Những cái loa của chế độ
Nguyễn Lân Thắng - Và rồi như một tất yếu, không phải chỉ có chuyện “con con” như vi phạm giao thông, có những chuyện còn lớn hơn như việc gia đình cô ca sỹ Mỹ Linh lấy đất rừng phòng hộ làm biệt phủ. Cũng có dăm ba bài báo kêu ca trước đây xong rồi thôi, chả có chuyện gì xảy ra. Và rồi rất trớ trêu, cô ca sỹ hạng diva danh giá ngất trời với biệt phủ to đùng trong khu vực rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn ngoài ca hát lại được an yên tham gia công việc trong chương trình Nhà chống lũ… he heTuyên truyền viên hay dư luận viên rất đông, nhưng không nguy hiểm. Họ thường là những người có trình độ thấp kém, đời sống cũng khó khăn, phát biểu hay viết lách lại ngu dốt, thường chỉ biết chửi bậy là giỏi, nên không mấy gây ảnh hưởng xã hội theo đúng ý của đảng, mà nhiều khi còn phản tác dụng, làm trò cười cho thiên hạ.
Có một lực lượng tuy nhỏ, nhưng nguy hiểm hơn dư luận viên nhiều trong việc định hướng và tuyên truyền cho chế độ. Tôi nhớ không nhầm thì hình như người đầu tiên gọi lực lượng này với cái tên “bình hoa của chế độ” là nhà văn Phạm Thị Hoài. Bình hoa của chế độ rất đa dạng, họ không hẳn phải là quan chức. Họ có thể là doanh nghiệp, nhà văn, nhà báo, diễn viên điện ảnh, ca sỹ, cầu thủ bóng đá… những người có thu nhập cao, có ảnh hưởng rất lớn trong xã hội.
Đặc điểm chung của họ là tuy không ăn lương của hệ thống tuyên giáo, nhưng họ nhận được rất nhiều bổng lộc, danh tiếng, lợi ích một cách rất kín đáo từ nhà nước. Những lợi ích đó họ được hưởng không phải chỉ trong một thế hệ. Bất cứ ai trong xã hội được gia nhập giai cấp này đều có khả năng được hưởng những đặc ân lớn trong nhiều đời, từ đời ông đến đời cháu… và cứ thế kéo dài mãi, nếu họ làm tốt được một việc, đó là dùng ảnh hưởng của mình nói tốt cho đảng cầm quyền.
Thời bao cấp, khi xã hội nói chung đều nghèo khó thì những dạng người này có thể nhận diện qua chế độ tem phiếu. “Cán bộ hưởng cấp đặc biệt và tiêu chuẩn phiếu A, B mua tại cửa hàng 17 phố Tông Đản. Tiêu chuẩn phiếu C mua ở phố Nhà Thờ, Đặng Dung và Vân Hồ…” [2]. Cứ nhìn họ đi chợ, mua đồ ở đâu là biết ngay họ là ai. Chẳng thế mà ca dao dân gian Hà Nội thời bao cấp đã có câu:
“Tôn Đản là của vua quan
Nhà Thờ là của trung gian nịnh thần
Đồng Xuân là của thương nhân
Vỉa hè là của nhân dân anh hùng.”
Ngày nay, khi xã hội không còn bó hẹp như xưa, lực lượng “bình hoa của chế độ” đã phát triển ở mức cao hơn, tinh vi hơn, kín đáo hơn nhiều. Họ là những người được hưởng những đặc ân trong không chỉ việc thoả mãn các nhu cầu của cái mồm, mà còn trong vô vàn những thứ khác. Từ y tế, giáo dục, văn hoá, cơ hội kinh doanh, cơ hội tiến thân… cho đến những việc rất bình thường như vi phạm luật giao thông chẳng hạn.
Thời bao cấp, khi xã hội nói chung đều nghèo khó thì những dạng người này có thể nhận diện qua chế độ tem phiếu. “Cán bộ hưởng cấp đặc biệt và tiêu chuẩn phiếu A, B mua tại cửa hàng 17 phố Tông Đản. Tiêu chuẩn phiếu C mua ở phố Nhà Thờ, Đặng Dung và Vân Hồ…” [2]. Cứ nhìn họ đi chợ, mua đồ ở đâu là biết ngay họ là ai. Chẳng thế mà ca dao dân gian Hà Nội thời bao cấp đã có câu:
“Tôn Đản là của vua quan
Nhà Thờ là của trung gian nịnh thần
Đồng Xuân là của thương nhân
Vỉa hè là của nhân dân anh hùng.”
Ngày nay, khi xã hội không còn bó hẹp như xưa, lực lượng “bình hoa của chế độ” đã phát triển ở mức cao hơn, tinh vi hơn, kín đáo hơn nhiều. Họ là những người được hưởng những đặc ân trong không chỉ việc thoả mãn các nhu cầu của cái mồm, mà còn trong vô vàn những thứ khác. Từ y tế, giáo dục, văn hoá, cơ hội kinh doanh, cơ hội tiến thân… cho đến những việc rất bình thường như vi phạm luật giao thông chẳng hạn.
Người ta được nghe rất nhiều những câu chuyện người nổi tiếng, không phải là quan chức nhé, khi họ có vi phạm luật giao thông bị cảnh sát giữ lại, họ chỉ cần xuống xe cười tươi, bắt tay chào hỏi dăm ba câu. Thế là mọi chuyện coi như xong, coi như không có gì xảy ra. Chuyện này phổ biến đến mức trong xã hội, mọi người nghiễm nhiên coi việc đó là bình thường, là chuyện mà những người “nổi tiếng” này đáng được hưởng quyền miễn trừ so với người khác.
Và rồi như một tất yếu, không phải chỉ có chuyện “con con” như vi phạm giao thông, có những chuyện còn lớn hơn như việc gia đình cô ca sỹ Mỹ Linh lấy đất rừng phòng hộ làm biệt phủ. Cũng có dăm ba bài báo kêu ca trước đây xong rồi thôi, chả có chuyện gì xảy ra. Và rồi rất trớ trêu, cô ca sỹ hạng diva danh giá ngất trời với biệt phủ to đùng trong khu vực rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn ngoài ca hát lại được an yên tham gia công việc trong chương trình Nhà chống lũ… he he
Chuyện lùm xùm của ca sỹ Mỹ Linh trong việc phát ngôn về nhà hát giao hưởng đặt ở Thủ Thiêm nhiều người nói rồi, tôi không bàn đến việc này nữa. Điều đáng nói là không chỉ riêng chuyện của ca sỹ Mỹ Linh, mà còn nhiều người được coi (hay tự coi) là giới tinh hoa của xã hội. Trong khi được nhận những đặc ân của chế độ ban phát, mà nguồn gốc cũng từ sự đóng góp của giới bình dân, họ đã ở đâu khi đất nước nát tan? Từ chuyện chủ quyền biển đảo quốc gia bị xâm phạm, chuyện ô nhiễm môi trường, chuyện cá chết hàng loạt, chuyện y tế giáo dục xuống cấp… giới “tinh hoa” của xã hội này hầu hết chỉ lặng im, dăm ba người phát biểu vu vơ, khuyên bảo bảo quần chúng hãy bình tĩnh và tin vào đường lối sáng suốt của đảng và nhà nước… bla bla…
Chuyện lùm xùm của ca sỹ Mỹ Linh trong việc phát ngôn về nhà hát giao hưởng đặt ở Thủ Thiêm nhiều người nói rồi, tôi không bàn đến việc này nữa. Điều đáng nói là không chỉ riêng chuyện của ca sỹ Mỹ Linh, mà còn nhiều người được coi (hay tự coi) là giới tinh hoa của xã hội. Trong khi được nhận những đặc ân của chế độ ban phát, mà nguồn gốc cũng từ sự đóng góp của giới bình dân, họ đã ở đâu khi đất nước nát tan? Từ chuyện chủ quyền biển đảo quốc gia bị xâm phạm, chuyện ô nhiễm môi trường, chuyện cá chết hàng loạt, chuyện y tế giáo dục xuống cấp… giới “tinh hoa” của xã hội này hầu hết chỉ lặng im, dăm ba người phát biểu vu vơ, khuyên bảo bảo quần chúng hãy bình tĩnh và tin vào đường lối sáng suốt của đảng và nhà nước… bla bla…
Chỉ có rất rất ít những người nổi tiếng dám mở mồm phản bác, dám lên tiếng bảo vệ những lợi ích của đa số người dân. Những người mạnh mẽ nhất này có thể kể đến như nhà thơ Đỗ Trung Quân, nhà văn Bọ Lập, diễn viên điện ảnh Tùng Dương, diễn viên sân khấu Vượng Râu… và một số ít người khác nữa tôi không tiện nhắc. Những người này có thể bắt đầu dám mở mồm phản kháng trước sau nhau một chút, nhưng cầm chắc nhẹ sẽ là sẽ bị đưa vào tầm ngắm, bị an ninh kiềm toả, bị gây khó khăn trong hoạt động văn hoá, thậm chí nặng thì bị gông cổ nhốt chơi vào tù vài tháng để điều tra làm rõ cho vui.
Trong cái tháp ngà của mình, với đầy đủ những ân sủng mà chế độ ban cho, giới “tinh hoa” bấy lâu nay hầu như chẳng quan tâm gì đến nỗi đau trong hiện thực của người dân. Không những thế, bằng danh tiếng, tri thức và vị thế xã hội mà họ có được, giới tinh hoa này còn xa gần dùng những xảo ngữ, những giá trị nhân văn, học thuật, văn hoá ở mãi tít tận đâu để bênh vực cho nhà cầm quyền, để làm chệch hướng dư luận xã hội trong việc đòi hỏi phanh phui những việc thối nát, đòi hỏi tìm ra cho được những kẻ phải chịu trách nhiệm với thực trạng đất nước hiện nay.
Một quan chức phát biểu gì nghe có thể rất oai. Nhưng không thể có sức mạnh ghê gớm lay động quần chúng bằng giới “tinh hoa” xã hội. Các chế độ độc tài trên toàn thế giới không phải chỉ là ở các nước cộng sản từ xa xưa đã ý thức rất rõ điều này. Chính vì thế mà Việt Nam, một nước hiện nay được xếp hạng dân chủ thứ 140/167 [3] lại càng quan tâm đến việc vừa ẵm bế, vừa khống chế giới tinh hoa xã hội này. Với sức mạnh của mình, giới tinh hoa có thể làm chuyển biến sự suy nghĩ của toàn xã hội, và thật là thảm hoạ nếu mục đích đó để bảo vệ cho một nhà nước, một chế độ, một tầng lớp thiểu số ngang nhiên thống trị và bóc lột những người khác.
Matin Luther King từng nói: “Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt”. Sự im lặng của người tốt theo tôi nguyên nhân chính là do họ bị ảnh hưởng, bị tuyên truyền, bị lừa mị từ giới tinh hoa xã hội, chứ không phải từ lời phủ dụ của một quan chức nào đó. Và vì thế, theo như lời hứa trên facebook, tôi phải viết ra hẳn một bài như thế này để mọi người thức tỉnh, để nhận rõ chân tướng ai là ai trong cái mớ người lấp lánh ở trên cao kia. Họ không đáng được nhận sự trân trọng. Ánh hào quang họ có chỉ là do nhà cầm quyền chăng mấy cái cái dây đèn trang trí lên người anh này chị kia trong khung cảnh tối tăm của đất nước. Nếu thực sự đất nước này có tinh hoa dẫn dắt, chúng ta đã có thể sống một cuộc đời an yên không phải lo những thứ tầm thường gạo mắm, khói bụi, bệnh dịch, lụt lội giữa phố… như ai kia.
Và theo tôi, trước khi định làm điều gì to tát cho đất nước như đấu tranh dân chủ, nhân quyền… hãy đập bẹp mấy cái loa của chế độ đi./.
Nguyễn Lân Thắng
_____
[1] 80 ngàn dư luận viên: https://laodong.vn/…/ca-nuoc-co-gan-80000-tuyen-truyen-vien…
[2] Một thời tem phiếu: http://hanoimoi.com.vn/…/Pho…/527106/mot-thoi-tem-phieu-tiep
[3] Chỉ số dân chủ: https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Chỉ_số_dân_chủ
(FB Nguyễn Lân Thắng)
Trong cái tháp ngà của mình, với đầy đủ những ân sủng mà chế độ ban cho, giới “tinh hoa” bấy lâu nay hầu như chẳng quan tâm gì đến nỗi đau trong hiện thực của người dân. Không những thế, bằng danh tiếng, tri thức và vị thế xã hội mà họ có được, giới tinh hoa này còn xa gần dùng những xảo ngữ, những giá trị nhân văn, học thuật, văn hoá ở mãi tít tận đâu để bênh vực cho nhà cầm quyền, để làm chệch hướng dư luận xã hội trong việc đòi hỏi phanh phui những việc thối nát, đòi hỏi tìm ra cho được những kẻ phải chịu trách nhiệm với thực trạng đất nước hiện nay.
Một quan chức phát biểu gì nghe có thể rất oai. Nhưng không thể có sức mạnh ghê gớm lay động quần chúng bằng giới “tinh hoa” xã hội. Các chế độ độc tài trên toàn thế giới không phải chỉ là ở các nước cộng sản từ xa xưa đã ý thức rất rõ điều này. Chính vì thế mà Việt Nam, một nước hiện nay được xếp hạng dân chủ thứ 140/167 [3] lại càng quan tâm đến việc vừa ẵm bế, vừa khống chế giới tinh hoa xã hội này. Với sức mạnh của mình, giới tinh hoa có thể làm chuyển biến sự suy nghĩ của toàn xã hội, và thật là thảm hoạ nếu mục đích đó để bảo vệ cho một nhà nước, một chế độ, một tầng lớp thiểu số ngang nhiên thống trị và bóc lột những người khác.
Matin Luther King từng nói: “Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt”. Sự im lặng của người tốt theo tôi nguyên nhân chính là do họ bị ảnh hưởng, bị tuyên truyền, bị lừa mị từ giới tinh hoa xã hội, chứ không phải từ lời phủ dụ của một quan chức nào đó. Và vì thế, theo như lời hứa trên facebook, tôi phải viết ra hẳn một bài như thế này để mọi người thức tỉnh, để nhận rõ chân tướng ai là ai trong cái mớ người lấp lánh ở trên cao kia. Họ không đáng được nhận sự trân trọng. Ánh hào quang họ có chỉ là do nhà cầm quyền chăng mấy cái cái dây đèn trang trí lên người anh này chị kia trong khung cảnh tối tăm của đất nước. Nếu thực sự đất nước này có tinh hoa dẫn dắt, chúng ta đã có thể sống một cuộc đời an yên không phải lo những thứ tầm thường gạo mắm, khói bụi, bệnh dịch, lụt lội giữa phố… như ai kia.
Và theo tôi, trước khi định làm điều gì to tát cho đất nước như đấu tranh dân chủ, nhân quyền… hãy đập bẹp mấy cái loa của chế độ đi./.
Nguyễn Lân Thắng
_____
[1] 80 ngàn dư luận viên: https://laodong.vn/…/ca-nuoc-co-gan-80000-tuyen-truyen-vien…
[2] Một thời tem phiếu: http://hanoimoi.com.vn/…/Pho…/527106/mot-thoi-tem-phieu-tiep
[3] Chỉ số dân chủ: https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Chỉ_số_dân_chủ
(FB Nguyễn Lân Thắng)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét