Vì sao nông dân nghèo
Nông nghiệp Việt Nam không thể nào phát triển và thu hút đầu tư được khi không có quyền tư hữu, mà chỉ có quyền sử dụng. Việc xóa bỏ khái niệm “sở hữu toàn dân” trong hiến pháp sẽ đem lại sự ổn định cho thị trường, giúp hạn chế rủi ro cho nông dân và đem lại sự cân đối về mặt tài chính. Bạn không thể đầu tư nếu không có sự chắc chắn, bạn không thể kinh doanh nếu không thể hạn chế rủi ro, và bạn không thể có một nền kinh tế thị trường nếu không có quyền tư hữu.
Khi bạn nghĩ đến phát triển và đầu tư nông nghiệp, thì bạn nghĩ đó là lĩnh vực gì? Trồng trọt, sản xuất nông sản, nông nghiệp hay kinh doanh cá nhân? Có thể. Đúng, như chưa đúng lắm. Lĩnh vực chính của đầu tư nông nghiệp chính hoặc một trong những lính vực chính là “Đầu Tư Bất Động Sản.” Bạn bất ngờ đúng không. Xin để tôi giải thích vì sao.
Giả sử bạn là một nông dân có một mảnh đất 100m2 trị giá 100 triệu VND. Bạn nghèo và bạn cần vốn để phát triển và trồng nông sản trên mảnh đất của mình. Giờ bạn đi tới ngân hàng để vay thế chấp mảnh đất đó. Vì miếng đất là của bạn, ngân hàng chấp nhận và cho bạn vay 50 triệu VND (50% giá trị miếng đất) với thời hạn 5 năm. Giờ bạn lấy 50 triệu VND đó bạn mua giống và đầu tư công nghệ. 5 năm sau, quá xui cho bạn, bạn không thể kiếm lời với dự án nông nghiệp của mình. Bạn vẫn có doanh thu nhưng không đủ để trả chi phí duy trì. Sau một thời gian bạn quyết định đóng cửa.
Nhưng rất may cho bạn, trong 5 năm đó, giá bất động có xu hướng tăng và miếng đất của bạn cũng không phải là ngoại lệ. Trước đây 100m2 đó có giá 100 triệu VND. Mỗi năm vì lạm phát, khan hiếm và nhiều yếu tố khác nên nó tăng 5%. Sau 5 năm, cũng 100m2 đó lại có giá 127 triệu VND. Giờ bạn bán miếng đất đó và lời 27 triệu VND. Bạn đã thua lỗ, nhưng không phải tán gia bạn sản và không mất tất cả. Bạn đã hạn chế rủi ro của mình.
Chưa hết. Vì miếng đất đó bạn đã sử dụng và trồng trọt nên người khác thấy được tiềm năng nên quyết định mua của bạn với giá thậm chí cao hơn 127 triệu VND. Bạn làm ăn thua lỗ nhưng thực ra bạn không lỗ lắm, vì bạn lấy phần lời của bên bất động sản đề bù qua. Mục đích của bạn không phải là để kinh doanh bất động sản, nhưng trong quá trình vay thế chấp và phát triển nông nghiệp, bạn đã hạn chế được rủi ro của mình. Thương vụ nông nghiệp trước đây trông rất rủi ro tự nhiên trông rất an toàn.
Đó là trạng thái nếu người nông dân có quyền tư hữu. Nhưng hiện tại, người nông dân chỉ có quyền sử dụng, và điều này khiến mọi việc đảo ngược. Vì chỉ có quyền sử dụng với thời hạn nên:
Miếng đất thay vì có giá trị tăng dần thì nó lại có giá trị giảm dần.
Miếng đất trở nên rủi ro vì không ai chắc chắn về sự ổn định lâu dài của nó.
Miếng đất có thể bị tịch thu bất cứ lúc nào.
Giờ bạn là một nhà đầu tư bạn có dám đầu tư vào đất nông nghiệp để phát triển nông nghiệp không? Tôi chắc chắn là không. Còn nếu bạn là ngân hàng thì bạn có dám nhận miếng đất nông nghiệp để thế chấp không? Có thể, nhưng giá trị sẽ thấp hơn và rủi ro hơn.
Vì vậy, nông nghiệp Việt Nam không thể nào phát triển và thu hút đầu tư được khi không có quyền tư hữu, mà chỉ có quyền sử dụng. Việc xóa đỏ khái niệm “sở hữu toàn dân” trong hiến pháp sẽ đem lại sự ổn định cho thị trường, giúp hạn chế rủi ro cho nông dân và đem lại sự cân đối về mặt tài chính. Bạn không thể đầu tư nếu không có sự chắc chắn, bạn không thể kinh doanh nếu không thể hạn chế rủi ro, và bạn không thể có một nền kinh tế thị trường nếu không có quyền tư hữu.
Tôi là Ku Búa, viết cho Cafe Ku Búa.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét