Những ngày này đọc tin bãi Tư Chính mà buồn. Buồn vì đến giờ này Đảng và Nhà nước vẫn không cho dân biết thông tin diễn biến ở bãi Tư Chính; bãi Tư Chính còn của ta hay đã lọt vào tay giặc TQ ? Báo chí và phương tiện truyền thông trong nước quá ít bài viết về chủ đề này, trong khi lẽ ra thông tin phải đến với người dân theo diễn biến mỗi giờ, trong khi lẽ ra nhà cầm quyền, trước hết là những vị lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng và Nhà nước, phải mạnh mẽ liên tục tố cáo Trung Quốc xâm lược trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước, tố cáo trên diễn đàn Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác, đồng thời phải khởi kiện ngay Trung Quốc ra các tòa án quốc tế. Buồn hơn nữa là cung cách xử lý tình huống độc tài, độc quyền của những vị lãnh đạo chóp bu. Trong khi cần phải huy động trí tuệ của toàn dân, của tập thể để tìm ra những giải pháp phù hợp nhất và qua đó toàn dân đồng thuận để thực hiện thì cách làm của VN xưa nay là chỉ một nhóm 2-3 người gặp nhau bàn bạc và quyết định mọi việc hệ trọng nhất của đất nước, thậm chí liên quan tới cả sự tồn vong của đất nước (như Tổng Tiến công và Nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, đánh sang và giải phóng Campuchia năm 1979 hay ký Hiệp định Thành Đô năm 1991...). Còn nhớ năm 1990 khi đang chữa bệnh tại bệnh viện quân đội Pháp Val de Grâce ở Paris, sợ không qua khỏi, bác Lê Đức Thọ đã gọi đại sứ VN tại Pháp đến yêu cầu gửi điện về nước xin phép được kể và ghi âm lại nhiều sự kiện lịch sử tối quan trọng của Đảng, Nhà nước và Đất nước, vì những chuyện này chỉ có 2-3 người các bác họp bàn và quyết định, trong khi chỉ còn mỗi bác Thọ đang ốm nặng và tất cả những người kia đều đã chết; nếu bác Thọ mất nốt thì sẽ không có bất cứ thông tin gì có giá trị để giải thích lại lịch sử. Hai người kia là các bác Lê Duẩn và Trường Chinh. Nhìn lại các thế hệ lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong 3 thập kỷ qua, không khó để suy đoán ra những bộ đôi, bộ tam nào đã và đang quyết định vận mệnh đất nước.
Tàu Hải Cảnh 3901 - tàu hạng nặng cỡ 12.000 tấn được Trung Quốc đưa tới khu vực phía bắc Bãi Tư Chính. Căng thẳng Bãi Tư Chính giữa Việt Nam và Trung Quốc đã kéo dài hơn một tháng qua và ngày một nóng hơn. Báo chí trong và ngoài nước đều đăng tải thông tin này ở những mức độ chừng mực khác nhau. Trên diễn đàn mạng xã hội, nhiều facebooker cũng rầm rộ bàn luận về chủ quyền biển đảo theo cách tìm hiểu riêng của họ. Và, cũng có một đại đa số người dân sẽ không quan tâm nhiều đến thời cuộc bởi họ còn nhiều khó khăn trong cuộc sống thường nhật phải đối mặt.
Người dân nghĩ gì về căng thẳng tại Bãi Tư Chính?
Diễm Thi, RFA 2019-08-06 Nhà báo Nguyễn Ngọc Già: Với tư cách là một người dân thì phải nói tôi rất đau lòng nhưng tôi không ngạc nhiên nếu bãi Tư Chính mất. Đó là một sự tiếp nối như Việt Nam chúng ta đã mất Hoàng Sa, mất Gạc Ma... Nó càng bộc lộ rõ đó là tội ác không thể dung thứ của cộng sản Việt Nam! Nếu Bãi Tư Chính đã mất thì cái tội này của nhà cầm quyền Việt Nam không thể né tránh với lịch sử. Bây giờ việc cần làm là phải xét lại toàn bộ chiến lược với Trung Quốc. Điều đó sẽ thúc đẩy tiến trình dân chủ ở Việt Nam. Và chỉ có cách để cho đất nước dân chủ thì chúng ta mới lấy lại được Tư Chính trong trường hợp “đã mất”. “Đến bây giờ họ vẫn không cho dân biết gì về diễn biến ở Tư Chính có nghĩa là họ sợ dân hơn là sợ kẻ thù. Họ giấu diếm để thỏa hiệp với kẻ thù!”Tàu Hải Cảnh 3901 - tàu hạng nặng cỡ 12.000 tấn được Trung Quốc đưa tới khu vực phía bắc Bãi Tư Chính. Căng thẳng Bãi Tư Chính giữa Việt Nam và Trung Quốc đã kéo dài hơn một tháng qua và ngày một nóng hơn. Báo chí trong và ngoài nước đều đăng tải thông tin này ở những mức độ chừng mực khác nhau. Trên diễn đàn mạng xã hội, nhiều facebooker cũng rầm rộ bàn luận về chủ quyền biển đảo theo cách tìm hiểu riêng của họ. Và, cũng có một đại đa số người dân sẽ không quan tâm nhiều đến thời cuộc bởi họ còn nhiều khó khăn trong cuộc sống thường nhật phải đối mặt.
Bãi Tư Chính ra sao?
Theo Wikipedia thì Bãi Tư Chính là một cụm rạn san hô ở phía nam Biển Đông, cách bờ biển Vũng Tàu 160 hải lý và cách bờ biển Đảo Hải Nam của Trung Quốc hơn 600 hải lý. Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982), một quốc gia ngoài vùng nội thủy và lãnh hải thì từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, quốc gia ven bờ được quyền có vùng đặc quyền kinh tế tối đa 200 hải lý.
Ngày 3/7/2019, Trung Quốc điều tàu Hải Dương 8 được hộ tống bởi 4 tàu hải cảnh và một tàu dân binh, trong đó có tàu Hải cảnh 3901 là tàu hạng nặng cỡ 12.000 tấn tới khu vực phía bắc Bãi Tư Chính. Đối mặt với các tàu Trung Quốc vào lúc đó chỉ có 4 tàu cảnh sát biển của Việt Nam.
Giáo sư Carl Thayer thuộc Trường Đại học New South Wales, hôm 3/8/2019 đưa trên Twitter thông tin Trung Quốc đã điều 35 tàu các loại vào vùng biển Việt Nam, có những tàu trang bị vũ khí hạng nặng. Lúc đỉnh điểm số tàu lên đến 80 chiếc.
Người dân Việt Nam hiện nay không ai biết rõ “số phận” Bãi Tư Chính ra sao nên rất nhiều giả thiết được đưa ra và bàn luận trên các diễn đàn mạng xã hội. Người nói còn, người nói mất. Phần đông (theo quan sát của RFA) hồ nghi và cho rằng Bãi Tư Chính sẽ mất nếu Chính phủ Việt Nam không có động thái phản ứng mạnh mẽ hơn trước sự thách thức của Trung Quốc.
Một cựu sĩ quan có thâm niên hơn 10 năm trong quân đội, ông Võ Minh Đức, đưa ý kiến của mình:
“Nếu nói là Tư Chính đã mất thì chưa, nhưng chuyện sắp mất chắc chắn là có nếu chính quyền không có những biện pháp cứng rắn, không có thái độ cương quyết. Tôi nghĩ ở thời điểm này thì nên lấy lại câu nói của Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là ‘Không chấp nhận đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông’ - dù tôi cũng không thích ông này.”
Cho đến bây giờ, tin tức cũng như “số phận” Bãi Tư Chính mà người dân được biết chủ yếu là qua báo đài nước ngoài và dư luận quốc tế. Giáo sư Hoàng Dũng cũng nhìn nhận sự việc qua kênh thông tin như vậy. Ông nói:
“Tôi không nghĩ Tư Chính đã mất. Đến nay tình hình vẫn diễn biến khá phức tạp. Nếu thực sự Tư Chính đã mất thì dư luận thế giới không dừng lại ở đây, bởi chuyện ở bãi Tư Chính hiện nay không chỉ liên quan tới Việt Nam.”
Với giả thiết trên, Nhà báo Nguyễn Ngọc Già bày tỏ: Tuy nói vậy nhưng ông cũng đưa giả thiết nếu Bãi Tư Chính đã mất thì cái tội này của nhà cầm quyền Việt Nam không thể né tránh với lịch sử. Bây giờ việc cần làm là phải xét lại toàn bộ chiến lược với Trung Quốc. Ông cho rằng điều đó sẽ thúc đẩy tiến trình dân chủ ở Việt Nam. Và chỉ có cách để cho đất nước dân chủ thì chúng ta mới lấy lại được Tư Chính trong trường hợp “đã mất”.
“Với tư cách là một người dân thì phải nói tôi rất đau lòng nhưng tôi không ngạc nhiên nếu Bãi Tư Chính mất. Đó là một sự tiếp nối như Việt Nam chúng ta đã mất Hoàng Sa, mất Gạc Ma. Nó như một cơn sóng thần. Tuy nhiên sóng thần có vồ hết tất cả tài sản của chúng ta thì chúng ta vẫn có thể gầy dựng lại, còn nếu Bãi Tư Chính mất thì đó là điều rất kinh khủng với dân tộc Việt Nam. Nó càng bộc lộ rõ đó là tội ác không thể dung thứ của cộng sản Việt Nam!”
Thông tin mơ hồ
Tuy chuyện Biển Đông nóng như vậy, có thể nói “ngay cửa nhà mình”, nhưng nhiều người dân Việt Nam vẫn như bị bịt mắt, bịt tai không biết gì hết nếu không sử dụng mạng xã hội. Cô Trần Thị Tuyết, một công nhân ở Sài Gòn bất ngờ khi trò chuyện với RFA:
“Vụ Bãi Tư Chính em không biết vì em không thấy báo chí đăng gì hết. Mất nước là do lỗi của những ông lớn, những lãnh đạo đã để Trung Quốc xâm lấn. Em là một người dân mà em có biết gì đâu. Chuyện đó để Nhà nước lo thôi. Mình ở Việt Nam mà, họ làm như thế nào mình cũng phải chịu thôi."
Giáo sư Hoàng Dũng hiện giảng dạy tại Sài Gòn cho rằng đứng trước hình ảnh xâm lược như vậy mà nhà nước không lên tiếng một cách mạnh mẽ để bảo vệ biên cương thì tính chính danh của nhà nước hoàn toàn sụp đổ:
“Tôi thấy nhiệm vụ của chính quyền là phải thông tin cho người dân. Vừa rồi nếu nói nhẹ thì “chính quyền thông tin chậm”. Nói nặng thì “chính quyền cố tình giấu diếm thông tin”. Vấn đề là tại sao họ lại đưa thông tin chậm như vậy, có thể đó là theo quán tính của cách quản lý cũ, nghĩa là họ nghĩ rằng những thông tin đó chỉ có một số người được biết. Cái thứ hai mà tôi thấy nghiêng về hơn, là nhà nước hiện nay đang rất lúng túng trong việc đối phó với Trung Quốc nói chung và vụ bãi Tư Chính nói riêng.”
Tuy nhiên, vào cuối tháng 7/2019, trong cuộc họp kín với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 ở Bangkok, Phó thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã tố cáo Trung Quốc vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông.
Trước động thái khá “dũng cảm” của Bộ trưởng Phạm Bình Minh, nhiều người dân tỏ ra vui mừng nhưng cũng không ít người cho rằng cách bày tỏ thái độ của Bộ trưởng Ngoại giao chưa thật sự kiên quyết và cứng rắn.
Ông Huỳnh Ngọc Chênh từ Hà Nội nhận định, vụ Bãi Tư Chính là phép thử của nhà cầm quyền cộng sản. Nếu chính quyền im lặng để cho Trung Quốc cưỡng đoạt có nghĩa họ bảo vệ đảng bằng mọi giá kể cả giá mất nước. Còn nếu chính quyền lên tiếng mạnh mẽ, đồng thời kêu gọi dân chúng và quốc tế lên tiếng phản ứng thì mới thấy rằng họ còn lo cho đất nước. Ông kết luận:
“Đến bây giờ họ vẫn không cho dân biết gì về diễn biến ở Tư Chính có nghĩa là họ sợ dân hơn là sợ kẻ thù. Họ giấu diếm để thỏa hiệp với kẻ thù!”
Mọi việc để chính phủ lo?
Mạng báo South China Morning Post vào ngày 17 tháng 7 dẫn phân tích của Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải (AMTI) thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược & Quốc Tế (CSIS) ở thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ rằng nguy cơ đụng độ giữa tàu Trung Quốc với tàu của Việt Nam và Malaysia tăng cao tại Biển Đông trong những tuần gần đây khi mà Trung Quốc cố cản trở hoạt động thăm dò dầu khí của hai nước này ở khu vực đó.
AMTI nêu rằng Bắc Kinh cho thấy rõ ý muốn này càng tăng khi sử dụng vũ lực và đe dọa nhằm cản trở mong ước thăm dò dầu khí của các nước láng giềng. Trước sự ngang ngược của Trung Quốc, nhiều quốc gia đã lên tiếng, trong đó có Mỹ khi ngày 29/7/2019, các thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ đã viết thư gửi đến ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phản ứng Trung Quốc vi phạm công ước LHQ về luật biển.
Tôi nghĩ ở thời điểm này thì nên lấy lại câu nói của Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là ‘Không chấp nhận đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông’ - dù tôi cũng không thích ông này. - Ông Võ Minh Đức
Qua đó có thể thấy tình hình tranh chấp biển Đông và chuyện Bãi Tư Chính không còn là chuyện của riêng Việt Nam, thế nhưng rất tiếc nhiều người dân thừa nhận họ không biết nên làm gì trong lúc này. Ông Võ Minh Đức, một người dân, cho biết:
“Với tư cách là một người dân, nói thật tôi cũng không biết phải làm gì. Những biện pháp biểu tình, phản đối thì người dân mất niềm tin rồi vì nhà nước đàn áp, đánh đập. thậm chí bỏ tù dân…”
Ông Võ Minh Đức bày tỏ sự bất bình khi cùng lúc Trung Quốc xâm lấn chủ quyền biển Việt Nam thì các cấp lãnh đạo vẫn tiếp tục giao hảo với Trung Quốc với chuyến đi của Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đến nước này để củng cố 'đối tác chiến lược toàn diện' từ ngày 8 đến 12/7/2019. Tiếp đến là Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, sang Trung Quốc tham dự hội thảo lý luận lần thứ 15 giữa hai đảng vào ngày 21 và 22/7/2019.
Ở một động thái khác, theo nhận định của một số nhà quan sát thì bản chất việc Trung Quốc có hành động xâm lấn Bãi Tư Chính là tranh chấp Biển Đông và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Nhà báo Nguyễn Ngọc Già đưa ra những nhận định liên quan:
“Với tư cách là một người Việt Nam, tôi cũng không biết làm gì bởi tôi chỉ là một người dân bình thường. Tôi chỉ mong rằng tình hình đã như thế này thì chỉ có phương pháp “dĩ độc trị độc”, cụ thể cuộc thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc được đẩy lên cao. Và tôi cũng rất mong Hoa Kỳ có những đòn trừng phạt kinh tế đối với đảng cộng sản Việt Nam, đối với Bộ chính trị và đối với những kẻ tham nhũng.
Tất nhiên khi những đòn đánh kinh tế áp vô cho Việt Nam thì người dân sẽ phải hứng chịu. Tôi hiểu rõ điều đó. Tuy nhiên có gì mà không phải trả giá?!”
Ông nêu một câu nói phổ biến trên thế giới là “Freedom is not free - Tự do không miễn phí” và liên hệ đến sự trả giá của người dân Việt Nam sau chiến tranh:
“Nếu buộc thì chúng ta phải trả giá như thời kỳ tăm tối lầm than sau 1975 mà người dân Việt Nam còn ở trong nước đã phải trả giá.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét