Giáo sư cũng chỉ là thầy giáo, có gì để “oai”?
LĐO | 30/03/2018 | GS Hoàng Xuân Sính cho rằng việc bổ nhiệm chức danh GS, PGS cần gắn với vị trí việc làm ở các trường đại học, viện nghiên cứu. Theo kế hoạch, ngày 31.3, việc rà soát 95 hồ sơ bị để lại do có đơn thư phản ánh sẽ có kết quả từ thanh tra. Những ứng viên không đạt chuẩn sẽ kiên quyết không được công nhận.
GS-TSKH Hoàng Xuân Sính (Chủ tịch
Hội đồng Quản trị trường ĐH Thăng Long)
Trong số những hồ sơ Giáo sư (GS), Phó giáo sư (PGS) bị để lại để rà soát có nhiều hồ sơ của ứng viên là quan chức. Sau đợt rà soát này, Bộ GDĐT cũng sẽ trình Thủ tướng ban hành quy định mới về công nhận chức danh GS, PGS theo hướng tiếp cận với quy chuẩn của thế giới.Tuy nhiên nhiều người vẫn băn khoăn về việc quan chức có nên làm GS hay không? Ở các nước trên thế giới, GS là chức danh nghề nghiệp, là những người đang trực tiếp đào tạo và giảng dạy. Còn ở Việt Nam, GS, PGS là chức danh khoa học, không phải là chức danh nghề nghiệp khiến cho nó "oai hơn".
Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, GS-TSKH Hoàng Xuân Sính (Chủ tịch Hội đồng Quản trị trường ĐH Thăng Long) cho rằng, quy định mới về tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm GS, PGS cần phải sửa theo hướng: GS trước hết phải là giảng viên, làm việc ở các trường đại học, các viện, học viện có chức năng đào tạo, nghiên cứu.
“Quy định hiện hành của Nhà nước về tiêu chuẩn, quy trình xét duyệt chức danh GS vẫn đề cập những người thỉnh giảng, làm quản lý. Tôi nghĩ quy định này phải sửa lại. Giáo là dạy, sư là thầy. Chức danh đó là để dạy học, nếu anh không dạy ngày nào mà cũng được phong thì rất vô lý.
Cần xem lại việc phong GS, PGS hiện nay đã thực chất chưa? Có những người được phong chức danh xong thì không nghiên cứu và cũng chẳng giảng dạy nữa, nhưng vẫn rất tự hào vỗ ngực mình là GS. “Giáo sư”có nghĩa chung là thầy dạy học, có gì đâu mà oai” – nhà toán học nữ đầu tiên của Việt Nam chia sẻ.
GS Hoàng Xuân Sính cũng tâm sự, xã hội cứ tưởng GS, PGS phải được bổng lộc gì ghê gớm, nhưng thực ra quyền lợi đâu có nhiều. Tính đến hiện tại, lương GS của bà được hơn 10 triệu đồng/tháng. Trong khi làm nghiên cứu khoa học thì phải làm việc ở phòng thí nghiệm tối thiểu 12 tiếng/ngày, nếu không dành toàn tâm toàn sức như thế thì rất khó có được công trình đặc biệt. Còn những người không bỏ ra ngần ấy thời gian dành cho công việc nghiên cứu, giảng dạy mà vẫn muốn làm GS, chỉ có thể vì muốn giải quyết khâu "oai".
Còn theo GS-TSKH Phạm Tất Dong (Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam), quy định mới về việc phong chuẩn GS cũng nên sửa theo nguyên tắc trả lại chức danh GS, PGS cho các trường đại học và không nên phong “GS suốt đời” như hiện nay.
“Tôi nghĩ khi một GS ngừng việc giảng dạy và nghiên cứu thì không được gọi là GS nữa, mà chỉ nên là nguyên GS của trường đại học này, hay trường kia. Đã đến lúc cần trả chức danh GS, PGS trở về đúng ý nghĩa của nó, dành cho những người làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, các viện nghiên cứu mà thôi”- GS Phạm Tất Dong khẳng định.
BÍCH HÀ
https://laodong.vn/giao-duc/giao-su-cung-chi-la-thay-giao-co-gi-de-oai-598516.ldo
Hoàng Xuân Sính (sinh 8 tháng 9 năm 1933) là một nữ giáo sư, nữ tiến sĩ toán học đầu tiên của Việt Nam[1]. Bà đã được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, danh hiệu cao quý nhất để tôn vinh các cá nhân hoạt động trong ngành giáo dục.
Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]
Bà là người làng Cót, Từ Liêm, Hà Nội (nay thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy). Suốt thời niên thiếu gia đình bà sống tại nhà số 102 phố Hàng Bông, Hà Nội. Mẹ của bà mất sớm khi bà mới được 8 tuổi, cha của bà là ông Hoàng Thúc Tấn sau đó đã tục huyền với một nữ doanh nhân về vải sợi. Ông và người vợ sau là những tư sản dân tộc, là nhà tài trợ và cơ sở cho báo Thanh Nghị, một tờ báo có quan điểm dân tộc tiến bộ thời bấy giờ.
Trong nhiều tài liệu, bà thường được ghi chú là "cháu gái của giáo sư Hoàng Xuân Hãn". Tuy nhiên, đây chỉ là mối giao tiếp thân tình giữa hai người chứ không phải là quan hệ họ hàng.
Nữ tiến sĩ toán học Việt Nam đầu tiên[sửa | sửa mã nguồn]
Bà làm nghiên cứu sinh trong nước dưới sự hướng dẫn của nhà Toán học nổi tiếng người Pháp Alexander Grothendieck. Luận án Tiến sĩ Toán học của bà có nhan đề "Các Gr-phạm trù"[2] được bảo vệ tại Đại học Paris 7 vào năm 1975. Trước khi sang Paris bảo vệ luận án, bà đã trình bày kết quả nghiên cứu của mình tại Đại hội Toán học Việt Nam năm 1971 ở Hà Nội và Đại hội Toán học thế giới năm 1974 ở Vancouver (Canada)[3].
Sự nghiệp giáo sư[sửa | sửa mã nguồn]
Sau đó bà trở về giảng dạy toán và biên soạn sách giáo khoa đại học và phổ thông. Bà từng là chủ nhiệm bộ môn đại số, chủ nhiệm khoa Toán Đại học Sư phạm Hà Nội.
Bà là một trong những người sáng lập ra trường Đại học Thăng Long, trường đại học dân lập đầu tiên ở Việt Nam (15/12/1988). Hiện nay bà là chủ tịch Hội đồng quản trị của trường. Bà là thành viên Hội đồng xét tặng Giải thưởng khoa học Kovalevskaya ở Việt Nam. Nhiều lần bà là Trưởng Đoàn học sinh Việt Nam đi dự Olympic Toán Quốc tế. Bà cũng dành thời gian tham gia nhiều hoạt động xã hội đa dạng như phó Chủ tịch Đoàn chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VI (2004-?), Ủy viên Hội đồng chính sách khoa học và Công nghệ Quốc gia, Ủy viên Hội đồng Giáo dục Quốc gia, Ủy viên Hồi đồng Từ điển Bách khoa Việt Nam.
Phong tặng[sửa | sửa mã nguồn]
Bà đã được nhà nước Pháp trao Huân chương Cành cọ Hàn lâm vào năm 2003[4] vì những đóng góp cho việc phát triển và hợp tác khoa học giữa hai quốc gia Pháp - Việt.
Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]
Công trình nghiên cứu khoa học[sửa | sửa mã nguồn]
Bà đã công bố các bài báo khoa học sau đây.
- Hoàng Xuân Sính. Catégories de Picard restreintes. (French) [Restricted Picard categories] Acta Math. Vietnam. 7 (1982), no. 1, p. 117–122.
- Hoàng Xuân Sính. Gr-catégories strictes. (French) Acta Math. Vietnam. 3 (1978), no. 2, p. 47–59.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét