Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2019

Kẻ sĩ và trí thức: Giống và khác nhau ?

Kẻ sĩ và trí thức
Trần Trường Sa - “Kẻ sĩ” là những người có học vấn, có khí tiết, có thể bị giết chứ không chịu nhục, dẫu có lâm vào cảnh hàn vi, oan trái vẫn không nguôi hướng tới những sự nghiệp cứu dân, giúp đời. Ngoài ra, “trung quân” là một yếu tố quan trọng đối với “kẻ sĩ”. “Kẻ sĩ” phải biết “xuất-xử-hành-tàng” hợp lý để vừa giúp đời được, vừa giữ trọn lòng trung. Thiếu chữ “trung”, nhất định không phải là “kẻ sĩ”. Nguyễn Trải, Chu Văn An chấp nhận “tàng” chứ không thể bất trung. “kẻ sĩ” là “kẻ trí trung”. Ngược lại, người trí thức tuyệt đối trung thành với cái lý tưởng, cái tổ chức mà họ đang theo đuổi trên tinh thần họ đang tự nhận thức vể sự đúng đắn của nó. Khi nhận thấy cái gì không còn đúng nữa, người trí thức sẳn sàng từ bỏ và chống lại nó mà không nuối tiếc cái quá khứ mình theo đuổi.
Image result for Kẻ sĩ và trí thức
Nhân sĩ Trí thức Việt Nam phản đối biện pháp trấn áp, cấm biểu tình: 
Bùi Tiến An, Huỳnh Tấn Mẫm, Tương Lai, Huỳnh Kim Báu, Lê Công Giàu.
Kẻ sĩ và trí thức là hai khái niệm một xưa, một nay đã có từ lâu. Tuy nhiên, cho đến nay tôi vẫn nghe mỗi người hiểu theo một cách khác nhau, đôi lúc còn có ý kiến trái ngược! Tuy tầm hiểu biết không sâu, nhưng qua nhiều trải nghiệm, tôi mạo muội có kiến giải hai khái niệm này nhằm góp phần làm trong sáng ngữ nghĩa tiếng Việt ta. Việc so sánh kẻ sĩ với trí thức chỉ nhằm để nhận ra cái giống nhau và phân biệt cái khác nhau. Rất không nên so sánh theo hướng cái cao-cái thấp, cái nào đem lại lợi ích cho xã hội nhiều hơn ….


Kẻ sĩ là khái niệm có từ xưa và gắn liền với nho học. Theo giáo sư Phan Đình Diệu thì : ““Kẻ sĩ” là những người có học vấn, có khí tiết, có thể bị giết chứ không chịu nhục, dẫu có lâm vào cảnh hàn vi, oan trái vẫn không nguôi hướng tới những sự nghiệp cứu dân, giúp đời. 

Dù là “intellectuel” ở phương Tây hay là “kẻ sĩ” ở phương Đông, người trí thức ở đâu, thời điểm nào cũng là người có học vấn cao và có ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự tiến bộ của xã hội mà mình đang sống”. Theo cách hiểu này chỉ nêu được cái giống nhau giữa “Kẻ sĩ” và “Trí thức”.

Ngày nay, còn có cách hiểu cụ thể hơn về “trí thức” : “Trí thức là người có kiến thức sâu xa về một hay nhiều lĩnh vực hơn sự hiểu biết của mặt bằng chung của xã hội vào từng thời kỳ”.

Cách hiểu này chỉ làm rỏ phần “trí” chứ chưa đề cập đến phần “thức” như theo ý của giáo sư Diệu đã nêu.

Trong chử Hán, “sĩ” là học trò, mà “sĩ” cũng có nghĩa là làm quan (từ điển hán nôm). Theo tôi, về mặt ý thức trách nhiệm đối với xã hội thì cách hiểu của giáo sư Diệu là chính xác. 


Ngoài ra, “trung quân” là một yếu tố quan trọng đối với “kẻ sĩ” . “Kẻ sĩ” phải biết “xuất-xử-hành-tàng” hợp lý để vừa giúp đời được, vừa giữ trọn lòng trung. “Kẻ sĩ” tiêu biểu ngày xưa ở nước ta có Nguyễn Công Trứ; không ai coi Cao Bá Quát là “kẻ sĩ” cả dù ông ta được vua Tự Đức khen “Văn như Siêu Quát vô Tiền Hán”. Chính vì lẻ này mà ngày xưa kẻ sĩ học trò phải vô cùng cẩn thận “chọn chúa mà thờ” trước khi muốn thành kẻ sĩ làm quan.

Thiếu chữ “trung”, nhất định không phải là “kẻ sĩ”. Nguyễn Trải, Chu Văn An chấp nhận “tàng” chứ không thể bất trung.


Thế thì trong một xã hội không có vua thì không có “kẻ sĩ” hay sao?

Xin thưa, vẫn có!

Nói rộng ra, “kẻ sĩ” luôn trung thành với lý tưởng mình đã chọn, với tổ chức mình đã tham gia. Khi nhận ra sự lựa chọn của mình là sai lầm, kẻ sĩ chấp nhận “tàng” chứ nhất quyết không chống lại cái mình đã chọn. Dạng kẻ sĩ như vậy hiện nay nhiều lắm! Trong đó bao gồm rất nhiều người muốn sửa chửa cái lý tưởng, cái tổ chức họ đã theo cho đúng với lương tri thời đại, chứ không muốn từ bỏ rồi chống đối chỉ vì để giữ “lòng trung”. Đó là quyền của họ, chúng ta cần tôn trọng họ. Hành xử như cụ Nguyễn Hộ nhất định không phải là kẻ sĩ. Nếu vì kiến thức cụ không cao thì có thể xem cụ là một bậc “thức giả”. Tóm lại, “kẻ sĩ” là “kẻ trí trung”.

Thế thì trí thức có thể bất trung chăng! Không! Người trí thức tuyệt đối trung thành với cái lý tưởng, cái tổ chức mà họ đang theo đuổi trên tinh thần họ đang tự nhận thức vể sự đúng đắn của nó. Khi nhận thấy cái gì không còn đúng nữa, người trí thức sẳn sàng từ bỏ và chống lại nó mà không nuối tiếc cái quá khứ mình theo đuổi. 

Lòng “trung” của trí thức là trung với cái tư duy tri thức đang là của mình. Trí thức không vì quyền lợi bản thân mà nói hay làm ngược với cái mình đang suy nghĩ. Người có chữ mà im lặng, né tránh sự thật vì sợ bạo quyền, …. không dám buông lời phản biện để mong được yên thân, đó là “trí ngũ”. Người có chữ mà nói ngược lại với điều mình đang suy nghĩ để mong cầu danh lợi, đó là kẻ “trí trá”.

Một người có mặt bằng kiến thức cao hơn mức trung bình của xã hội mà làm được như nhà thơ Phùng Quán mô tả trong bài thơ “Lời mẹ dặn”, đấy là “trí thức”.

Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu

Tháng 1 – 2019
https://danquyenvn.blogspot.com/2019/01/ke-si-va-tri-thuc.html#more

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét