Vụ này trước tiên phải lôi cổ 3X và Hùng hói ra trừng trị nghiêm khắc. Dù biết chắc chắn sẽ không thể cứu được Vinashin nhưng hai ông TT và PTT này vẫn cố tình lừa bịp Quốc hội và gây áp lực để QH chấp nhận cho tái cơ cấu Vinashin, dẫn tới nhiều nghìn tỷ nữa bị ném vào đây. Chuyện Vinashin trước sau cũng phá sản đã được nhiều vị lãnh đạo cấp rất cao, đặc biệt là ông Tư Sang (lúc đó là thường trực Ban bí thư), khẳng định ngay từ năm 2007-2008 khi nói chuyện với chúng tôi.
TÁI CƠ CẤU VINASHIN GIÁ BAO NHIÊU
Phá sản nhà máy đóng tàu Dung Quất, PVN "mất trắng" 5.000 tỷ đồng?
Dân trí - Trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố: tình hình thực tế, tính pháp lý, tính khả thi..., Bộ Công Thương đề xuất xuất ưu tiên lựa chọn phương án phá sản Công ty DQS theo quy định của pháp luật. Phá sản nhà máy đóng tàu Dung Quất là "phương án cuối cùng" / Đã không thể cứu vãn Nhà máy đóng tàu Dung Quất? Nếu phá sản, hơn 1.200 lao động nhà máy đóng tàu Dung Quất đang có nguy cơ mất việc làm.Bộ Công Thương: Ưu tiên lựa chọn phương án phá sản
Trong báo cáo gửi tới các Đại biểu Quốc hội, Bộ Công Thương cho biết, đối với Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS), có 3 phương án được xem xét để xử lý đối với doanh nghiệp này, bao gồm: Chuyển đổi sở hữu Công ty DQS thông qua định giá, bán đấu giá tài sản, công nợ; Phá sản Công ty DQS theo quy định của pháp luật và phương án tiếp tục tái cơ cấu Công ty DQS.
"Trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố: tình hình thực tế, tính pháp lý, tính khả thi..., đề xuất xuất ưu tiên lựa chọn phương án phá sản Công ty DQS theo quy định của pháp luật", Bộ Công Thương cho biết.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng nhắc tới khả năng xem xét đến phương án chuyển đổi sở hữu Công ty DQS thông qua định giá, bán đấu giá tài sản, công nợ nếu tìm được nhà đầu tư đáp ứng đầy đủ các điều kiện thực hiện phương án.
Như Dân trí đã đưa tin trước đó, mặc dù Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã có nhiều nỗ lực nhằm cứu Nhà máy đóng tàu Dung Quất nhưng hiện công ty này vẫn gặp nhiều khó khăn về tài chính và chưa thoát khỏi nguy cơ phá sản dai dẳng từ nhiều năm nay.
Trong một báo cáo của Bộ Công Thương trình lên Thủ tướng Chính phủ hồi cuối năm ngoái hé lộ thêm những thông tin cụ thể về tình hình tài chính của nhà máy này.
Đáng lưu ý, tại văn bản này, về phương án cho phá sản nhà máy, Bộ Công Thương từng cho rằng, trên thực tế, DQS đã lâm vào tình trạng phá sản, việc thực hiện thủ tục phá sản là phù hợp với các quy định hiện hành. Bên cạnh đó PVN sẽ không phải tiếp tục chịu rủi ro trong tương lai khi tiếp tục duy trì hoạt động của DQS.
Tuy nhiên, nếu thực hiện phương án phá sản, giá trị ước tính có thể thu hồi vẫn thấp hơn nợ phải trả. Do đó, PVN sẽ không thể thu hồi được khoản tiền trên 5.000 tỷ đồng đã đầu tư vào DQS. Ngoài ra, các thủ tục xử lý phá sản tương đối phức tạp, kéo dài và tốn thêm chi phí thực hiện thủ tục phá sản. Hơn nữa, việc bán thanh lý tài sản có thể khó khăn và hạn chế trong khi vấn đề giải quyết quyền lợi cho hơn 1.200 lao động khi mất việc cũng là vướng mắc.
“Như vậy, phương án phá sản có nhiều khó khăn nhất định và gây ra thiệt hại về tài chính. Tuy nhiên, nếu các phương án khác không khả thi thì đây là phương án cuối cùng có thể xem xét, trình Thủ tướng quyết định”, Bộ Công Thương từng cho hay.
Mất cân đối về tài chính, không có khả năng thanh toán nợ
Công ty công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất (DQS) là đơn vị chủ quản của Nhà máy đóng tàu Dung Quất được Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam - Vinashin nay là SBIC thành lập vào năm 2006. Thực hiện chủ trương tái cơ cấu Vinashin, từ ngày 1/7/2010, Vinashin bàn giao DQS sang PVN.
Theo báo cáo tài chính của DQS tại thời điểm bàn giao từ Vinashin về PVN ngày 30/6/2010, vốn điều lệ của công ty hơn 3.758 tỷ đồng nhưng lỗ luỹ kế lên tới 1.235 tỷ đồng và tổng khoản nợ phải trả 7.440 tỷ đồng, trong đó vay ngân hàng 4.800 tỷ đồng (70% vay bằng ngoại tệ). DQS được đánh giá là mất cân đối về tài chính, không có khả năng thanh toán nợ.
Sau khi được bàn giao từ Vinashin về PVN đến nay, PVN đã chuyển cho DQS 5.095 tỷ đồng, bao gồm 1.900 tỷ đồng góp vốn điều lệ và 3.104 tỷ đồng để thanh toán nợ.
Theo báo cáo tài chính tại thời điểm 30/6/2016, vốn điều lệ của DQS là 1.900 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 1.108 tỷ đồng. Tổng các khoản nợ phải trả vẫn còn hơn 6.893 tỷ đồng, trong đó vay ngân hàng 1.227 tỷ đồng.
Công ty còn khoản lỗ luỹ kế hơn 3.674 tỷ đồng, trong đó lỗ phát sinh giai đoạn từ tháng 1/7/2010 đến ngày 30/6/2016 là 2.438,9 tỷ đồng. DQS đã có lãi trở lại vào năm 2014, 2015 nhưng do tình hình khó khăn nên quay trở lại lỗ vào năm 2016 khoảng 103,7 tỷ đồng.
Một trong số những tồn tại của DQS là tài sản cố định đa số được đầu tư từ giai đoạn trước thuộc Vinashin chưa được quyết toán nhưng đã đưa vào sử dụng và trích khấu hao. Hiệu suất sử dụng tài sản thấp, chỉ đạt 20-30%. Nhiều trang thiết bị không phù hợp, lạc hậu hoặc không đạt chất lượng để tham gia vào quá trình sản xuất dẫn đến chi phí khấu hao hàng năm của công ty rất lớn.
Liên quan tới các khoản nợ, 3 khoản vay lớn tại các tổ chức tín dụng là Công ty Tài chính Công nghiệp tàu thuỷ (VFC) 490 tỷ đồng; Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) 528 tỷ đồng và Nhà thầu YMC-Transtech 548 tỷ đồng. DQS cũng còn nợ phí bảo lãnh Chính phủ đối với khoản vay YMC-Transtech 64,2 tỷ đồng và khoản đầu tư vào công ty cổ phần đóng tàu mới Nhơn Trạch 119,6 tỷ đồng.
Phương Dung
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/pha-san-nha-may-dong-tau-dung-quat-pvn-mat-trang-5000-ty-dong-2017052206341117.htm
Phó thủ tướng: Vinashin có thể có lãi từ 2013
Thứ Ba, 23/11/2010 Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng và ba bộ trưởng cùng trả lời chất vấn về Vinashin trước Quốc hội chiều nay...Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nói về quá trình tái cơ cấu Vinashin.MINH THÚY
Nếu quản trị và quản lý tốt thì đến năm 2012, Vinashin có thể sẽ đứng vững và giảm lỗ, từ năm 2013-2014 sẽ có lãi trở lại, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng phát biểu trước Quốc hội chiều 23/11.
Với nhiều cung bậc của trách nhiệm và của cả cảm xúc, phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng, cũng là vị bộ trưởng đăng đàn sau cùng, có thể nói là khá ấn tượng.
Không chỉ bởi những vấn đề khá “gai góc” như khai thác bauxite hay đầu tư đường sắt cao tốc, rồi trách nhiệm về Vinashin… được tranh luận thẳng thắn. Cũng không hẳn do sự “từng trải” và kỹ năng chất vấn đã được nâng lên. Mà có lẽ còn do sự dồn nén của thông tin và của cả cảm xúc của hơn một tháng sôi động nghị trường…
Ba bộ trưởng cùng nói về Vinashin
Vẫn là thái độ điềm tĩnh, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết dẫn trả lời của Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng bằng văn bản, có nêu con số Vinashin làm ăn thua lỗ trên dưới 100 nghìn tỷ đồng tại chất vấn (cũng bằng văn bản - PV) của ông Thuyết là không chính xác.
Đại biểu Thuyết cho biết, con số lỗ này được ông lấy ở chính báo cáo của Chính phủ. “Báo cáo của Chính phủ nói Vinashin nợ 86.565 tỷ đồng. Nếu vay lãi 16%/năm thì nợ gốc cộng với lãi là 100.415 tỷ đồng, nếu vay lãi 19%/năm thì nợ gốc cộng lãi là 103.012 tỷ đồng. Như thế mỗi một ngày chúng ta mở mắt ra thì phải trả 30 tỷ tiền lãi cho số nợ của Vinashin”, ông Thuyết tính toán.
Sau khi dẫn nhiều chi tiết về sự không thống nhất về nhiều số liệu của Vinashin, đại biểu Thuyết lo ngại, báo cáo của Chính phủ gửi đến Quốc hội có nói một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng của Vinashin hiện nay là Vinashin luôn luôn báo cáo không trung thực với Chính phủ. "Bây giờ, Chính phủ lại dựa chính vào báo cáo của Vinashin nói rằng tài sản vốn còn 104.000 tỷ đồng, thì tôi không biết có thể tin được hay không?".
“Việc lỗ bao nhiêu các cơ quan đang tiếp tục làm, nhưng tôi muốn khẳng định không có câu chuyện lỗ 100.000 tỷ đồng”, Bộ trưởng Dũng đáp.
Theo Bộ trưởng Dũng, đã là doanh nghiệp thì phải có vay, có nợ. “Nhưng điều bất thường của Vinashin tức là nợ này đã vượt quá cao so với tỷ lệ cho phép. Tức là nợ trên vốn chủ sở hữu đã quá cao, lên tới 11 lần, thông thường khoảng 3 lần, 4 lần thì có thể trong giới hạn an toàn. Như vậy nợ này trên vốn chủ sở hữu là quá cao, là mất an toàn và có khả năng sẽ bị phá sản”, ông Dũng nói.
Nhưng không có nghĩa rằng số nợ này là số lỗ, số nợ này và số tài sản này đang nằm trên tài sản hiện hữu của Vinashin, ông Dũng tái khẳng định.
Đại biểu Thuyết tiếp tục nhấn nút phát biểu: “Tôi xin nói thành thật là chúng tôi nói những điều này rất đau lòng, chúng tôi cũng không muốn làm gì mất lòng các đồng chí, nhưng trách nhiệm phải nói, bởi vì nhân dân giao cho Quốc hội, giao cho Chính phủ tài sản như thế, bây giờ xảy ra chuyện như vậy mà từ sáng tới giờ không ai chịu trách nhiệm cả, tôi không hiểu ra làm sao, hay cuối cùng trách nhiệm ở 500 đại biểu Quốc hội? Tôi xin nói một cách chân thật là Bộ trưởng có thể trả lời hay không trả lời cũng được, nhưng trong thâm tâm các đồng chí nên suy nghĩ thật nghiêm túc về trách nhiệm của mình, rút kinh nghiệm không để xảy ra những sự việc như thế nữa”.
Cũng liên quan đến Vinashin, được mời phát biểu sau giờ giải lao, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc nhắc lại: “Sáng nay đại biểu Đồng Hữu Mạo có nói trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đến đâu phải báo cáo Quốc hội”.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Võ Hồng Phúc, “Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã làm tròn nhiệm vụ của mình trong vấn đề Vinashin. Chúng tôi không có một trách nhiệm gì mà phải chịu trách nhiệm như đồng chí Đồng Hữu Mạo nêu. Ở đây là chúng tôi chấp hành luật, mà luật thì do Quốc hội quy định".
Tiếp đó, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh trả lời tiếp câu hỏi của đại biểu Ngô Minh Hồng từ buổi sáng và bày tỏ, “bản thân tôi cũng rất lo lắng về việc làm ăn của Vinashin”.
Sẽ công khai kết luận kiểm điểm về trách nhiệm
Sau một ngày với nhiều bộ trưởng cùng nói về trách nhiệm liên quan đến Vinashin và chưa nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng được mời làm rõ thêm một số vấn đề các đại biểu quan tâm.
Theo Phó thủ tướng, khi Vinashin lâm vào tình trạng phá sản thì toàn bộ ngành công nghiệp đóng tàu thế giới cũng lâm vào tình trạng này. Và Hàn Quốc đã cứu ngành đóng tàu của họ bằng 25 tỷ Đô la, Trung Quốc bỏ ra 60 tỷ Đô la. Bây giờ công nghiệp tàu thủy của Hàn Quốc và của Trung Quốc, nhất là Trung Quốc đã lên đầu.
Phó thủ tướng cũng cho biết, việc tái cơ cấu Vinashin bắt đầu từ năm 2008, sang đầu năm 2010 lại tiếp tục bước hai của tái cơ cấu, bây giờ là tái cơ cấu bước ba, theo đúng tinh thần của Bộ Chính trị. Kết quả là qua gần 6 tháng thì thu nhập ổn định, tinh thần phấn khởi, quyết tâm để củng cố lại, làm ăn để phát triển.
“Thứ hai, sản xuất kinh doanh bắt đầu phục hồi, rất may”, Phó thủ tướng nói. Theo đó, thì quan trọng nhất là 130 con tàu vẫn giữ được hợp đồng, 28 nhà máy đóng tàu đã hoạt động trở lại. Cộng với doanh thu của hoạt động công nghiệp phụ trợ nữa, năm nay Vinashin sẽ có doanh thu 14.000 tỷ đồng.
Về khả năng trả nợ - cũng là vấn đề được đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm - Phó thủ tướng lạc quan, trước mắt năm nay, Vinashin vẫn tiếp tục lỗ, nhưng nếu thị trường tốt, quản trị tốt, quản lý tốt thì sang năm có thể tiếp tục lỗ ít, và năm 2012 có thể sẽ đứng vững được và giảm lỗ. Từ năm 2013-2014 sẽ trở lại lãi.
“Chúng tôi tính cả nợ ngắn hạn, cả nợ dài hạn cộng với tiền lãi suất do vay nợ gây ra thì Vinashin đều có khả năng đảm bảo trả nợ”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Một vấn đề nữa cũng được Phó thủ tướng đề cập là kiểm điểm trách nhiệm. Theo Phó thủ tướng, Bộ Chính trị đã chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm một cách nghiêm túc, từ người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng, các phó thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng liên quan và tập đoàn tổng công ty.
“Hiện nay cũng đang tiến hành kiểm điểm, và Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì việc này, giúp Bộ Chính trị và Ban Bí thư làm công tác kiểm điểm một cách nghiêm túc, tất nhiên kết quả kiểm điểm sẽ công khai trước công luận”, Phó thủ tướng nói.
Kết thúc phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhận xét, với trình bày của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nếu được làm như vậy thì rất tốt, đương nhiên đây vẫn còn có chữ "nếu", chúng ta tiếp tục hy vọng.
Chủ tịch Vinalines: “Hợp tác với Vinashin, nhiều phía có lợi”ANH QUÂN
“Tôi có nói đùa với anh Sự, anh Tuyến, là da dẻ mặt mày các anh đã hồng hào, tươi lên rồi”...
Kiểm điểm tập thể, cá nhân liên quan đến sai phạm của Vinashin trước 30/11NGUYÊN THẢO
Chính phủ vừa gửi tới Quốc hội báo cáo bổ sung về Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin)...
Đại biểu Quốc hội chất vấn Thủ tướng: Nhiều chiều VinashinNGUYÊN THẢO
Đại biểu Quốc hội muốn nghe ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về nhiều vấn đề liên quan đến Vinashin...
http://vneconomy.vn/thoi-su/pho-thu-tuong-vinashin-co-the-co-lai-tu-2013-20101123073956392.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét