Bóng ma khủng hoảng Hàn Quốc
04/09/2018 Những thách thức trên cùng với mối đe dọa từ các đối thủ Trung Quốc có thể khiến Hàn Quốc rơi vào thời kỳ lạm phát và tăng trưởng suy giảm kéo dài, một tình huống mà Nhật đã trải qua suốt 20 năm. “Chúng ta không thể tránh được những gì Nhật đã trải qua. Vấn đề mấu chốt hiện nay là làm thế nào có thể giảm thiểu tác động của quá trình “Nhật hóa” và trì hoãn quá trình này”, Park Chong-hoon, đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Standard Chartered ở Seoul, nhận định
Hàn Quốc có khả năng rơi vào vòng xoáy suy giảm
kinh tế kéo dài chẳng khác gì nước láng giềng Nhật.
Sau màu hồng...Từ được giới làm chính sách, chuyên gia kinh tế và giới doanh nghiệp ở Seoul nhắc đến nhiều nhất những ngày qua là từ mà ít ai tưởng tượng đến: khủng hoảng. Bởi lẽ, nhìn từ bên ngoài, nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á không có vẻ gì đang rơi vào khủng hoảng mà hoàn toàn ngược lại: Tăng trưởng GDP năm nay dự kiến dưới 3%, trong khi xuất khẩu vẫn mạnh và tình trạng thất nghiệp chưa tới 4%.
Thế nhưng, những chỉ số màu hồng này lại đang che giấu các vấn đề nghiêm trọng mà Hàn Quốc đang đối mặt, từ mối đe dọa ngày càng tăng từ các đối thủ Trung Quốc cho đến dân số đang già đi nhanh chóng. Những yếu tố này có thể khiến nền kinh tế rơi vào vòng xoáy suy giảm dài hạn, trừ phi Chính phủ Hàn Quốc triển khai ngay các cải cách mang tính cơ cấu, sớm chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới thay vì dựa vào xuất khẩu như hiện tại.
“Chúng ta đang ở thời khắc mang tính bước ngoặt. Nếu chúng ta không giải quyết các vấn đề kinh tế còn tồn tại và nếu cứ tiến về phía trước như cách hiện nay, những bất ổn về tăng trưởng sẽ tăng cao”, Yoon Jong-won, cố vấn kinh tế cho Tổng thống Moon Jae-in, khuyến cáo. Đồng quan điểm, Eom Chi-sung, Phó Tổng thư ký Liên hiệp các ngành Hàn Quốc (FKI), cho rằng: “Hàn Quốc cần cuộc tổng thay đổi mang tính cơ cấu ở mọi cấp độ - cấp độ xã hội, cấp độ chính phủ và cấp độ doanh nghiệp”.
Vấn đề cốt yếu là mô hình kinh tế của Hàn Quốc không còn có tính cạnh tranh. Hàng thập niên, nền kinh tế Hàn Quốc đã bùng nổ và người dân Hàn giàu lên, nhờ lực đẩy từ các tập đoàn công nghiệp như Samsung và Hyundai. Nhờ vào sự hậu thuẫn từ Chính phủ, các tập đoàn này đã nhảy vào các ngành như đóng tàu, ô tô và hàng điện tử và đã thành công khắp thế giới. Có thời điểm, xuất khẩu chiếm tới hơn 55% GDP của Hàn Quốc. Nhưng lợi thế cạnh tranh của nước này đang bị sa sút trước sự bành trướng của các đối thủ Trung Quốc.
“Ngành sản xuất Hàn Quốc đang rơi vào khủng hoảng”, Oh Se-jung, thành viên Quốc Hội, chỉ ra thị phần toàn cầu đang suy giảm trong lĩnh vực đóng tàu, ô tô, thép, thậm chí điện thoại di động. Trong lĩnh vực đóng tàu, chẳng hạn, Hàn Quốc chứng kiến thị phần sụt giảm trong 10 năm qua từ 35% còn chỉ 24%, trong khi Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi, theo Clarksons Research.
“Hàn Quốc cần tập trung vào nghiên cứu và phát triển và tạo ra các công nghệ có lợi thế cạnh tranh. Trung Quốc đang nhanh chóng chèn ép doanh nghiệp Hàn Quốc với các khoản đầu tư khủng”, Yang Joon-mo, Giáo sư kinh tế học tại Đại Học Yonsei, nhận định.
Bóng ma khủng hoảng đang bao trùm khắp nền kinh tế khi các trung tâm công nghiệp ở Hàn Quốc đã phải sa thải hàng chục ngàn lao động. Usan từng là thành phố giàu có nhất và tăng trưởng nhanh nhất của Hàn Quốc, nhưng nay lại là biểu tượng của bóng ma kinh tế khi có nhiều nhà máy, doanh nghiệp phải đóng cửa, thể hiện rõ nhất ở mặt xã hội là tỉ lệ tự sát ngày càng tăng, gần 200 vụ tính từ đầu năm đến nay. Giới trẻ cũng rời bỏ vùng đất này để đến nơi khác kiếm sống. Đáng nói, Usan chỉ là 1 trong 9 khu vực mà Chính phủ gọi là “các khu vực khủng hoảng công nghiệp”.
Chiến lược 2 mũi nhọn
Trước các thách thức lớn này, chính quyền Tổng thống Moon Jae-in đã vạch ra chiến lược kinh tế 2 mũi nhọn. Thứ nhất là “tăng trưởng dựa trên thu nhập”. Theo đó, ông Moon thúc đẩy các chính sách cải thiện điều kiện làm việc và tăng lương với kỳ vọng tiêu dùng tăng lên sẽ thúc đẩy việc làm, tăng trưởng và ngược lại. Nhưng chính sách này lại vấp phải trở ngại từ phía các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì phần lớn kinh doanh không có lãi, nên họ không có khả năng trả mức lương cao hơn. Mặt khác, nợ hộ gia đình cao ngất ngưởng - khoảng 1.150 tỉ USD - cũng góp phần làm suy yếu sức mua tiêu dùng.
Mũi nhọn thứ hai là nuôi dưỡng “tăng trưởng cải tiến”. Theo đó, khuyến khích các ngành công nghệ cao tạo giá trị cộng thêm và đẩy mạnh năng suất, bằng cách tạo ra một sân chơi công bằng cho doanh nghiệp nhỏ và các startup, vốn từ lâu bị làm tê liệt bởi sự thống trị của các tập đoàn đa quốc gia Hàn Quốc (gọi là chaebol).
Còn một thách thức lớn mà nhiều đời Tổng thống vẫn chưa giải quyết được là dân số đang già đi nhanh chóng. Đến năm 2060, hơn 40% công dân Hàn Quốc sẽ trên 65 tuổi, tăng từ mức 13% hiện nay. “Nền kinh tế Hàn đang đối mặt với những thách thức mang tính cơ cấu làm kiềm hãm triển vọng tăng trưởng dài hạn. Thách thức chủ yếu nằm ở dân số”, Edda Zoli, chuyên gia kinh tế tại IMF, nhận định.
Những thách thức trên cùng với mối đe dọa từ các đối thủ Trung Quốc có thể khiến Hàn Quốc rơi vào thời kỳ lạm phát và tăng trưởng suy giảm kéo dài, một tình huống mà Nhật đã trải qua suốt 20 năm. “Chúng ta không thể tránh được những gì Nhật đã trải qua. Vấn đề mấu chốt hiện nay là làm thế nào có thể giảm thiểu tác động của quá trình “Nhật hóa” và trì hoãn quá trình này”, Park Chong-hoon, đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Standard Chartered ở Seoul, nhận định
https://nhipcaudautu.vn/the-gioi/bong-ma-khung-hoang-han-quoc-3325710/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét