Vụ đất Quốc Cường Gia Lai: Thành ủy vào cuộc
22 tháng 4 2018 - "Vụ mua bán tài sản bất thành giữa Thành ủy TP.HCM và Quốc Cường Gia Lai đã làm lộ ra góc khuất về tài sản do tổ chức Đảng sở hữu, quản lý là chủ đề mà công chúng ít được thông tin từ báo giới chính thống từ trước cho đến nay." "Nhưng lần này, truyền thống giữ thông tin "mật" lại được bạch hóa công khai cho công chúng biết là một động thái khá lạ." "Có lẽ, người chủ trương bạch hóa cần sự cổ vũ của công chúng về những sự kiện được thông tin với mục tiêu chống tham nhũng trong đảng và trong chính quyền. Nhất là trong giao dịch mua bán đất đai này đã được cho là làm thiệt hại cho bên bán (Thành ủy TP.HCM) hàng nghìn tỷ đồng vì giá chuyển nhượng đã được định rẻ mạt."
Ngày càng có thêm nhiều khu chung cư
mới mọc lên bên bờ sông Sài Gòn
Tin cho hay Ủy ban kiểm tra Thành ủy TP.HCM yêu cầu vụ bán đất cho Quốc Cường Gia Lai phải "báo cáo Ban thường vụ Thành ủy trước ngày 8/5." Truyền thông Việt Nam tường thuật, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân giao Ủy ban Kiểm tra Thành ủy "kiểm tra các dấu hiệu vi phạm trong vụ chuyển nhượng hơn 30 hecta đất tại Phước Kiển cho công ty Quốc Cường Gia Lai."Trước đó, Văn phòng Thành ủy TP.HCM phát đi thông báo cho hay, ngày 5/6/2017, Công ty TNHH một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận (100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy TP.HCM) "đã ký chuyển nhượng phần diện tích đất đã được đền bù tại khu dân cư Phước Kiển ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai."
"Diện tích đất được bán là hơn 30ha với giá 1,29 triệu đồng/m2."
Ủy ban kiểm tra Thành ủy yêu cầu vụ việc này phải "báo cáo Ban thường vụ Thành ủy trước ngày 8/5."
'Công sản quốc gia'
Hôm 22/4, Luật sư Đặng Đình Mạnh, Trưởng văn phòng luật mang tên ông, nói với BBC: "Sự kiện mua bán đất đai giữa Thành ủy TP.HCM và Quốc Cường Gia Lai phải nhìn từ góc độ công sản quốc gia."
"Tại Việt Nam, giao dịch mua bán đất được luật pháp gọi dưới cái tên "chuyển nhượng quyền sử dụng đất".
Với cơ chế hiện nay, thực chất sự thất thoát tài sản của Đảng chính là sự thất thoát công sản, tức tài sản của nhân dân, chưa kể đến việc xác định động cơ thúc đẩy việc bán tài sản cho tư nhân với giá rẻ mạt.luật sư Đặng Đình Mạnh
"Nhưng với tôi, tôi sẽ gọi đúng tên theo bản chất của giao dịch và cũng là khái niệm mà công chúng vẫn thường dùng với nhau: Mua bán đất."
"Vụ mua bán tài sản bất thành giữa Thành ủy TP.HCM và Quốc Cường Gia Lai đã làm lộ ra góc khuất về tài sản do tổ chức Đảng sở hữu, quản lý là chủ đề mà công chúng ít được thông tin từ báo giới chính thống từ trước cho đến nay."
"Nhưng lần này, truyền thống giữ thông tin "mật" lại được bạch hóa công khai cho công chúng biết là một động thái khá lạ."
"Có lẽ, người chủ trương bạch hóa cần sự cổ vũ của công chúng về những sự kiện được thông tin với mục tiêu chống tham nhũng trong đảng và trong chính quyền. Nhất là trong giao dịch mua bán đất đai này đã được cho là làm thiệt hại cho bên bán (Thành ủy TP.HCM) hàng nghìn tỷ đồng vì giá chuyển nhượng đã được định rẻ mạt."
Luật sư Mạnh phân tích thêm: "Thành ủy TP.HCM đã đặt vấn đề "thương lượng" với "đối tác" là Quốc Cường Gia Lai để hủy bỏ giao dịch mua bán đất. Bên cạnh đó, một trong các chủ sở hữu Quốc Cường Gia Lai đã đề cập đến khả năng có thể phải giải quyết hợp đồng mua bán đất đã có giữa hai bên bằng biện pháp tài phán, hàm ý bác bỏ sự thương lượng."
"Thực tế, tôi cho rằng nếu Quốc Cường Gia Lai quyết tâm khởi kiện sự việc ra tòa án để giải quyết về giao dịch mua bán đất là một quyết định khôn ngoan, nếu tính toán thiệt hơn như một vụ kinh doanh."
Bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch HĐQT công ty Quốc Cường Gia Lai nói "không hề có ý định đưa mọi việc ra tòa"
"Bởi lẽ, khi hủy bỏ giao dịch, thì thông thường tòa án sẽ cho tính khoản thiệt hại phát sinh từ giao dịch, Trong đó, khoản chênh lệch giữa giá bán và giá hiện tại được thẩm định qua đơn vị có chức năng sẽ được xem là khoản thiệt hại."
"Căn cứ mức độ lỗi của từng bên trong giao dịch, tòa án sẽ buộc bên có lỗi phải bồi thường. Đối với bên Quốc Cường Gia Lai, khách quan thì khó có thể chỉ ra lỗi của họ!"
"Việc họ mua được tài sản với giá hời không thể xem là lỗi. Thế nên, kết quả vụ án (nếu có) chắc chắn không làm Quốc Cường Gia Lai quá thiệt thòi về quyền lợi."
"Sự thiệt thòi nếu có, trong trường hợp này chính là nhân dân mới là người bị thiệt thòi. Vì lẽ, cái gọi là tài sản của Đảng thực tế là tài sản của nhân dân."
"Bởi lẽ, khi hủy bỏ giao dịch, thì thông thường tòa án sẽ cho tính khoản thiệt hại phát sinh từ giao dịch, Trong đó, khoản chênh lệch giữa giá bán và giá hiện tại được thẩm định qua đơn vị có chức năng sẽ được xem là khoản thiệt hại."
"Căn cứ mức độ lỗi của từng bên trong giao dịch, tòa án sẽ buộc bên có lỗi phải bồi thường. Đối với bên Quốc Cường Gia Lai, khách quan thì khó có thể chỉ ra lỗi của họ!"
"Việc họ mua được tài sản với giá hời không thể xem là lỗi. Thế nên, kết quả vụ án (nếu có) chắc chắn không làm Quốc Cường Gia Lai quá thiệt thòi về quyền lợi."
"Sự thiệt thòi nếu có, trong trường hợp này chính là nhân dân mới là người bị thiệt thòi. Vì lẽ, cái gọi là tài sản của Đảng thực tế là tài sản của nhân dân."
'Thiện chí'
Ông Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính, được báo Dân Việt dẫn lời: "Cần phải xem lại sự việc có sự "móc ngoặc" hay "thỏa thuận ngầm" giữa doanh nghiệp với quan chức để từ đó có thể mua được tài sản công với giá rẻ, không thông qua đấu giá hay không? Thậm chí, kể cả có đấu giá cũng vẫn có nhiều vụ việc xảy ra tình trạng "thỏa thuận" trong mua bán tài sản công để "trục lợi".
"Việc mua bán "có móc ngoặc" luôn luôn được một số phần tử trong cơ quan nhà nước thực hiện để nhằm trục lợi trong mua bán tài sản công. Đây không phải là một vấn đề gì mới đã từng xảy ra nhiều nơi rồi. Việc công ty Tân Thuận ký hợp đồng, nếu như đúng là đã làm thất thoát hàng nghìn tỷ thì những người đưa ra quyết định ký hợp đồng chuyển nhượng phải chịu trách nhiệm chính và phải bồi thường thất thoát đó," ông Thịnh nói.
Trở lại cuộc phỏng vấn hôm 22/4 với BBC, Trưởng văn phòng luật Đặng Đình Mạnh nhấn mạnh: "Hoạt động đảng phái nói chung, về nguyên tắc trước nay vẫn được hiểu là được nuôi dưỡng bằng sự đóng góp tài chính từ nguồn đóng góp của các thành viên, được gọi tên là đảng phí từ đảng viên và nguồn lợi phát sinh từ các hoạt động kinh tài của họ trên nền tảng đảng phí."
"Nhưng với đảng Cộng sản Việt Nam, tư cách là đảng phái duy nhất nắm giữ độc quyền lãnh đạo quốc gia thì tài sản của họ được hình thành không theo sự hiểu biết thông thường theo nguyên tắc nêu trên. Nếu bạch hóa nguồn gốc tài sản mà hiện nay đảng Cộng sản đang sở hữu, quản lý, thì nhận định vừa nêu sẽ được chứng minh."
"Với cơ chế hiện nay, thực chất sự thất thoát tài sản của Đảng chính là sự thất thoát công sản, tức tài sản của nhân dân, chưa kể đến việc xác định động cơ thúc đẩy việc bán tài sản cho tư nhân với giá rẻ mạt."
"Sự việc đã giúp chỉ ra lổ hổng của luật pháp hiện nay đối với vấn đề giao sở hữu, quản lý, định đoạt công sản quốc gia."
Trước đó, bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch HĐQT công ty Quốc Cường Gia Lai được báo Zing dẫn lời: "Tôi khẳng định Quốc Cường Gia Lai giải quyết chuyện này trên phương diện thiện chí, hai bên tìm ra những thỏa thuận hợp lý và căn cứ trên hợp đồng. Nếu Thành ủy thu hồi khu đất, chúng tôi cũng sẵn sàng giao lại chứ không hề có ý định đưa mọi việc ra tòa vì mọi việc đều căn cứ trên hợp đồng."
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43854499
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét