Khoa Toán- Cơ – Tin học, ĐH Khoa học Tự nhiên. Đại học Khoa học Tự nhiên, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội vừa thông báo chia sẻ thông tin về việc anh bị loại từ vòng cơ sở hồ sơ xét tuyển học hàm Phó Giáo sư. Tiến sĩ Trần Thanh Tuấn và các thầy, các đồng nghiệp cho rằng đây là hồ sơ đủ tiêu chuẩn, và đằng sau nó phải có vấn đề gì đó nên bị loại.
Tiến sĩ Trần Thanh Tuấn (Bên trái). Ảnh: internet
Anh là người đi biểu tình ngày 10/6 chống dự luật Đặc Khu (đây là lần đầu tiên anh đi biểu tình) và bị bắt đưa về Đồn Công an quận Long Biên cùng hàng chục người khác. Nhà trường đòi kỷ luật nhưng Chi bộ khoa Toán không đồng ý kỷ luật và hơn nữa sau đó Tiến sĩ Tuấn lại tuyên bố ra khỏi Đảng. Đây rất có thể là một đòn trả thù hèn hạ đối với một trí thức giỏi về chuyên môn và nặng lòng với Đất nước – Quê hương. Đề nghị PGS. TS Nguyễn Kim Sơn – Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội trực tiếp xem xét lại hồ sơ ứng cử chức danh Phó Giáo sư của Tiến sĩ Trần Thanh Tuấn.
Ngay trong sáng nay (7/8/2019), Tiến sĩ Trần Thanh Tuấn đã gửi đơn khiếu nại tới Hội đồng cơ sở.

CHÍ PHÈO 4.0

CHÍ PHÈO 4.0
Sáng nay như mọi khi mở FB lên là hắn chửi.
Đầu tiên hắn chửi Tập Bình, nhưng rồi hắn ấm ức, hắn chửi Tập Bình nhưng chắc cha nội đó không biết, mà dù biết thì chả cũng không sợ. Chửi Tập Bình thì cả thế giới này chửi cứ có phải mỗi hắn đâu. Kể cả các đảng em của Tập Bình cũng chửi Tập Bình cơ mà, chỉ khác là hắn chửi oang oang công khai, còn các đảng em chỉ chửi thầm trong bụng mà thôi.
Sau đó hắn chửi đảng trong vụ bãi Tư Chính, nhưng ngoài bãi Tư Chính làm gì có đảng, chỉ có cảnh sát biển và quân dân Việt Nam thôi, nên có chửi cũng không trúng vào đảng. Mà đảng là ai ? Đảng là tất cả mà không là ai cả, cả nước chửi đảng về công chính mà đảng vẫn vững mạnh huống hồ là ở đây chỉ là tư chính mà thôi.

Làm Từ Thiện tại Việt Nam: Nên Hay Không Nên ?

Làm Từ Thiện tại Việt Nam: Nên Hay Không Nên
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA 2011-03-17 - "Làm Từ Thiện Tại Việt Nam: Nên Hay Không?" là chủ đề một cuộc thăm dò dư luận người Việt hải ngoại do báo Người Việt có nhiều độc giả ở Nam California khởi xướng. Chỉ trong vòng hai tuần, từ 19 tháng Hai đến ngày 5 tháng Ba, kết quả cho thấy số người trả lời không nên nhiều gấp đôi số người cho là nên làm. Nói một cách khác, tỷ lệ người Việt hải ngoại nói nên làm từ thiện ở Việt Nam là 32,32%, trong lúc số người nói không nên là 60,58%. Rất nhiều độc giả còn gởi thư vào Trang Diễn Đàn của Người Việt Online kèm theo lý lẽ chứng minh vì sao họ ủng hộ hoặc chống lại việc làm từ thiện ở Việt Nam.

Những người Việt ở nước ngoài về thăm quê hương. AFP
Ăn Trái Nhớ Kẻ Trồng Cây
Tổng thư ký Người Việt Online, nhà báo Khôi Nguyên, trực tiếp phụ trách và theo dõi trang diễn đàn Làm Từ Thiện Tại Việt Nam: Nên Hay Không, cho biết: Làm việc từ thiện tại Việt Nam đối với người Việt ở hải ngoại, là một vấn đề khá lớn mà cũng là một vấn đề rất nhậy cảm. Chính vì vậy mà Người Việt Online mở diễn đàn thăm dò ý kiến của độc giả. Đây cũng là diễn đàn để mọi người nêu lên ý kiến của mình. 
Người Việt Online đã nhận được khoảng năm trăm ý kiến của độc giả, đồng thời khoảng hai ngàn người vào để vote nên hay không nên, và cũng đã có hơn mười hai ngàn độc giả vào đọc diễn đàn này. 

Bãi Tư Chính và tầm nhìn chiến lược nhà giàn DK1

Rất cần những bài như thế này được công khai trên báo chí. Tôi rất phản cảm mỗi khi đọc những từ như thế này trong bài: "Những tư liệu lần đầu công bố cho thấy, ....., Đảng và Chính phủ ta là hoàn toàn sáng suốt". Tại sao cái gì chúng ta cũng phải giấu diếm ? Chỉ đến lúc không thể giấu nữa hoặc cần sử dụng chúng cho mục đích nào đó mới "lần đầu công bố"; mà lần đầu công bố chỉ để chứng minh Đảng và Chính phủ ta hoàn toàn sáng suốt. Vậy nhiều người sẽ nghĩ vẫn còn rất nhiều thông tin khác chưa được công bố, trong đó có rất nhiều thông tin chứng minh Đảng và Chính phủ ta hoàn toàn ngu xuẩn, thậm chí là một lũ bán nước ???
Bãi Tư Chính và tầm nhìn chiến lược xây dựng nhà giàn DK1
05/08/2019 - Những tư liệu lần đầu công bố cho thấy, chủ trương xây dựng nhà giàn DK1 từ năm 1988 của Đảng và Chính phủ ta là hoàn toàn sáng suốt. Sau sự kiện Gạc Ma (14-3-1988), chúng ta nhận thức rằng, Trung Quốc sẽ bành trướng sang các đảo khác ở Trường Sa và có thể nhòm ngó sang các khu vực khác, nhất là khu vực DK1- thềm lục địa phía Nam, nơi Việt Nam đã tiến hành khai thác dầu khí, cách đất liền 250-350 hải lý. Nằm trong DK1, bãi ngầm Tư Chính có diện tích 700km2, chiều dài 52km (có tài liệu nói 61km), chiều rộng 11km (có chỗ phình ra hơn 20km), lại ở vị trí chiến lược rất quan trọng, gần sát nhất các mỏ dầu chúng ta đang khai thác như Thanh Long, Bạch Hổ, Đại Hùng...
Đại tá Nguyễn Quý sau khi làm lễ thượng cờ ở công trình DK1/15 ở bãi ngầm Phúc Nguyên năm 1995. (Ảnh: NVCC). 
Những ngày tháng 7 năm nay, khi sóng gió nổi lên ở bãi Tư Chính - bãi đá ngầm hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phía Nam của Việt Nam, Đại tá Nguyễn Quý, vị Tổng chỉ huy các lực lượng công binh xây dựng nhà giàn đầu tiên ở khu vực DK1 không khỏi bứt dứt.

Người dân nghĩ gì về TQ xâm lược Bãi Tư Chính?

Những ngày này đọc tin bãi Tư Chính mà buồn. Buồn vì đến giờ này Đảng và Nhà nước vẫn không cho dân biết thông tin diễn biến ở bãi Tư Chính; bãi Tư Chính còn của ta hay đã lọt vào tay giặc TQ ? Báo chí và phương tiện truyền thông trong nước quá ít bài viết về chủ đề này, trong khi lẽ ra thông tin phải đến với người dân theo diễn biến mỗi giờ, trong khi lẽ ra nhà cầm quyền, trước hết là những vị lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng và Nhà nước, phải mạnh mẽ liên tục tố cáo Trung Quốc xâm lược trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước, tố cáo trên diễn đàn Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác, đồng thời phải khởi kiện ngay Trung Quốc ra các tòa án quốc tế. Buồn hơn nữa là cung cách xử lý tình huống độc tài, độc quyền của những vị lãnh đạo chóp bu. Trong khi cần phải huy động trí tuệ của toàn dân, của tập thể để tìm ra những giải pháp phù hợp nhất và qua đó toàn dân đồng thuận để thực hiện thì cách làm của VN xưa nay là chỉ một nhóm 2-3 người gặp nhau bàn bạc và quyết định mọi việc hệ trọng nhất của đất nước, thậm chí liên quan tới cả sự tồn vong của đất nước (như Tổng Tiến công và Nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, đánh sang và giải phóng Campuchia năm 1979 hay ký Hiệp định Thành Đô năm 1991...). Còn nhớ năm 1990 khi đang chữa bệnh tại bệnh viện quân đội Pháp Val de Grâce ở Paris, sợ không qua khỏi, bác Lê Đức Thọ đã gọi đại sứ VN tại Pháp đến yêu cầu gửi điện về nước xin phép được kể và ghi âm lại nhiều sự kiện lịch sử tối quan trọng của Đảng, Nhà nước và Đất nước, vì những chuyện này chỉ có 2-3 người các bác họp bàn và quyết định, trong khi chỉ còn mỗi bác Thọ đang ốm nặng và tất cả những người kia đều đã chết; nếu bác Thọ mất nốt thì sẽ không có bất cứ thông tin gì có giá trị để giải thích lại lịch sử. Hai người kia là các bác Lê Duẩn và Trường Chinh. Nhìn lại các thế hệ lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong 3 thập kỷ qua, không khó để suy đoán ra những bộ đôi, bộ tam nào đã và đang quyết định vận mệnh đất nước.
Người dân nghĩ gì về căng thẳng tại Bãi Tư Chính?
Diễm Thi, RFA 2019-08-06 Nhà báo Nguyễn Ngọc Già: Với tư cách là một người dân thì phải nói tôi rất đau lòng nhưng tôi không ngạc nhiên nếu bãi Tư Chính mất. Đó là một sự tiếp nối như Việt Nam chúng ta đã mất Hoàng Sa, mất Gạc Ma... Nó càng bộc lộ rõ đó là tội ác không thể dung thứ của cộng sản Việt Nam! Nếu Bãi Tư Chính đã mất thì cái tội này của nhà cầm quyền Việt Nam không thể né tránh với lịch sử. Bây giờ việc cần làm là phải xét lại toàn bộ chiến lược với Trung Quốc. Điều đó sẽ thúc đẩy tiến trình dân chủ ở Việt Nam. Và chỉ có cách để cho đất nước dân chủ thì chúng ta mới lấy lại được Tư Chính trong trường hợp “đã mất”. “Đến bây giờ họ vẫn không cho dân biết gì về diễn biến ở Tư Chính có nghĩa là họ sợ dân hơn là sợ kẻ thù. Họ giấu diếm để thỏa hiệp với kẻ thù!”

Tàu Hải Cảnh 3901 - tàu hạng nặng cỡ 12.000 tấn được Trung Quốc đưa tới khu vực phía bắc Bãi Tư Chính. Căng thẳng Bãi Tư Chính giữa Việt Nam và Trung Quốc đã kéo dài hơn một tháng qua và ngày một nóng hơn. Báo chí trong và ngoài nước đều đăng tải thông tin này ở những mức độ chừng mực khác nhau. Trên diễn đàn mạng xã hội, nhiều facebooker cũng rầm rộ bàn luận về chủ quyền biển đảo theo cách tìm hiểu riêng của họ. Và, cũng có một đại đa số người dân sẽ không quan tâm nhiều đến thời cuộc bởi họ còn nhiều khó khăn trong cuộc sống thường nhật phải đối mặt.