Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

Bạn sẽ làm gì nếu biết trước ngày chết ?

Đã bước sang tuổi già nhưng chưa quá già, tóc đã cơ bản bạc hết, năm nào cũng đi dự đám tang vài lần, bố mẹ cũng mới mất đều ở tuổi 86-87, nên nhiều lúc mình đã nghĩ tới ngày rời bỏ thế giới này. Khi đó sẽ vui hay buồn ? Chắc là vui nhiều hơn buồn. Vì sao không buồn ? Vì ngẫm lại sẽ thấy, hầu như mọi lạc thú lành mạnh ở cuộc đời mình đã được hưởng cả: Học hành tử tế, bằng cấp nước ngoài, bài viết nghiên cứu công bố quốc tế... đủ cả. Đi làm thì được chơi bời tiếp xúc thân mật hay ghét thì mỉa mai khinh bỉ từ Người lao công quét rác đến ông Chủ tịch nước hay Tổng bí thư. Du lịch và sống gần 20 năm ở ba bốn chục nước trên thế giới, từ nước nghèo mạt hạng nhất (Việt Nam, Lào hay Campuchia...) đến những nước văn minh nhất (Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Thụy Sĩ...); giờ thấy đi đâu cũng thấy quen quen..., nên chán. Ăn uống từ gà chết lợn toi cho đến thịt hổ thịt gấu. Vợ con, bè bạn đều tốt cả; không cần gì hơn thế... Vui vì sao ? Vì tuổi già sức yếu có làm gì được nữa đâu. Muốn ăn ngon, uống ngon cũng không dám hoặc không được. Trên bảo dưới không nghe; mình nói lớp trẻ cũng không nghe. Năm nào cũng phải đi bệnh viện khám vài lần; có bệnh thì phải chữa rất khổ. May chưa phải phụ thuộc vợ con. Khi đã hưởng thụ hết những thú vui của cuộc sống, sức lực hưởng thụ cũng không còn thì cuộc sống có ý nghĩa gì ? Tốt nhất là vui vẻ chuyển kiếp. Biết đâu ở thế giới bên kia, cuộc sống lại tốt gấp trăm gấp nghìn lần đất nước VN XHCN có Đảng quanh vinh muôn năm lãnh đạo này thì có phải sướng hơn không ? Hôm vừa rồi cúng cho mẹ mình, thấy cúng bảo mẹ mình sang đó vui lắm, không luyến tiếc gì nước Việt Nam đau khổ này cả. Vậy nên chúng ta hãy sống tự nhiên như cuộc đời chúng ta đã sống, đến khi phải chuyển kiếp thì cũng vui vẻ ra đi, đừng lưu luyến tiếc nuối cái gì cả.
Bạn sẽ làm gì nếu biết trước ngày mình lìa đời
Bạn và tất cả những người bạn từng biết một ngày nào đó đều sẽ phải giã từ thế giới. Theo một số nhà tâm lý học, sự thật phũ phàng này luôn luôn lẩn khuất ở một góc kín trong đầu óc của chúng ta và cuối cùng sẽ xui khiến tất cả những gì chúng ta làm, từ việc quyết định đi nhà thờ, ăn rau củ, đi tập thể hình cho đến tạo động lực cho ta có con cái, viết sách hay mở công ty.

Đối với những người khỏe mạnh, cái chết thường ẩn khuất trong tâm tưởng, và gây ảnh hưởng lên họ ở mức độ tiềm thức. "Phần lớn thời gian chúng ta sống ngày qua ngày mà không để ý hay không nghĩ đến cái chết," Chris Feudtner, bác sỹ nhi tại Bệnh viện Nhi Philadelphia và Đại học Pennsylvania, nói. "Chúng ta đương đầu với cái chết bằng cách tập trung vào những điều trực tiếp hơn trước mắt chúng ta."

Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu không còn sự mơ hồ xung quanh sự diệt vong của chúng ta nữa? Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả chúng ta được biết ngày tháng chính xác và cách chúng ta chết?

Tuy đó là điều đương nhiên không thể xảy ra, nhưng việc xem xét kỹ kịch bản giả định này có thể giúp ta hiểu được động cơ của mình, vừa như một cá nhân riêng rẽ vừa như một thành viên xã hội, và hé lộ cách tốt nhất để dùng khoảng thời gian có hạn mà ta có được trên cõi đời.

Trước hết, hãy xác định những gì ta đã biết về cách thức mà cái chết định hình hành vi của ta trong đời thực.

Vào những năm 1980, các nhà tâm lý học đã quan tâm đến việc chúng ta ứng phó với nỗi lo lắng và sợ hãi tràn ngập ra sao khi nhận ra rằng chúng ta không là gì khác là bao những 'miếng thịt tự nhận thức biết thở, biết đi đại tiện mà có thể chết bất cứ lúc nào," Sheldon Solomon, giáo sư tâm lý tại Trường Skidmore, nói.Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Theo lý thuyết quản lý nỗi kinh sợ, thuật ngữ mà Solomon và các đồng sự của ông sáng tạo ra để gọi những phát hiện của họ, thì con người chấp nhận những niềm tin do văn hóa tạo dựng nên, theo đó cho rằng thế giới này là có ý nghĩa và rằng cuộc đời của chúng ta là có giá trị, qua đó cố đẩy lùi nỗi kinh sợ về sự sinh diệt vốn làm cho chúng ta tê liệt.

Vì sao khi trời quá nóng thì nên tắt quạt

Tại sao bệnh Alzheimer ở phụ nữ lại nhiều hơn

'Khi căng thẳng, chúng ta ra quyết định sáng suốt hơn'
Yếm thế và tiêu cực

Trong hơn 1.000 thí nghiệm được đồng nghiệp đánh giá, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng khi được nhắc là chúng ta sắp từ giã cõi đời, chúng ta sẽ càng bấu víu chặt hơn vào những niềm tin văn hóa và cố khẳng định giá trị bản thân. Chúng ta sẽ càng kiên định với niềm tin của mình hơn và phản ứng một cách thù địch với bất cứ điều gì đe dọa những niềm tin này.

Thậm chí những ý thức rất rất tinh tế về cái chết - sự xuất hiện của từ 'chết' trên màn hình máy tính chỉ 42,8 phần ngàn giây hay một cuộc hội thoại xảy ra trong khi nhìn thấy một nhà tang lễ - cũng đủ để kích hoạt sự thay đổi trong hành vi.

Những thay đổi này sẽ diễn ra như thế nào?

Khi được nhắc nhở về cái chết, chúng ta sẽ đối xử tốt hơn với những ai giống với chúng ta về ngoại hình, xu thế chính trị, nơi xuất thân và niềm tin tôn giáo. Chúng ta trở nên khinh mạn hơn và hung dữ hơn đối với những ai không có những điều tương đồng này.

Chúng ta sẽ có sự gắn bó sâu đậm hơn với người bạn đời vốn khiến cho nhân sinh quan của chúng ta có giá trị. Và chúng ta sẽ có khuynh hướng bỏ phiếu cho những nhà lãnh đạo hùng hồn có lập trường cứng rắn.

Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Chúng ta cũng trở nên yếm thế hơn: tha hồ uống rượu bia, hút thuốc, mua sắm và ăn uống - và chúng ta ít quan tâm đến việc bảo vệ môi trường.

Nếu đột nhiên tất cả mọi người có thể biết được ngày giờ và cách họ chết, xã hội nhiều khả năng sẽ trở nên kỳ thị sắc tộc, bài ngoại, bạo lực, hiếu chiến, tự hủy hoại và tàn phá môi trường nhiều hơn trước.

Tuổi dậy thì gây ảnh hưởng đến tính cách thế nào

Vì sao những người không hút thuốc bị ung thư phổi

Những bộ phận cơ thể nữ mang tên đàn ông

Suy gẫm về cái chết

Các nhà nghiên cứu như Solomon hy vọng rằng bằng cách nhận thức rõ hơn những tác động tiêu cực mà nỗi sợ cái chết gây ra, chúng ta có thể đẩy lùi được chúng.

Thật ra, các nhà khoa học đã ghi nhận được một số trường hợp không đi theo xu thế chung này. Chẳng hạn như các nhà sư Phật giáo ở Hàn Quốc không hề phản ứng như thế trước cái chết.

Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Các nhà nghiên cứu đã xem xét một kiểu suy nghĩ được gọi là 'suy gẫm về cái chết', theo đó yêu cầu mọi người không nghĩ về cái chết một cách chung chung mà nghĩ về đúng cách mà họ chết và tác động của việc họ chết đối với người thân của mình. Và họ nhận ra rằng điều này gây ra rất nhiều phản ứng khác nhau.

Khi đó, mọi người sẽ trở nên vị tha và biết hy sinh bản thân nhiều hơn. Chẳng hạn như họ sẵn sàng hiến máu bất chấp xã hội có nhu cầu lớn về nguồn máu hay không. Họ cũng sẽ trở nên cởi mở hơn trong việc suy ngẫm về vai trò của cả những sự kiện tích cực lẫn tiêu cực mà họ từng trải qua trong đời.

Như vậy, việc biết được thời khắc ta chết có thể khiến chúng ta tập trung nhiều hơn về các mục tiêu trong cuộc đời và các mối quan hệ xã hội thay vì thu mình lại.

Bình tĩnh chấp nhận
Điều này đặc biệt đúng "nếu như chúng ta thúc đẩy những chiến lược giúp ta chấp nhận rằng cái chết là một phần tất yếu của sự sống, và đưa nhận thức này vào những lựa chọn, ứng xử hàng ngày của chúng ta," Eva Jonas, giáo sư tâm lý tại Đại học Salzburg, nói.

"Hiểu được sự mong manh của cuộc sống sẽ giúp ta ý thức được rõ hơn về giá trị cuộc sống và nhìn nhận được rằng 'tất cả chúng ta đều cùng trên một con thuyền'," làm tăng lòng khoan dung và lòng trắc ẩn, đồng thời giúp giảm thiểu những phản ứng phòng vệ.

Cho dù toàn thể xã hội có chuyển biến xấu hay tốt, thì từ cái nhìn cá nhân, việc chúng ta phản ứng thế nào khi biết được về cái chết của mình sẽ thay đổi tùy vào nhân cách và những đặc điểm cụ thể của những sự kiện trọng đại.

"Bạn càng bị loạn thần kinh và lo lắng chừng nào, thì bạn càng lo nghĩ về cái chết nhiều chừng đó và không thể nào tập trung vào những thay đổi có ý nghĩa trong cuộc sống," Laura Blackie, phó giáo sư tâm lý tại Đại học Nottingham, giải thích.

"Tuy nhiên mặt khác, nếu như bạn biết được rằng bạn qua đời một cách an lành trong giấc ngủ khi 90 tuổi thì bạn cũng vẫn không có động lực nhiều như thế để sống có ý nghĩa, kiểu như là 'Ồ, vậy thì tốt, sống tiếp thôi'."

Việc biết trước về thời điểm mình chết khiến nhiều người muốn làm nhiều điều có ích hơn cho xã hội, chẳng hạn như đi hiến máu

Tuy nhiên, cho dù cuộc đời của bạn kết thúc ở năm 13 tuổi hay 113 tuổi, những nghiên cứu ở những người bệnh kinh niên có thể soi rọi về cách phản ứng điển hình trước cái chết.

Sống tốt hay buông xuôi?


Các bệnh nhân được chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn cuối đời, Feudtner nói, thường trải qua hai giai đoạn suy nghĩ.

Trước hết, họ đặt câu hỏi về chính kết quả chẩn đoán sức khoẻ. Họ tự hỏi liệu có phải cái chết chắc chắn là không thể tránh khỏi hay không, hay thật ra họ vẫn có thể chiến đấu chống lại nó.

Sau đó, họ suy ngẫm xem làm cách nào để tận dụng tối đa thời gian còn lại trên đời.

Đa số mọi người đều thuộc vào một trong hai nhóm: Hoặc là họ quyết định dành toàn bộ năng lượng và sự tập trung của mình để làm tất cả những gì có thể để chiến thắng bệnh tật, hoặc là họ chọn suy nghĩ về cuộc đời mình và dành nhiều thời gian nhất có thể ở bên cạnh những người thân yêu và làm những điều đem đến hạnh phúc cho người thân.

Quá trình tương tự cũng có khả năng diễn ra trong kịch bản ngày qua đời giả định.

"Ngay cả khi bạn biết mình sống thêm 60 năm nữa, thì cuối cùng tuổi thọ của bạn sẽ được tính bằng một vài năm, vài tháng hay vài ngày," Feudtner nói.

"Một khi chiếc đồng hồ đếm ngược đó ngày càng cạn đến mức còn quá ít thời gian, tôi nghĩ chúng ta sẽ chứng kiến mọi người đi ở một trong hai hướng khác nhau này."

Những người chọn cách cố gắng chế ngự cái chết có thể trở nên quá nhạy cảm với việc phải né tránh nó, nhất là khi họ bị cạn kiệt thời gian.

Chẳng hạn như một ai đó nếu biết được rằng định mệnh khiến họ sẽ chết đuối thì họ sẽ tập bơi không ngừng để có thể đấu tranh sinh tồn, trong khi một người biết được rằng họ sẽ chết vì tai nạn giao thông sẽ chọn tránh đi xe bằng bất cứ giá nào.

Động lực để nỗ lực hơn

Tuy nhiên, những người khác có thể đi theo con đường ngược lại - tìm cách đánh lừa cái chết được báo trước của mình bằng cách tự kết liễu đời mình theo cách của họ. Điều này có thể cho phép họ giành quyền kiểm soát với quá trình này.

Bản quyền hình ảnhNAPPY.CO

Jonas và các đồng sự của bà nhận thấy rằng khi họ yêu cầu mọi người hình dung rằng họ sẽ chịu một cái chết đau đớn và từ từ do bệnh tật thì những ai được tự chọn cho mình cách chết sẽ có cảm giác tự chủ nhiều hơn, và họ thể hiện ít thiên kiến liên quan đến nỗi sợ chết.

Những ai đi theo con đường chấp nhận án tử cho mình tương tự cũng phản ứng bằng nhiều cách khác nhau.

Một số người sẽ lấy hết sức lực để tận dụng tốt nhất thời gian họ có và đạt đến đỉnh cao hơn nữa về thành tựu sáng tạo, khoa học, xã hội hay kinh doanh mà bình thường họ không thể đạt được.

"Điều tôi muốn nghĩ là biết được ngày giờ mình sẽ qua đời sẽ khiến chúng ta phát huy phần tốt đẹp nhất của bản thân mình, nó sẽ tạo cho chúng ta chiều sâu tâm lý để có khả năng làm được nhiều hơn cho bản thân, cho gia đình và cho cộng đồng," Solomon nói.

Thật ra, có bằng chứng từ những người sống sót sau sang chấn cho thấy việc biết được chúng ta chỉ còn lại chút ít thời gian ngắn ngủi có thể kích thích việc nỗ lực hoàn thiện bản thân.

Mặc dù khó mà thu thập dữ liệu nền tảng đối với những người này, nhiều người khẳng định rằng họ đã thay đổi sâu sắc một cách tích cực.

"Họ nói họ trở nên mạnh mẽ hơn, sống đời sống tâm linh nhiều hơn, nhận ra được thêm nhiều khả năng tích cực và trân trọng cuộc sống nhiều hơn," Blackie nói.

"Họ đã nhận thức được rằng: 'Ồ, cuộc sống quá ngắn ngủi, một ngày nào đó tôi sẽ chết, tôi nên tận dụng tối đa cuộc sống."

Có cố cũng vô nghĩa

Tuy nhiên, không phải ai cũng trở nên con người tốt nhất có thể.

Thay vào đó, nhiều người quyết định lánh xa cuộc sống và thôi làm những việc có ý nghĩa cho xã hội. Không hẳn bởi vì họ lười biếng, mà là vì họ bị xâm chiếm bởi cảm giác vô nghĩa. Như Caitlin Doughty, một người nghiên cứu về cái chết, đã diễn giải: "Liệu anh có viết bài báo đó nếu như anh biết rằng anh sẽ chết vào tháng Sáu tới?" (Có lẽ là không.)

Cảm giác vô nghĩa cũng sẽ khiến nhiều người từ bỏ lối sống lành mạnh.

Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Nếu cái chết đã được định trước vào một lúc nào đó bất kể chuyện gì xảy ra đi nữa thì "tôi sẽ không mất công ăn thực phẩm sạch nữa, tôi sẽ uống nước ngọt thông thường thay vì loại thức uống kiêng, và có lẽ tôi sẽ thử dùng chất kích thích và tọng bánh ngọt vào mồm suốt ngày," Doughty nói.

"Phần lớn văn hóa của chúng ta hình thành xung quanh việc đẩy lùi cái chết và duy trì trật tự và pháp luật để tử thần không thể bén mảng tới."

Nhiều khả năng nhất là đa số mọi người sẽ chuyển đổi qua lại giữa hai trạng thái là cực kỳ có động lực và yếm thế: dành một tuần để 'ngồi nhà để ăn lấy ăn để bánh xốp và xem một tập phim Law and Order nữa trên Netflix' và tuần kế tiếp 'đi làm việc tình nguyện ở nhà bếp tế bần', Solomon giải thích.

Tuy nhiên cho dù chúng ta nằm ở đâu giữa hai trạng thái đó đi nữa, ngay cả những người có đầu óc sáng suốt nhất - nhất là khi chúng ta đến gần ngày chết đã định - cũng đôi khi trở thành một 'kẻ suy sụp run lẩy bẩy'.

Thay đổi chuẩn mực xã hội

"Thay đổi gây ra căng thẳng," Feudtner đồng tình. "Ở đây chúng ta nói về thay đổi lớn nhất xảy đến với một con người - từ đang tồn tại trở thành không còn sống nữa."

Nhiều người sẽ đi tìm cách chữa trị ở các bệnh viện vốn sẽ hình thành những phân ngành chuyên về cái chết.

Những nghi thức và tập tục xã hội mới có thể sẽ xuất hiện và có lẽ ngày chết sẽ được ăn mừng như ngày sinh nhưng thay vì đếm lên mọi người sẽ đếm ngược.

Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Gần như chắc chắn các quan hệ tình cảm hôn nhân sẽ bị tác động. Tìm kiếm một người bạn đời có ngày chết gần với ngày chết của mình sẽ là một yêu cầu bắt buộc đối với nhiều người, và các ứng dụng hẹn hò có tính năng lọc những người trong cùng nhóm sẽ giúp công việc đó trở nên dễ dàng hơn.

"Một trong những điều mà thường khiến mọi người sợ hãi cái chết nhiều nhất - nhiều khi còn sợ hơn là cái chết của chính mình - là sự ra đi của những người thân yêu," Doughty nói. "Làm sao mà tôi có thể sống với một ai đó sẽ chết ở tuổi 40 trong khi tôi sống đến 89 tuổi mới lìa trần?"

Tương tự, nếu chúng ta có thể xác định được ngày mất từ một mẫu sinh học thì nhiều người làm cha mẹ có thể quyết định phá bào thai được xác định sau này sẽ chết sớm để khỏi bị đau đớn khi mất con về sau.

Một số người khác nếu biết được rằng bản thân họ sẽ không qua khỏi một độ tuổi nào đó có thể sẽ quyết định không có con hoặc là làm ngược lại là sinh nhiều con trong thời gian nhanh nhất có thể.

Chúng ta cũng sẽ phải đối phó với những luật lệ và chuẩn mực mới.

Theo Rose Eveleth, nhà sản xuất chương trình phát thanh qua mạng Flash Forward (trong đó có một tập tìm hiểu về kịch bản ngày chết giả định) thì có những đạo luật sẽ được soạn thảo xung quanh quyền riêng tư về ngày mất để tránh bị chủ sử dụng lao động và người cung cấp dịch vụ phân biệt đối xử.

Ngược lại, các nhân vật của công chúng có thể bị buộc phải công bố ngày chết trước khi ra tranh cử. "Nếu một ứng viên tổng thống sẽ qua đời chỉ ba ngày sau khi nhậm chức thì đó sẽ là vấn đề lớn," Eveleth chỉ ra.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-45633778

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét