Thứ Ba, 8 tháng 5, 2018

(1) Đéo luận

Đéo luận (1)
Đéo thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu đéo thanh lịch cũng người Tràng An…
Chu Mộng Long: Bài giảng dành cho lớp học ngôn ngữ cao cấp. Lớp dưới không nên tham dự!1. Vì sao “Cô giáo Đéo” tự tin? Không hề là nóng giận văng tục. Bởi vì khi tự bạch công khai trên FB trong trạng thái bình tĩnh nhất, “Cô giáo Đéo” vẫn tự tin đéo một cách hồn nhiên.
Image result for “Cô giáo Đéo”
Còn nhớ bà bán bún phố Ngô Sỹ Liên khi trả lời báo chí cũng nói: “Tại bà quen mồm chứ không phải bà chửi ai!” Dân đang nghi bà này từng qua lớp tiếng Anh của cô giáo Đéo nên cũng đéo hồn nhiên như cô.

Mà xét đến cùng, đối với xứ Tràng An ngàn năm văn vật, ai mở miệng ra không có “đéo” thì “đéo phải dân Tràng An”. Đéo rõ ràng là một phong cách văn hóa – ngôn ngữ Tràng An. Với người Tràng An, “đéo” không hề mang một thái độ tức giận hay phản kháng, chỉ trích hay xúc phạm ai.

“Đéo” khi phát ra cửa miệng làm cho cái miệng người Tràng An trở nên có duyên. Âm “eo” có tính co giãn, hai vành môi nở ra rồi khép lại với cái dáng tròn tròn, co co thắt thắt rất gợi cảm! Chính mỹ cảm đã làm cho người Tràng An thích “đéo” trên cửa miệng, dù đó là cô giáo hay chị hàng bún, trí thức hay dân lao động. Vậy nên bây giờ có thêm câu:

Đéo thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu đéo thanh lịch cũng người Tràng An…

Nghĩa-đang-sử-dụng của từ “đéo” không hề mang nghĩa tục. Nó đồng nghĩa với từ “không”, tiếng Anh là “no”, “not”. Theo F. Saussure, nghĩa-đang-sử-dụng mới là sinh ngữ. Khi đa số dân Tràng An thay “không” thành “đéo”, từ “không” phổ thông với họ đã thành tử ngữ. Thế hệ mới của Tràng An sẽ không hiểu “không” có nghĩa là gì. Đó là lý do Cô giáo Đéo hoàn toàn tự tin đéo nhanh, đéo mạnh, đéo vững chắc giữa lớp học mà không sợ dư luận ném đá. Đéo là sân chơi đặc quyền của Tràng An. Saussure nói “người bản ngữ luôn đúng”, điều ấy cũng đồng nghĩa Cô giáo Đéo đúng! Đúng ở chỗ cô không chỉ dạy cho học sinh giỏi tiếng Anh mà còn có công giữ gìn sự trong sáng của tiếng Đéo!

2. Lịch sử và nghĩa gốc của “đéo”


“Đéo” hiển nhiên là từ thuần Nôm. Tra Từ điển Nôm lẫn văn chương Nôm cổ tuyệt nhiên không có. Tra hết văn chương trước 1945 cũng không hề thấy. Văn học lãng mạn thì ắt các nhà văn không dùng, nhưng văn học trào phúng, hiện thực thì lẽ nào có mà người ta lại không dùng? Xuân Tóc Đỏ, Chí Phèo mở mồm là “nước mẹ”, “mẹ kiếp”… Nhưng mấy gã văng tục này chưa hề biết dùng chữ “đéo”.

Văn học kháng chiến cũng không có! Câu thơ của Quang Dũng mà có học sinh bình là “côn đồ” cũng không dùng từ đéo: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/ Quân xanh màu lá dữ oai hùm”.

Tôi dùng phép loại trừ và đoán từ “đéo” chỉ có thể ra đời trong thời hợp tác xã. Câu “Hay ăn thì béo, hay đéo thì gầy” là nói đến heo, không dành cho người!

Tôi vừa hỏi một ông hàng xóm gốc Tràng An, rằng anh ơi, đéo Tràng An từ đâu mà ra. Đầu tiên ông ấy nói “đéo biết”. Nhưng ngẫm nghĩ một lúc ông ấy nói, trước khi mang nghĩa “không”, nó đồng nghĩa với “địt”. Tôi thắc mắc, bây giờ vẫn nghe người Tràng An văng “địt mẹ”, chẳng nhẽ lại có thêm “đéo mẹ” nữa? Ông ấy giảng, rằng “địt mẹ” là chính tông, còn “đéo mẹ” là phái sinh. Gốc của “đéo” không gắn với mẹ đâu. Thời hợp tác xã, nhà nhà nuôi heo, người người nuôi heo. Đặc biệt là các giáo sư tiến sĩ, nhà văn nhà thơ nuôi heo tràn ngập trong các chung cư. Chế Lan Viên từng viết: “Tạo ra một giống thơ như một giống lợn nạc nhiều/ Có đùi to, mông to, mười sáu cặp lườn, lắm vú/ Hôn phối nhiều loại thơ để đẻ ra loại thơ ưu tú.” Đòi giống tốt như thế thì lấy con giống ở đâu ra nếu không đào tạo bài bản?

Giảng một hơi đến đó, ông hàng xóm nhấp một ngụm trà và kết luận cho phần nghị luận độc đáo của mình. Rằng, thời đó có câu cửa miệng “Địt heo!”. Đó là lúc vào mùa heo động đực, sách giáo khoa sinh học viết: “Khi hoa sung của heo nở, nó có màu đỏ mọng”. Câu “địt heo” được phát ra cao hứng lúc giao phối, đến mức âm “eo” thành “éo”, các âm “ịt”, “h” bị nuốt thành âm câm và còn lại từ “đéo”. Ông khẳng định, cuộc hôn phối lịch sử đó đã sinh ra nhiều trí thức thời đại. Bây giờ vẫn còn thành ngữ “tiến sĩ đông như lợn con”. Chữ đéo, theo ông không phải của thành phần bình dân mà gốc là của trí thức ưu tú được bình dân hóa. Bình dân học đòi trí thức chứ không có chuyện trí thức học đòi bình dân!

Tôi trố mắt ngạc nhiên và hỏi: Vậy thì đéo có liên quan gì đến nghĩa không, tức nghĩa phủ định ấy? Ông nói rất suông, rằng, thời đó heo nái nhiều quá mà giống có năng lực, được đào tạo bài bản thì hiếm. Cho nên đến lúc chính các bố heo nọc ấy cũng hết hứng. Mỗi lần yêu cầu đéo là các bố lắc đầu. Từ đó, âm “đéo” mang nghĩa là “không”!

Bài giảng tiếng Việt đến đây là hết rồi. Các bạn có thắc mắc gì thì hỏi ông hàng xóm gốc Tràng An hoặc hỏi Cô giáo Đéo. Tôi éo chịu trách nhiệm!

Bài đọc thêm: Khảo cổ học văn hóa Tràng An

Link liên quan: Về cô giáo đéo:

https://www.facebook.com/pagetinnhanh24h/videos/2503418283217276/UzpfSTEwMDAwMDEyNzU2NDEzODoyMTM5MDIxMjc5NDQ1NDM3/

https://www.facebook.com/beerparty.vn/videos/927516657427432/UzpfSTEwMDAwMDEyNzU2NDEzODoyMTM4Mjk1MjIyODUxMzc2/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét