Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2019

Vì sao MobiFone mua AVG giá 8.900 tỷ đồng?

MobiFone mua AVG 8.900 tỷ đồng, cao hơn 15 lần giá trị kinh doanh truyền hình hiện có của AVG, tức là giá trị của AVG chỉ hơn 600 tỷ đồng. Số tiền ngân sách bị tham nhũng chia nhau là 8200-8300 tỷ đồng. Đám cướp Son, Tuấn, Trà mới chia nhau khoảng 200 tỷ. Vậy còn 8000 tỷ ai cầm, các bạn có đoán ra ai không ? Tôi bận phải đi nên ko viết nữa.
Vì sao MobiFone mua AVG giá 8.900 tỷ đồng?
21/12/2019 - Lãnh đạo MobiFone thống nhất giá mua AVG là 8.900 tỷ đồng - cao hơn 15 lần giá trị kinh doanh truyền hình hiện có của AVG. Ngày 20/12 tại TAND Hà Nội, VKSND Hà Nội đã luận tội với 14 bị cáo trong vụ án MobiFone mua 95% cổ phần AVG, gây thiệt hại 6.600 tỷ đồng cho Nhà nước. Cơ quan công tố xác định năm 2015, Chủ tịch MobiFone Lê Nam Trà thay mặt MobiFone đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cho doanh nghiệp được đầu tư kinh doanh lĩnh vực truyền hình bằng phương thức mua lại một hãng truyền hình kỹ thuật số. Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son gợi ý mua cổ phần của AVG.
Cựu chủ tịch MobiFone Lê Nam Trà. Ảnh: TTXVN
MobiFone thuê công ty VCBS thẩm định giá trị AVG. VCBS không có chức năng thẩm định nên thuê hai công ty khác làm thay. Hai công ty đưa ra hai số liệu chênh lệch: Hơn 33.000 tỷ đồng và 18.500 tỷ đồng. VCBS khuyến cáo MobiFone chỉ nên mua với giá hơn 24.000 tỷ đồng.

MobiFone tiếp tục thuê công ty AMAX thẩm định trong 7 ngày. Công ty này sau đó báo giá theo hai phương pháp thẩm định khác nhau với mức gần 16.600 tỷ đồng và hơn 17.000 tỷ đồng, dựa trên sổ sách chứng từ kinh doanh do AVG cung cấp cho MobiFone.

MobiFone sử dụng báo giá 16.600 tỷ đồng trừ đi phần đầu tư ngoài truyền hình của AVG, cho ra con số 11.700 tỷ đồng. Số liệu này được dùng xây dựng đề xuất phương án đầu tư.

MobiFone và AVG thống nhất mức giá 11.370 tỷ đồng (95% cổ phần AVG, gồm cả khoản đầu tư ngoài truyền hình), trong đó 8.900 tỷ đồng là tiền đầu tư vào kinh doanh truyền hình. Ngày 2/10/2015, giá mua AVG được chốt ở mức 8.900 tỷ đồng gồm cả truyền hình và hai khoản đầu tư khác - cao hơn 15 lần giá trị phần kinh doanh truyền hình hiện có của AVG vào năm 2015.

Sau khi có thông báo của Văn phòng Chính phủ về việc Thủ tướng chấp thuận chủ trương cho MobiFone mua cổ phần AVG, Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định 236/QĐ-BTTTT và định luôn giá 8.900 tỷ đồng.

Mức giá này được tổ thẩm định Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá là thấp hơn khoảng 7.000 tỷ đồng so với mức giá thấp nhất do tổ chức thẩm định giá đưa ra và thấp hơn khoảng 300 triệu USD so với mức giá AVG báo cáo bán cho đối tác nước ngoài (700 triệu USD).

Trong khi đó, theo cáo buộc của VKS, giá trị tài sản của AVG tính đến ngày 31/3/2015 là 3.100 tỷ đồng, trừ đi tổng nợ phải trả là 1.133 tỷ đồng, giá trị tài sản ròng còn lại là 1.970 tỷ đồng. AVG lúc này kinh doanh thua lỗ, tình hình tài chính yếu kém, vay nợ kéo dài.

Ngày 25/12/2015, hợp đồng 8.900 tỷ đồng được ký ngay tại buổi liên hoan tổng kết của MobiFone theo chỉ đạo của ông Son, dù chỉ có một tiếng để chuẩn bị.

Tại phiên toà, ông Trương Minh Tuấn thừa nhận đã sai khi ký quyết định 236/QĐ-BTTTT ngày 21/12/2015 phê duyệt Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone, nhưng ký theo yêu cầu của Bộ trưởng Son.

Bị cáo Lê Nam Trà khai đã phản đối khi trong một cuộc họp sát ngày ký hợp đồng, Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu MobiFone chịu trách nhiệm về giá mua AVG. Ông nói việc này vượt quá thẩm quyền của MobiFone, "nếu Bộ cứ ép thì doanh nghiệp xin dừng dự án". Vì thế, quyết định 236 đã "gạch đi "việc giao MobiFone quyết định giá.

Trước câu hỏi nếu không gạch nội dung giao MobiFone quyết định giá thì có thực hiện dự án không? ông Trà vòng vo nhưng sau đó khẳng định sẽ "không thực hiện".

Ông Nguyễn Bắc Son tại phiên toà. Ảnh: TTXVN.

Cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cũng khai đã gạch nội dung giao cho MobiFone quyết định giá mua AVG trước khi chuyển cho thứ trưởng Trương Minh Tuấn ký quyết định 236.

HĐXX hỏi: "Giá mua AVG lúc đó có cao không?". Ông Son đáp: "Lúc đó chúng tôi không nghĩ là cao hay thấp vì chúng tôi chấp nhận đề nghị của MobiFone. Lãnh đạo MobiFone đã ký, chúng tôi tôn trọng chứ không tham gia ý kiến về giá".

HĐXX truy vấn: "MobiFone đề xuất giá, nhưng Bộ Thông tin và Truyền thông phải đánh giá, đúng mới chấp nhận. Có phải vậy không?". Ông Son không trả lời trực tiếp, nói do anh Phạm Hồng Hải, anh Phạm Đình Trọng đề xuất.

Ngày 20/12, VKS đề nghị mức án với 14 bị cáo trong vụ án

Tội Nhận hối lộ (điều 354 Bộ luật Hình sự 2015): cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son án tử hình, Trương Minh Tuấn 8-9 năm tù, Lê Nam Trà 16-17 năm tù, Cao Duy Hải 10-11 năm tù.

Tội Đưa hối lộ (điều 364): Phạm Nhật Vũ 3-4 năm tù.

Tội Vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng (điều 220): ông Nguyễn Bắc Son 16-18 năm tù, Trương Minh Tuấn 6-7 năm tù (tổng hợp hình phạt 14-16 năm), Phạm Đình Trọng 5-6 năm tù, Lê Nam Trà 7-8 năm tù (tổng hợp hình phạt 23-25 năm tù), Cao Duy Hải 4-5 năm tù (hình phạt chung 14-16 năm tù), Phan Thị Hoa Mai (cựu thành viên HĐTV) từ 3 năm đến 3 năm sáu tháng, Hồ Tuấn (cựu phó tổng giám đốc MobiFone) từ 2 năm 6 tháng đến 3 năm tù, Phạm Thị Phương Anh (cựu phó tổng giám đốc MobiFone) từ 2 năm 6 tháng đến 3 năm tù, Nguyễn Mạnh Hùng (cựu phó tổng giám đốc MobiFone) từ 2 năm 6 tháng đến 3 năm tù, Nguyễn Bảo Long (cựu phó tổng giám đốc MobiFone) từ 2 năm 6 tháng đến 3 năm tù, Nguyễn Đăng Nguyên (cựu phó tổng giám đốc MobiFone) từ 2 năm đến 2 năm 6 tháng tù, Võ Văn Mạnh (giám đốc Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và thẩm định giá AMAX) 4-5 năm tù, Hoàng Duy Quang (giám đốc Chi nhánh phía Bắc của AMAX) 3-4 năm tù.

Bảo Hà - Phạm Dự

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét