Thứ Ba, 8 tháng 5, 2018

(2) Đéo luận

Đéo luận (2)
Chu Mộng Long: Ở bài giảng trước, nhiều nghiên cứu sinh, nhất là nghiên cứu sinh Tràng An, đọc hiểu kém nên thắc mắc vô lối.
Không nghi ngờ gì nữa, đéo đang là hiện tượng có tính thời sự nóng bỏng, nóng như cái lò. Như bài giảng trước đã nói, đéo có nguồn gốc từ kinh đô Tràng An và lan rộng khắp nước. Nhưng do thiếu hiểu biết, hiện tượng đéo đã và đang diễn ra tùy tiện, rối loạn gây ảnh hưởng đến sự tồn vong của đéo. Vì thế, một cách cấp thiết phải có đéo luận (fuckism) để định hướng.

Theo F. Saussure, đéo chỉ thực hiện tốt chức năng của nó khi nó được khu biệt về nghĩa. R. Jakobson xem sự rối loạn chức năng là bệnh lý ngôn ngữ cần điều trị. Bài giảng này giúp khu biệt 2 loại đéo: đéo dung tục và đéo thanh lịch.

Hiển nhiên loại đéo dung tục có từ thời ăn lông ở lỗ, tức khi loài người chưa biết mặc quần. Khi biểu đạt bằng ngôn ngữ, tức quá trình xã hội hóa, đéo lập tức bị cấm, dù chỉ là hành vi ngôn ngữ. Đéo từ đó chỉ được dùng bí mật, riêng tư trong phòng kín. Nó đồng nghĩa với đụ (miền Nam), địt (miền Bắc), tiếng Thiên triều là giao hợp. Do bị cấm nên bọn teen biến âm thành chịch, xoạc, méo…

Đéo từ đó chỉ được văng ra công khai ngoài cửa miệng khi một cá nhân nào đó bị đàn áp và xả bức xúc. Do đó, đéo gắn liền với những người thấp cổ bé họng, giới bình dân. Đéo trong trường hợp này không tự do đứng độc lập mà phải kết hợp với một bổ ngữ xác định: đéo mẹ mày, đéo bà mày, thậm chí đéo cha, đéo tiên sư mày…

Đéo dung tục vì thế thuộc đéo tự nhiên. Giới cầm quyền gọi đó là đéo vô văn hóa, vô giáo dục và có thể bị trừng phạt nghiêm khắc vì tội vô lễ, xúc phạm bề trên.

Trong khi đéo thanh lịch ban đầu chỉ xuất hiện ở đô thị văn minh, ở những người mặc vét tông, cà vạt. Nó đồng âm nhưng khác nghĩa với đéo dung tục. Đéo là “nói không” với một điều gì đó. Chẳng hạn, quan nói không với một đề nghị, kiến nghị nào đó của dân, thầy giáo nói không với câu hỏi thắc mắc của học trò. Thay bằng “nói không”, quý quan thầy dùng từ đéo, vừa gọn, vừa duyên dáng. Âm eo tròn môi, vành môi cong lên, co thắt rất mỹ cảm làm gia tăng dư vị đéo trong giao tiếp.

Loại đéo này hoạt động tự do, công khai trên cửa miệng của quý ông, quý bà, nói chung là thành phần có quyền lực hoặc có học. Khi có quyền, người ta đéo chỗ nào và với ai cũng được. Khi có quyền, người ta đéo chỗ nào và với ai cũng được. Đéo ở công đường, đéo ở biệt phủ, đéo ở giảng đường, ở lớp học, thích thì đéo. Từ đéo do đó đứng độc lập hoặc kết hợp với đối tượng nào cũng được: đéo biết, đéo có, làm đéo gì tao, tạo đéo cần, đéo giải quyết, mạng người đéo quan trọng bằng ô tô của tao… Đéo mang trong nó uy trấn của quyền lực.

Đéo mạnh làm cho dân sợ mà tuân phục! Đéo mạnh làm cho học trò hãi mà học!

Đéo như vậy mới là đéo thanh lịch, đéo văn hóa. Cho nên nó phải là đặc sản và là niềm tự hào của kinh đô, từ đó ảnh hưởng rộng ra khắp nơi và trở thành sở hữu tập thể. Bọn bình dân vô học tiếp thu, học đòi quý tộc kinh đô cho sang chứ chẳng nhẽ có chuyện giới quý tộc kinh đô cao cả, sang trọng mà lại đi tiếp thu, học đòi bọn bình dân thấp kém?

Tóm lại, đéo có tính giai cấp rất rõ và đang có khuynh hướng xóa bỏ giai cấp. Tuy nhiên, sự xóa bỏ này đã báo động hiện tượng rối loạn chức năng và bệnh lý ngôn ngữ trầm trọng của cả cộng đồng. Bài giảng này là kim chỉ nam, là ngọn đuốc soi sáng cho chúng ta đéo có hiệu quả, góp phần giữ gìn sự trong sáng và làm giàu tiếng đéo.

Bài giảng về đéo đến đây là hết. Chúng mày thắc mắc nữa tao đéo giải thích và phải trả giá đấy. Đứa nào bình luận bậy bạ thì hãy nộp 100k và cút ngay lập tức. Tao cũng đéo còn sức để tiếp chúng mày và phắn!

https://chumonglong.wordpress.com/2018/05/07/deo-luan/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét