Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời và tác động
Lê Hồng Hiệp - Đảng sẽ phải tìm kiếm một ứng cử viên để điền vào vị trí mà ông Quang để lại. Quyết định về vấn đề này có thể sẽ được đưa ra tại Hội nghị trung ương lần thứ tám của Uỷ ban Trung ương Đảng được triệu tập vào tháng 10 tới. Sau đó, ứng cử viên được lựa chọn sẽ được Quốc hội phê chuẩn, nhiều khả năng tại kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2019. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh sẽ giữ chức Quyền Chủ tịch nước cho đến khi vị Chủ tịch nước mới được bổ nhiệm.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang. (Nguồn: TTXVN)
Việc Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đột ngột qua đời vào ngày 21 tháng 9 năm 2018 là một cú sốc đối với nhiều người Việt Nam. Mặc dù ông Quang được biết là đã bị bệnh một thời gian, ông vẫn được nhìn thấy tiếp đón các nhà lãnh đạo nước ngoài và tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị và xã hội khác nhau cho đến một vài ngày gần đây. Tuy nhiên, các báo cáo chính thức tiết lộ rằng ông bị phát hiện nhiễm một loại vi-rút “hiếm”, “độc hại” và không thể chữa được vào tháng 7 năm 2017 và đã trải qua sáu đợt điều trị tại Nhật Bản.Ông Quang là Chủ tịch nước Việt Nam đầu tiên qua đời khi đang đương chức kể từ khi Chủ tịch Tôn Đức Thắng từ trần năm 1980. Khi qua đời, ông Quang mới chỉ phục vụ được 2 năm và 172 ngày trong cương vị Chủ tịch nước. Vì vị trí Chủ tịch nước nhìn chung mang tính lễ nghi trong khi tình trạng bệnh tật đã hạn chế hoạt động của ông trong hơn một năm qua, di sản mà ông Quang để lại không có nhiều nổi bật.
Đồng thời, chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam từ năm 2016 đến nay đã phơi bày nhiều vụ bê bối tham nhũng tại Bộ Công an, nơi ông Quang từng giữ chức Bộ trưởng từ năm 2011 đến năm 2016. Mặc dù ông Quang chưa chính thức bị quy trách nhiệm về những bê bối này, chúng vẫn phủ bóng đen lên nhiệm kỳ của ông. Cùng với tình trạng sức khỏe kém, khả năng ông bị quy trách nhiệm cho các vụ bê bối kể trên đã dẫn tới những đồn đoán cho rằng ông có thể bị loại khỏi vị trí Chủ tịch nước trong tương lai gần.
Sự qua đời của ông Quang đã giúp Đảng Cộng sản Việt Nam không phải tiến hành thủ tục nhiều khả năng sẽ khó khăn và nhạy cảm này nếu xét việc từ trước tới nay chưa có lãnh đạo nào trong hàng ngũ “tứ trụ” của Việt Nam từng bị cách chức hoặc thay thế khi đang còn tại vị.
Sự qua đời của ông Quang đã giúp Đảng Cộng sản Việt Nam không phải tiến hành thủ tục nhiều khả năng sẽ khó khăn và nhạy cảm này nếu xét việc từ trước tới nay chưa có lãnh đạo nào trong hàng ngũ “tứ trụ” của Việt Nam từng bị cách chức hoặc thay thế khi đang còn tại vị.
Tuy nhiên, Đảng sẽ phải tìm kiếm một ứng cử viên để điền vào vị trí mà ông Quang để lại. Quyết định về vấn đề này có thể sẽ được đưa ra tại Hội nghị trung ương lần thứ tám của Uỷ ban Trung ương Đảng được triệu tập vào tháng 10 tới. Sau đó, ứng cử viên được lựa chọn sẽ được Quốc hội phê chuẩn, nhiều khả năng tại kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2019. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh sẽ giữ chức Quyền Chủ tịch nước cho đến khi vị Chủ tịch nước mới được bổ nhiệm.
Hiện tại, vẫn chưa rõ ai sẽ được Đảng đề cử để đảm nhận chức vụ này. Có các tin đồn cho rằng ông Nguyễn Thiện Nhân, hiện là Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, là ứng cử viên hàng đầu cho vị trí này. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cũng chỉ ra rằng Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Trần Quốc Vượng cũng có thể là một ứng cử viên tiềm năng.
Mặc dù vị trí Chủ tịch nước phần lớn mang tính lễ nghi, nhưng ai được chọn để tiếp quản vị trí này trong thời gian tới lại có thể có một số tác động quan trọng đối với hệ thống chính trị của Việt Nam trong tương lai. Ví dụ, nếu ông Nhân được chọn, cấu trúc lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, bao gồm bốn chức vụ (Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội) do bốn chính trị gia khác nhau nắm giữ, có thể sẽ được duy trì. Tuy nhiên, trong trường hợp Đảng chọn ông Vượng, người hiện cũng được xem là ứng viên tiềm năng nhất thay thế Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thì có một khả năng là ông Vượng sẽ nắm giữ cả hai chức danh Chủ tịch nước và Tổng Bí thư sau Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 2021.
http://nghiencuuquocte.org/2018/09/21/chu-tich-nuoc-tran-dai-quang-qua-doi-va-tac-dong/
Hiện tại, vẫn chưa rõ ai sẽ được Đảng đề cử để đảm nhận chức vụ này. Có các tin đồn cho rằng ông Nguyễn Thiện Nhân, hiện là Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, là ứng cử viên hàng đầu cho vị trí này. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cũng chỉ ra rằng Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Trần Quốc Vượng cũng có thể là một ứng cử viên tiềm năng.
Mặc dù vị trí Chủ tịch nước phần lớn mang tính lễ nghi, nhưng ai được chọn để tiếp quản vị trí này trong thời gian tới lại có thể có một số tác động quan trọng đối với hệ thống chính trị của Việt Nam trong tương lai. Ví dụ, nếu ông Nhân được chọn, cấu trúc lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, bao gồm bốn chức vụ (Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội) do bốn chính trị gia khác nhau nắm giữ, có thể sẽ được duy trì. Tuy nhiên, trong trường hợp Đảng chọn ông Vượng, người hiện cũng được xem là ứng viên tiềm năng nhất thay thế Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thì có một khả năng là ông Vượng sẽ nắm giữ cả hai chức danh Chủ tịch nước và Tổng Bí thư sau Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 2021.
http://nghiencuuquocte.org/2018/09/21/chu-tich-nuoc-tran-dai-quang-qua-doi-va-tac-dong/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét