Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2016

Tập Cận Bình đốp chát với Obama về Biển Đông

Tập Cận Bình đốp chát với Obama về Biển Đông
WASHINGTON - Bắc Kinh nhất quyết theo đuổi chủ trương hiếp đáp các nước nhỏ phía Nam để nuốt trọn Biển Đông, người ta đọc thấy điều này trong cuộc gặp mặt của Tập Cận Bình với Tổng Thống Obama. Tổng Thống Barack Obama hội đàm riêng với Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 31 Tháng Ba. (Hình: Dennis Brack-Pool/Getty Images)
Hôm Thứ Sáu, 1 Tháng Tư, 2016, Tòa Bạch Ốc phổ biến bản thông cáo báo chí về cuộc gặp riêng giữa Tổng Thống Barack Obama với Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bên lề cuộc họp thượng đỉnh với một số nước về vấn đề hạt nhân ở Hoa Thịnh Đốn. Ông Obama đã thảo luận với ông Tập Cận Bình một loạt nhiều vấn đề từ đóng góp đối phó biến đổi khí hậu, hợp tác về các vấn đề an ninh hạt nhân, đối phó với chương trình phát triển võ khí nguyên tử và hỏa tiễn tầm xa của Bắc Hàn, và cả vấn đề tranh chấp Biển Đông.

Nhìn lại ‘Lý thuyết tổng quát’ của Keynes sau 80 năm

Nhìn lại ‘Lý thuyết tổng quát’ của Keynes sau 80 năm
Kinh tế học chính thống cũ đã được tái sinh. Mục tiêu toàn dụng nhân công đã được thay thế bởi mục tiêu lạm phát, và thất nghiệp được thả nổi để tự trở về tỷ lệ “tự nhiên”, bất chấp tỷ lệ đó là bao nhiêu. Đây chính là sự chuyển hướng sai lầm khiến các chính trị gia “đâm cật lực vào tảng băng trôi” hồi năm 2008.

Trong lá thư gửi cho George Bernard Shaw vào năm 1935, John Maynard Keynes viết: “Tôi tin là mình đang viết một cuốn sách về lý thuyết kinh tế nhìn chung sẽ cách mạng hóa – không phải ngay lập tức, nhưng có thể trong mười năm nữa – cách mà thế giới suy nghĩ về các vấn đề kinh tế của mình.” Và thực sự thì tác phẩm lớn của Keynes, “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” (The General Theory of Employment, Interest and Money) xuất bản vào tháng 2/1936 thực sự đã thay đổi kinh tế học và việc hoạch định chính sách kinh tế. Giờ đây, sau 80 năm, liệu lý thuyết của Keynes có còn phù hợp không?

Phân tích hiệu chỉnh Keynes đối với chủ nghĩa tư bản

Phân tích hiệu chỉnh của Keynes đối với chủ nghĩa tư bản
Tác giả: Trần văn Hùng
Sau những cải tổ, cải cách, đổi mới diễn ra gần như đồng loạt ở các nước xã hội chủ nghĩa cách nay trên dưới 30 năm, nếu không kể một vài tồn tại mà tôi cho rằng sớm hay muộn cũng sẽ có những cải cách, đổi mới tiếp tục, thì có thể nói hiện nay các nền kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới đều là những nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tuy trình độ phát triển rất không đồng đều.
Với hai đặc trưng chính là hoạt động theo cơ chế thị trường tự do (laissez faire) và công nhận rộng rãi quyền sở hữu tư nhân về tài sản-vốn, các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, ngay từ khi mới ra đời, đã cho thấy một động lực phát triển mạnh mẽ mà những nền kinh tế theo những hình thái kinh tế-xã hội trước nó đều không thể so sánh được.

Ấn tượng ảnh bà Ngân đi xe ôm

Mình có cảm tình với bà Ngân, bà cư xử với cán bộ cấp dưới chân tình, nhẹ nhàng nên làm việc với bà không có cảm giác bị gây áp lực. Đã có lần vì công việc mình đến căn hộ riêng của bà ở khu nhà công vụ Hoàng Cầu, Hà Nội, thấy cuộc sống của bà rất giản dị. Nghe đồn chồng cũ và con trai bà sống ở Mỹ, nhưng Wikipedia viết con trai bà hiện đang sống ở TP Hồ Chí Minh. Những người có hoàn cảnh độc thân như bà thì chẳng cần mơ đến nghìn tỷ làm gì, nên không cần tham nhũng, khác với trường hợp Thủ tướng Dũng với gánh nặng 1 vợ 3 con đều háu ăn. Tuy nhiên những người như bà lại ham quyền lực. Càng lên cao càng bị quyền lực làm mê muội, cuối cùng chỉ chạy theo hầu quyền lực, trở thành công cụ toàn tâm toàn lực hầu hạ, phục vụ những kẻ có quyền cao hơn để chúng cho quyền cao hơn nữa. Bà đã 62 tuổi rồi, khóa sau lên 67 sẽ quá tuổi để được phục vụ tiếp, không biết bà có biết dừng đúng lúc không hay muốn học tập tấm gương cụ Tổng cống hiến đến trọn đời. Mong bà nhìn bài học của bà San Suu Kyi để chọn cách sống hợp lý nhất. Dư luận cho rằng bà San Suu Kyi “đang phát điên vì quyền lực”. Trong vài năm qua, người ta đã chứng kiến một sự thay đổi đáng kể trong dư luận đối với bà San Suu Kyi. Trong khi nhiều người vẫn ca ngợi bà là “nhà vô địch dân chủ”, San Suu Kyi cũng ngày càng bị chỉ trích là ngạo mạn, độc đoán, cứng nhắc và chuyên quyền. Kể từ khi Đảng NLD của bà giành chiến thắng áp đảo năm 2015, một số nhà quan sát thậm chí đã phỏng đoán bà sẽ thay thế một chế độ độc tài này bằng một chế độ độc tài khác. Xem thêm: Bà San Suu Kyi “đang phát điên vì quyền lực”Đề nghị không nên bổ sung chữ "nữ" trước chức Chủ tịch QH của bà.
Ấn tượng ảnh nữ Chủ tịch Quốc hội thăm nạn nhân sập cầu Cần Thơ 
01/04/2016 TTO - Ngày 31-3, nhà báo Nông Huyền Sơn đã gửi đến Tuổi Trẻ một bộ ảnh độc đáo về vị nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của nước ta, khi bà còn làm bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân đến hiện trường vụ tai nạn sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ bằng xe ôm. Kể về bộ ảnh này, anh Sơn viết: “Năm 2007 nhịp dẫn cầu Cần Thơ bị sập. Khi ấy bà Nguyễn Thị Kim Ngân đang là bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH. Nghe tin, dù đang chuẩn bị chuyến công du nước ngoài, bà hủy bỏ để về Cần Thơ.

Bà San Suu Kyi “đang phát điên vì quyền lực”

San Suu Kyi và kiểu lãnh đạo "trên cả tổng thống"
01/04/2016  Chỉ một ngày sau khi chính phủ dân sự đầu tiên ở Myanmar nhậm chức, với vị trí cao nhất theo luật định – Tổng thống – không thuộc về bà Aung San Suu Kyi, người ta đã dần hiểu ra bà sẽ "lãnh đạo trên cả tổng thống" như thế nào. Một cựu nghị sĩ USDP, ông U Hla Swe nói: “Dường như bà ta muốn nắm giữ nhiều vị trí nhất có thể”. Ông Swe thậm chí cho rằng bà San Suu Kyi “đang phát điên vì quyền lực”Thái độ và cách hành xử của bà đang thực sự gây lo ngại, ngay trong nội bộ NLD. Một số nhà bình luận nước ngoài thậm chí gắn mác cho San Suu Kyi là “nhà độc tài dân chủ” đang hiện hình và dự báo những cuộc khủng hoảng mà chính bà đang cố tránh.

Ngày 30/3, Tổng thống Htin Kyaw – tài xế, cũng là bạn thân từ thời trẻ trâu của Chủ tịch đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) Aung San Suu Kyi – đã tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội, trở thành vị Tổng thống dân sự đầu tiên sau hơn 50 năm ở Myanmar. Cùng ngày, Nội các gồm 18 Bộ trưởng cũng đã tuyên thệ nhậm chức. Đáng chú ý là riêng bà San Suu Kyi nắm giữ 4 bộ quan trọng, gồm Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục, Bộ Năng lượng và Bộ Văn phòng Tổng thống.

Bà Suu Kyi 'quyền như siêu thủ tướng'

Bà Suu Kyi 'quyền như thủ tướng'
Thượng viện Myanmar hôm thứ Sáu đã thông qua dự luật, mở đường để bà Aung San Suu Kyi có vai trò tương đương thủ tướng. Dự luật được thông qua trong ngày thứ hai của chính phủ mới và sẽ chuyển cho hạ viện thảo luận thứ Hai tuần sau, bất chấp việc quân đội phản đối.

Bà Aung San Suu Kyi
Dự luật này giúp bà Aung San Suu Kyi vượt qua điều khoản hiến pháp của chính phủ quân sự cũ ngăn không cho bà nắm quyền vì hai con bà có quốc tịch nước ngoài. Theo đó, bà sẽ giữ vị trí "cố vấn nhà nước", bên cạnh việc bà nắm bốn bộ gồm bộ Ngoại giao, Giáo dục, Điện lực-Năng lượng và bộ Văn phòng Tổng thống.

Trịnh Công Sơn và đám cưới không thành với cô gái Nhật

Trịnh Công Sơn và đám cưới không thành với cô gái Nhật
Cuộc tình của Trịnh Công Sơn với người con gái Nhật Michiko Yoshii là mối tình đẹp nhưng kết cục buồn, vấn vương như những bản tình ca bất hủ của cố nhạc sĩ tài hoa. Ngày 1/4/2001, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - một trong những nhạc sĩ lớn nhất của nền âm nhạc đương đại Việt Nam - rời cõi tạm về với vĩnh hằng. 15 năm qua, những ca khúc của ông vẫn vang vọng khắp nơi, vẫn là dòng suối tinh thần tắm tưới tâm hồn bao thế hệ người Việt yêu nhạc Trịnh.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ảnh tư liệu.
Trong gia tài âm nhạc, Trịnh Công Sơn đã để lại những khúc tình ca bất hủ. Những bản nhạc tình ấy có lúc trong trẻo, hồn nhiên, tinh khôi như đóa quỳnh mãi ngát hương trong vườn yêu, cũng nhiều lúc chỉ là nỗi buồn thương, mất mát, dở dang, "từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ". Trong cuộc tình riêng đời mình, cố nhạc sĩ đã đôi lần ngấp nghé trước ngưỡng cửa hôn nhân nhưng mãi mãi không bao giờ bước qua. Có những bóng hồng, những người đi qua cuộc đời Trịnh Công Sơn và họ đọng lại trong những ca khúc, bài thơ, bức họa của ông như những nỗi buồn thuần khiết.

VN: Những hình phạt tàn khốc

VN qua mắt giáo sĩ phương Tây: Những hình phạt tàn khốc
01/04/2016 Thanh Niên - Một trong những nội dung mà nhà truyền giáo Ý G.F.de Marini (1608 - 1682) quan tâm quan sát và ghi chép đó là hình pháp. Những kẻ gian tham trộm cướp không bị tội chết vì thế nên bọn bất lương rất nhiều; nhưng khi có chứng cớ thì họ bị nghiêm phạt, quan cũng vậy. Những người bình sinh là người can đảm mà mắc tội tử hình thì chẳng những được vua tha tội chết cho mà còn được trọng dụng trong quân đội.
Phạm nhân thời phong kiến chờ xét xử - tranh tư liệu
Ngục hình và tử tội
Tại các tỉnh không có nhà ngục, trong nhà quan tỉnh vẫn có đủ dụng cụ để cầm giữ tra khảo: xiềng, xích, khóa tay và những dụng cụ bằng sắt khác nữa. Thông dụng nhất là gông. Gông làm bằng hai thanh gỗ to và dài như một cái thang, có hai miếng gỗ ngang nối thanh nọ với thanh kia, hai miếng gỗ ngang đặt như hai bậc thang kẹp đầu vào giữa không thể nào kéo ra được; phạm nhân phải đeo gông đến ngày tuyên án.

Xót xa: Ở trọ trên chính quê hương mình

Bây giờ người Việt còn được mấy người nghĩ đến hiện trạng quê hương đất nước ? Còn được mấy người nghĩ đến tương lai quê hương đất nước ? Dân thì buộc phải lao động đến kiệt sức để tồn tại; quan thì ăn chơi phè phỡn, hội thảo hội nghị liên miên. Đúng là đang ở trọ trên chính quê hương đất nước mình, đám thì chỉ biết ăn chơi chờ chết, đám thì chờ để tìm cách ra sống ở nước ngoài. Quê hương đất nước không còn là chùm khế ngọt nữa rồi.
Ở trọ trên quê hương
"...Đất nước này chỉ như một cái mỏ cho họ vơ vét, khai thác, họ không muốn và cũng không dám có bất cứ sự thay đổi nào để làm cho đất nước trở nên khá hơn. Tâm lý “ở trọ” là ở chỗ đó..." Còn người dân? Đa phần cũng đang ở trọ trên chính quê hương mình. Miệt mài kiếm sống, không quan tâm đến tình hình chính trị xã hội, không thấy và cũng không muốn thấy, không lên tiếng trước bất cứ chuyện sai trái, bất công, phi lý nào của xã hội, của chế độ…  Tại sao tại có tâm lý ở trọ trên chính đất nước mình ấy?
Những ai đã từng sống và làm việc ở những quốc gia văn minh phát triển, có một thể chế chính trị tự do dân chủ và tiến bộ, có thể nhận thấy một điểm chung ở các quốc gia ấy là thái độ sống và làm việc của hầu hết tất cả mọi người, từ nhân dân tới chính quyền, đều tận tâm, tận hiến, vì đất nước, xã hội, vì tương lai của mình, của con cháu mình và những người khác.

Người Việt ở trời Tây sướng hay khổ?

Người lao động ở đâu cũng khổ. Sướng thì chỉ có đám quan chức, chủ DNNN tham nhũng tiền thuế của dân, tiền vay nước ngoài, tiền bán đất và tài nguyên quốc gia, và chỉ có đám dân lười biếng sống dựa vào 12,5 tỷ đô tiền kiều hối mà người Việt lao động cực khổ ở nước ngoài gửi về cho người thân. Căm giận nhất là phải chứng kiến những kẻ lười nhất, từ quan chức to nhất tới kẻ cùng đinh, đều coi tiền như rác, mở mồm là nói tiền tỷ, là sao không mua Mecedes hay Lexus mà đi... Nếu nói trời Tây khổ thì "Vì sao cán bộ và con cháu muốn định cư ở nước ngoài ?". Cứ nhìn nông dân Việt 1 nắng 2 sương mà cuối vụ thì trắng tay phải trông chờ trợ cấp của Chính phủ hay con em đi làm xa gửi tiền về để sống thì biết. Rồi cứ nhìn công nhân ngày làm 10-12 tiếng mà tiền lương 2-3 triệu đồng 1 tháng thì càng biết (đây là trường hợp người nhà tôi đang làm nhân viên giao dịch quầy bưu điện Bắc Từ Liêm, Hà Nội).
Người Việt ở trời Tây sướng hay khổ?
01/04/2016 VOV.VN - Người Việt đa số làm ăn buôn bán. Trong số họ, nhiều người được đào tạo, học hành khá bài bản nhưng lại không được làm công việc mình yêu thích. Ai cũng nghĩ rằng, đi Tây là sướng. Chính vì thế, câu cửa miệng của nhiều người Việt khi nói về sự an nhàn, sung sướng là “sướng như Tây”. Nhưng có đi Tây mới biết thực hư người Việt sướng khổ thế nào.
Gian hàng của người Việt tại Trung tâm Thương mại châu Á
Quả thật, trời Tây rất văn minh, nề nếp, mức sống cao hơn hẳn ở Việt Nam. Nhưng những người Việt xa xứ để tồn tại được ở xứ người là cả một cuộc vật lộn mưu sinh. Chưa kể sự thiếu thốn về tình cảm gia đình, bạn bè cũng là một thiệt thòi lớn với họ.

Lại phong tướng, 'Chủ tịch nước, Thủ tướng cần giải thích..."

Thăng cấp tướng một số lãnh đạo, chỉ huy Bộ Công an
'Chủ tịch nước, Thủ tướng cần giải thích việc có gần 400 tướng'
01/04/2016 Chiều 31/3, tại Hà Nội, Đảng uỷ Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đã tổ chức lễ công bố Quyết định của Chủ tịch nước về việc thăng cấp bậc hàm cấp Tướng Công an Nhân dân năm 2016. Đại tướng Trần Đại Quang, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an chủ trì buổi lễ.
Bộ Công an công bố quyết định của Chủ tịch 
nước thăng hàm cấp Tướng trong CAND
Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt Đảng uỷ Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Bộ trưởng Trần Đại Quang chúc mừng các cá nhân vinh dự được thăng cấp, bậc hàm cấp Tướng. Bộ trưởng khẳng định, Quyết định thăng cấp bậc, hàm cấp Tướng cho các lãnh đạo, chỉ huy xuất sắc của một số đơn vị thuộc Bộ là sự ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao của Đảng, Nhà nước, nhân dân đối với lực lượng Công an Nhân dân và các cá nhân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Vì sao cán bộ và con cháu muốn định cư ở nước ngoài

Cứ hỏi ngay Thủ tướng Dũng đang ngồi dưới Hội trường thì biết; ông ấy đầy kinh nghiệm vì có cô con gái kết hôn với người quốc tịch Mỹ. Bây giờ các bác ấy đang bàn giao công việc nên rảnh rỗi, rất chịu khó đến ngồi ở Hội trường, hỏi lúc nào cũng được.
Vì sao cán bộ hay tìm cách cho mình và con cháu định cư ở nước ngoài
VietTimes -- “Tại sao trí thức giỏi không về nước làm việc, doanh nhân giỏi muốn bỏ nước ra đi? Tại sao cán bộ về hưu hay đương chức tìm cách cho mình hay con cháu mình ra định cư ở nước ngoài?", ĐBQHTrương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cật vấn và nhấn mạnh "chiếc nỏ thần" chính là lòng yêu nước.
Ông Trương Trọng Nghĩa
Ông Nghĩa cho rằng “nỏ thần” chính là lòng yêu nước của hơn 90 triệu đồng bào, là khối đại đoàn kết dân tộc. Giữ "nỏ thần" là giữ cho đất nước trước họa xâm lăng và phát triển giàu mạnh.

​Lãnh đạo thế giới tuyên thệ nhậm chức như thế nào?

Bài tuyên thệ nhậm chức của bà Ngân vừa gây sóng gió trong dư luận xã hội. Bà nói:Trước cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước QH, trước đồng bào cử tri cả nước, tôi xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. Tôi nguyện nỗ lực rèn luyện, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó. Kể từ giờ phút này tôi xin khắc ghi lời tuyên thệ của mình trước QH”. Nhiều báo chính thống đăng bài lãnh đạo thế giới tuyên thệ nhậm chức như thế nào, trong đó chỉ nói tới phải và chỉ được tuyên thệ theo đúng quy định trong Hiến pháp, không bổ sung các câu, từ khác như nhiệm vụ được Đảng giao... Bài dưới đây viết khách quan hơn.
​Lãnh đạo thế giới tuyên thệ nhậm chức như thế nào?
(PLO)- Lời tuyên thệ thường được quy định trong Hiến pháp. Ngày 31-3, bà Nguyễn Thị Kim Ngân là nữ Chủ tịch Quốc hội nói lời tuyên thệ nhậm chức đầu tiên, hành động gây nhiều xúc động cho người dân Việt Nam. Nhân sự kiện này, chúng tôi giới thiệu một số quy định về lễ tuyên thệ của các lãnh đạo thế giới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên thệ 
nhậm chức năm 2012. (Ảnh: REUTERS)
Đặt tay lên Kinh thánh, tuyên thệ trước dân
Tại Mỹ, lễ tuyên thệ nhậm chức của tổng thống và phó tổng thống Mỹ diễn ra cùng lúc, tổ chức tại Nhà Trắng trước sự chứng kiến của các quan chức và hàng trăm ngàn dân chúng. Các tổng thống Mỹ thường đặt tay trái lên quyển Kinh thánh và tay phải giơ cao ngang đầu trong khi nói lời tuyên thệ.

Thực phẩm an toàn, nhưng dân ngu không biết

Đây là phát biểu của một trong hai ông Bộ trưởng kinh tế ngu dốt nhất, đần độn nhất, nhưng ngoan ngoãn vâng lời cấp trên nhất thời ông Thủ tướng Dũng (ông bộ trưởng kia là Vũ Huy Hoàng).
'Đa số thực phẩm của chúng ta an toàn, nhưng nhân dân không biết'
01/04/2016 (VTC News) - Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, đa số thực phẩm của chúng ta là an toàn nhưng nhân dân không biết nên có cảm giác tất cả không yên tâm. Cuối giờ chiều 01/04, Bộ trưởng Cao Đức Phát - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có phần giải trình trước các vấn đề mà các đại biểu đã nêu ra thảo luận ở hội trường.

Bộ trưởng Cao Đức Phát 
Ông Phát tâm sự rất đồng cảm và chia sẻ với những trăn trở của nhiều đại biểu Quốc hội về tình hình nông nghiệp nông thôn. “ Tôi cũng giải trình nhiều nhưng tình hình đúng là chuyển biến chậm. Vì thế tôi cũng thấy, rõ ràng chúng ta cần phải quyết liệt hơn để có sự đổi mới một lần nữa trong nông nghiệp và thúc đẩy quá trình phát triển ở nông thôn”, ông Phát thừa nhận.

'Con đường dài nhất VN là từ lời nói đến việc làm'

Ông Vũ Tiến Lộc: 'Con đường dài nhất Việt Nam là từ lời nói đến việc làm'
01/04/2016 (VTC News) - “Có cử tri của Thái Bình đã nói với tôi rằng, chúng tôi phải chờ lâu quá, con đường dài nhất Việt Nam không phải là từ Mục Năm Quan đến Mũi Cà Mau mà là từ lời nói đến việc làm của nhiều cấp chính quyền và công chức. Cử tri kỳ vọng Quốc hội và Chính phủ khóa XIV sẽ là Quốc hội và Chính phủ của hành động để con đường dài nhất Việt Nam mãi vẫn là con đường từ Mục Nam Quan đến mũi Cà Mau”, đại biểu Vũ Tiến Lộc kết thúc chia sẻ.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) 
Đại biểu Quốc hội hài hước nói về con đường dài nhất Việt Nam là từ lời nói đến hành động của một số quan chức. Góp ý tại hội trường, đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) quan tâm đến vấn đề đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt cho giới trẻ và những người lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn ở nước ta.

Hồi kết cho toàn cầu hóa?

Hồi kết cho toàn cầu hóa?
Khi một điều gì đó được cường điệu hóa một cách rộng rãi, hầu như luôn có một lý do thực sự đằng sau nó. Hầu hết các nền kinh tế hiện nay đã mở cửa hơn nếu so với thế hệ trước. Nhưng hiện tại rõ ràng là việc xem toàn cầu hóa như một lực lượng áp đảo và không thể lay chuyển được đã phản ánh rất rõ những tác dụng phụ từ sự bùng nổ giá cả hàng hóa cơ bản trong thập niên trước. Nếu giá cả vẫn duy trì ở mức thấp, như chiều hướng gần đây cho thấy, thương mại toàn cầu trong thập niên tới có thể vẫn tiếp tục trì trệ, trong khi mô hình thương mại sẽ “tái cân bằng”, nghiêng từ các nền kinh tế mới nổi sang các cường quốc công nghiệp lâu đời.
Trung Quốc vừa công bố rằng năm ngoái, lần đầu tiên kể từ khi nước này bắt đầu mở cửa kinh tế với thế giới từ cuối những năm 1970, xuất khẩu của nước này đã giảm so với năm trước. Và đó chưa phải là tất cả; xét trên khía cạnh giá trị, thương mại toàn cầu đã suy giảm trong năm 2015. Hiển nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao?

Giải cứu các quốc gia thất bại

Giải cứu các quốc gia thất bại
Sự chấp nhận về dài hạn những hạn chế của chủ quyền tuyệt đối, sự xuất hiện các quan điểm của cộng đồng quốc về sự phù hợp và khía cạnh pháp lý của viện trợ nhân đạo đối với các nước gặp khủng hoảng, và sự sẵn lòng tăng lên của các nước thành viên trong việc giao phó cho Liên Hiệp Quốc nhiều quyền lực hơn, tất cả đều hướng tới những giải pháp mới để đối phó với hiện tượng các nhà nước thất bại. Cộng đồng quốc tế nên chuẩn bị cho những nỗ lực mới, có phạm vi rộng và thực sự cần thiết của Liên Hiệp Quốc nhằm thực hiện trách nhiệm cứu các quốc gia thất bại.
Từ Haiti ở Tây bán cầu tới phần sót lại của Nam Tư ở châu Âu, từ Somalia, Sudan, và Liberia ở châu Phi đến Campuchia ở Đông Nam Á, có một hiện tượng mới đáng lo ngại đang nổi lên: các quốc gia – dân tộc thất bại, hoàn toàn không có khả năng duy trì vai trò một thành viên của cộng đồng quốc tế. Nội chiến, chính phủ tan vỡ, và thiếu thốn kinh tế đang tạo ra ngày càng nhiều hơn tình trạng debellatios, thuật ngữ được dùng mô tả tình trạng bị phá hủy của Đức sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. 

Quốc gia thất bại (Failed states)

Quốc gia thất bại (Failed states)
Tác giả: Lê Hồng Hiệp - Một quốc gia thất bại là một quốc gia không thể thực hiện được hai chức năng cơ bản của một quốc gia – dân tộc trong hệ thống thế giới hiện đại: Thứ nhất, quốc gia đó không thể thực hiện được quyền kiểm soát đối với lãnh thổ và dân cư và không thể bảo vệ được các đường biên giới quốc gia của mình. Thông thường, quốc gia đó sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ, quyền lực nằm trong tay các băng nhóm tội phạm, các nhóm vũ trang, các lãnh chúa cát cứ… 

Trong nhiều trường hợp, các quốc gia này sẽ lâm vào tình trạng nội chiến, gây nên những thảm họa nhân đạo cho người dân. Thứ hai, quốc gia đó có năng lực quản trị quá yếu kém đến mức không thể đảm nhiệm được các chức năng hành chính và tổ chức cần thiết nhằm quản lý dân cư và tài nguyên quốc gia và không thể cung cấp được các dịch vụ công tối thiểu. Chính vì vậy, công dân của quốc gia đó không còn tin vào tính chính đáng của chính phủ, và nhà nước của quốc gia đó cũng trở thành bất hợp pháp trong con mắt của cộng đồng quốc tế.

HIỂU MÌNH ĐỂ THÀNH CÔNG

HIỂU MÌNH ĐỂ THÀNH CÔNG
Bạn có khao khát thành công không?
1. Bạn có mục đích rõ ràng cho cuộc đời mình không?
– Không có gì cả, hay chỉ mơ hồ?
– Còn nếu có, bạn ý định làm gì để hiện thực nó?
2. Bạn có kế hoạch cụ thể cho từng kì hạn không?
– Nếu có, bạn có bám sát nó không?
– Bạn có tập trung không, hay chỉ làm cái này xíu cái kia xíu, rồi tự đánh lừa là mình đang theo đuổi kế hoạch?
– Bạn có đánh giá việc làm đạt bao nhiêu phần trăm không?

Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016

Chưa bao giờ bức tranh ngân sách xấu như bây giờ

20 năm qua, chưa bao giờ bức tranh ngân sách xấu như bây giờ
Chính phủ hiện nay đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan: Để duy trì tăng trưởng thì không thể không đầu tư, nhưng càng đầu tư thì ngân sách càng thâm hụt và nợ công càng tăng. Ảnh: Minh Khuê
(TBKTSG) - Trong 20 năm trở lại đây, chưa bao giờ bức tranh ngân sách xấu như bây giờ. Chi thường xuyên tăng nhanh bất thường, đặc biệt trong giai đoạn 2010-2012, khiến cho toàn bộ thu ngân sách hầu như chỉ vừa đủ cho chi thường xuyên.

Ông Thăng ơi, 'Không cần số một, chỉ cần an toàn'

Đã lâu Blog chán không lưu tin về bác Thăng, đó là vì bác đang lặp lại sai lầm thời mới về Bộ giao thông: Nói nhiều, phô trương nhiều, đi đâu cũng có đám phóng viên đi theo...; nói nhiều thì chắc chắn sẽ có lúc nói dại, ví dụ mục tiêu "viển vông" như trong bài này. Bác trình độ thấp, điều hành y hệt ông đốc công, nhiệm kỳ chỉ có 5 năm, không có quyền hành tuyệt đối, dưới trướng bao nhiêu người, quân lính thì của người ta, tả phù hữu bật cũng không..., làm sao mà đặt mục tiêu "viển vông" vậy được. Phải chăng bác cũng định "quyết liệt" như bác Dũng để rồi biến Sài Gòn thành bãi rác ? Kinh nghiệm cho thấy "thiếu học + nhiệt tình = phá hoại". Tôi ủng hộ bác, nhưng cách làm của bác không ổn đâu.
'Không cần số một, chỉ cần môi trường sống an toàn'
Nguyễn Thị, gửi cho BBC từ Thành phố Hồ Chí Minh
Đọc thông tin đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở lại vị trí số một, tôi không khỏi phá lên cười. Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trở lại vị trí số một trong khu vực để làm gì, thưa ông Bí thư?Trong 5 năm trở lại đây, năm nào tôi cũng ngậm ngùi chia tay một người bạn rời bỏ Việt nam để đi định cư ở nước ngoài theo diện mua thẻ xanh. Khi có tiền ai cũng muốn tìm kiếm môi trường sống tốt hơn cho con cái họ. Điều ấy là đương nhiên và nếu có nhiều tiền, có lẽ tôi cũng làm như họ!
Ông Đinh La Thăng với nhiều phát ngôn trong thời gian mới nhậm chức
“Ngày 29/3, bên lề kỳ họp Quốc hội, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đã chia sẻ với báo chí về mục tiêu đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở lại vị trí số một trong khu vực mà ông vừa nêu tại Hội nghị Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh vừa qua.

1 tháng 4: Hãy nói dối nhiều hơn nữa!

Hãy nói dối nhiều hơn nữa!
Nguyễn Quang Lập - Gần đây có nhà thơ nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo hô hào cần có một ngày nói thật, sai. Nếu đồng chí Tạo không nói dối làm sao quần chúng say mê nhạc đồng chí được. Đồng chí Tạo viết: quá nửa đời phiêu bạt, ta lại về úp mặt vào sông quê, sai! Đồng chí Tạo lười tắm, úp mặt vào sông quê bao giờ? Nhưng nói dối thế mới hay, mới sáng tạo. Nếu đồng chí Tạo nói đồng chí úp mặt vào cái ấy thì có hay nữa không, quần chúng còn say mê đồng chí nữa không!
Thưa các đồng chí và các bạn!
Hôm nay, trong không khí phấn khởi tự hào chào mừng ngày nói dối toàn thế giới, tôi xin gửi tới các đồng chí và các bạn lời chúc mừng nồng nhiệt nhất, thân thương nhất.

TQ thắng thầu: Chủ đầu tư VN ‘ham rẻ’ hay ‘ăn chịu’?

Doanh nghiệp TQ thắng thầu: Chủ đầu tư VN ‘ham rẻ’ hay ‘ăn chịu’?
"...Đã có thể thấy rõ rằng sau Đại hội XII của đảng cầm quyền, đừng nói đến “thoát Trung”, cho dù có muốn “giãn Trung” cũng quá khó khăn. Trong một thực tế quá khốn đốn, nền kinh tế và sản xuất của Việt Nam đã phụ thuộc ghê gớm vào Trung Quốc..."
Vụ việc Công ty Xinxing ở Hà Bắc, Trung Quốc, thắng thầu cung cấp đường ống gang dẻo cho dự án nước sông Đà về Hà Nội giai đoạn 2 đã khiến khối dân cư lên đến 8 triệu dân Hà Nội muốn phát hoảng. 17 lần đường ống nước Sông Đà 1 bục vỡ vẫn còn dư âm gần như nguyên vẹn. Nhưng kinh hãi hơn cả là không một quan chức nào “rơi đầu”. Tất cả vẫn ung dung khoe khoang thành tích “vì sự nghiệp công ích xã hội”.

Người Kinh ở TQ: 500 năm nét Việt không phai nhòa

Cộng đồng người Kinh trên đất Trung Quốc:
500 năm nét Việt không phai nhòa
Người Kinh Tam Đảo, cộng đồng người Kinh chủ yếu và có lẽ còn mang nhiều bản sắc văn hóa Việt Nam nhất tại Trung Quốc. Hơn 500 năm định cư trên đất Trung Quốc, với vẻn vẹn hơn 2 vạn người, Kinh tộc không những đã lớn mạnh trở thành cộng đồng dân tộc thiểu số có nền kinh tế phát triển nhất, mà còn là một trong những dân tộc vẫn giữ nguyên vẹn những nét đặc sắc nhất của văn Hóa cộng đồng người Việt.
Cây “Tương tư Nam Quốc” như một lời tổ huấn đối với 
các thế hệ con cháu không được quên đi nguồn cội Việt.
1. 8h sáng. Miếu thờ Bạch Long Trấn Hải Đại Vương của thôn Vũ Đầu, một trong 3 thôn người dân tộc Kinh tại Kinh Đảo, thị trấn Giang Bình, huyện Đông Hưng, thị xã Phòng Thành, Trung Quốc… đã trang trọng khói hương nghi ngút.

“Khóc một dòng sông…”

“Khóc một dòng sông…”
31/03/2016 - Đã một vài lần tôi đi xuôi ngược dọc theo vài đoạn Mekong ở Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, con sông Mẹ của Đông Nam Á lục địa, nguồn mạch sinh sôi của đất, của người, của văn hóa những nơi mà nó chảy qua.

Các bạn trẻ tại Mekong Campaigh (Ảnh: SQ)
Trên bất cứ đoạn nào Mekong cũng mang dáng vẻ hiền hòa, ngay cả vào mùa nước lũ. Từ thượng nguồn Tây Tạng càng đổ về phía biển con sông càng chững chạc hơn. Nếu những ngọn thác hùng vĩ trên mấy chục bậc thềm thượng nguồn mạnh mẽ như những chàng trai trẻ thì về miền đồng bằng hạ lưu, dòng Mekong chở nặng phù sa tựa như thiếu phụ đang hoài thai chờ ngày hạ sinh những mùa vàng nặng trĩu.

Bí mật chưa từng tiết lộ của phụ nữ trẻ "đi rừng"

Bí mật chưa từng tiết lộ của phụ nữ trẻ "đi rừng"
01/04/2016  - “Ôi dời, đi theo làm tàng thế thôi chứ làm được gì đâu, con gái mà đi rừng thì biết rồi đấy”, anh kiểm lâm cười hô hố nói. "Cháu nên ở nhà, ở thành phố ấy. Da cháy sạm hết vào thì lấy chồng làm sao được". À ra thế, một người phụ nữ thì chỉ nên ở nhà, ở thành phố, làm vài công việc văn phòng, lấy chồng, sinh con, thế là hết. Một người phụ nữ, thì phải ngoan ngoãn, tóc phải dài, da phải trắng.
Nguyễn Trang là người sáng lập tổ chức phi 
chính phủ hành động vì động vật hoang dã WildAct.
LTS: Bảo tồn động vật hoang dã là công việc vất vả ngay cả với những người đàn ông sức dài vai rộng. Vì thế mà những người phụ nữ chọn công việc này thường bị nhìn với ánh mắt ngờ vực, thiếu thiện cảm. Chia sẻ của nhà bảo tồn trẻ Nguyễn Trang, người sáng lập tổ chức phi chính phủ hành động vì động vật hoang dã WildAct, sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về công việc và nỗi lòng của những người phụ nữ làm bảo tồn. 

Những thói xấu của người Việt khi ra nước ngoài

Những thói xấu của người Việt khi ra nước ngoài
31/03/2016  - “Hình ảnh người Việt mặc đồ ngủ khi ra khỏi nhà, nghe điện thoại ồn ào, chửi thề, rất ít khi đúng giờ và xả rác, khạc nhổ vô tội vạ… là những thói xấu phổ biến, khó bỏ của nhiều người Việt”, ông Nguyễn Văn Mỹ, Ủy viên Hiệp Hội Lữ hành VN cho biết.
Đi lễ chùa với trang phục chưa phù hợp (Ảnh minh họa)
Theo số liệu thống kê, năm 2015, có khoảng 45 triệu người Việt du lịch trong nước và hơn 6 triệu người ra nước ngoài. Nhiều người lần đầu đi chơi xa, thiếu sự tư vấn và hướng dẫn nên vẫn hồn nhiên mang theo những thói quen tự nhiên như ở nhà. Điều này không đáng trách, bởi chưa có những quy định tối thiểu dành cho khách.

(4) Tình cảm chân thành: 3X thời Hậu thiên đường

Xem 3 bài trước ở đây: (3) Tình cảm chân thành: Với anh Ba Dũng / (2) Tình cảm chân thành: Tư Sang và nông dân Cuba / (1) Tình cảm chân thành: Với Tư Sang. Nhân đọc "Với anh Ba Dũng: Có những câu hỏi còn bỏ ngỏ", GS Trần Hữu Dũng (31/3) đặt một câu hỏi: Xin anh Ba Dũng cho biết gia sản của anh và gia đình thật sự có mấy ngàn tỷ? (Kỳ đăng hôm qua của bài này, trong đó Xuân Ba ám chỉ NTD là trung úy năm 15 tuổi, đã bị cư dân mạng (trong đó có viet-studies) xì xào cười nhạo, nên hôm nay báo Tiền Phong đã xóa chi tiết ấy rồi!). Hôm trước đọc loạt bài này, mình cứ ấn tượng mãi với chuyện "Hậu thiên đường". Không hiểu bồi bút Xuân Ba nhấn mạnh chi tiết ấy để làm gì ? Hôm nay lại nhắc lại, thậm chí đưa tác giả "Hậu thiên đường" ra làm nhân vật trung tâm của bài, rồi lại nhắc tới "Kiếp người" của Hữu Ước. Phải chăng với đồng chí X, thời thiên đường đã qua, kiếp hậu thiên đường đã tới. Thiên đường thì quá tuyệt vời rồi, hơn cả trong chủ nghĩa cộng sản, thế nhưng Hậu thiên đường là đâu nhỉ ?
Tình cảm chân thành, dấu ấn khó quên - Kỳ 4:
Với anh Ba Dũng: Có những câu hỏi còn bỏ ngỏ
Xuân Ba TP - Thu Huệ lúc đầu hơi rụt rè nhưng sau mấy ngụm vang cùng anh em suôn sẻ… Thu Huệ đang sẻ chia cái cảm giác dân văn nghệ sĩ thế nào khi lần đầu được chứng kiến hình ảnh, động thái Thủ tướng dõng dạc trên diễn đàn Quốc hội công khai thẳng đuột trước bàn dân thiên hạ việc Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa Trường Sa.

Thủ tướng và các văn nghệ sĩ.
Rồi phát ngôn ấn tượng gì ở Manila, cái gì viển vông nhỉ… Huệ còn đang ngập ngừng thì Nguyễn Như Phong đứng phắt dậy vanh vách dẫn ra câu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong buổi họp báo chung tại Philippines chiều 21/5/2014.

Báo Trung Quốc: Phim TQ “xâm lăng” Việt Nam

Báo Trung Quốc: Phim TQ “xâm lăng” Việt Nam
Các phim chiếu rạp và phim truyền hình của Trung Quốc đã chiếm lĩnh trái tim của người Việt Nam, tờ China Daily cho biết hôm 30/3. Tờ báo nói kết luận trên không chỉ dựa trên thị phần gia tăng của phim Trung Quốc tại Việt Nam, mà còn từ những nhận xét tích cực của người Việt đối với bộ phim do Trung Quốc sản xuất.
Nữ diễn viên Phạm Băng Băng, người đóng vai Võ Tắc Thiên 
trong bộ phim cùng tên của Trung Quốc.
Tờ báo dẫn chứng phim hài viễn tưởng “Mỹ nhân ngư” của đạo diễn Stephen Chow đã trở thành ‘hit’ sau khi ra mắt vào ngày 10/2 vừa qua vào dịp Tết Nguyên Đán tại Việt Nam.

Nếu chọn nhà thầu Âu, Mỹ, sân Mỹ Đình đã khác

Nếu chọn nhà thầu Âu, Mỹ, chất lượng sân Mỹ Đình đã khác
31/03/2016 TTO - Tại sao các dự án luôn bị đội vốn? Các nhà thầu Trung Quốc thi công với chất lượng kém lại đòi điều chỉnh tăng giá thầu với lý do vật tư, nhân công tăng... Đó là chia sẻ của ông Hà Quang Dự - nguyên bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy ban TDTT - về việc nhà thầu Trung Quốc HISG trúng thầu và xây sân vận động Mỹ Đình năm 2001. Tôi tiếc rằng nếu chúng ta chọn nhà thầu Âu - Mỹ, chắc chắn chất lượng sân vận động Mỹ Đình sẽ tốt hơn thế này, thiết kế cũng đẹp hơn. Hằng năm ngành thể thao không phải bỏ ra hàng tỉ đồng để sửa sân như suốt những năm qua”.

Sân vận động Mỹ Đình - Ảnh: Nguyễn Khánh
Thời điểm đó Chính phủ đưa ra hạn mức chi phí xây dựng công trình là 67 triệu USD. Khi mở thầu, có rất nhiều doanh nghiệp nộp hồ sơ, trong đó có ba nhà thầu lớn: Philipp Holzmann AG International (Đức) và Hanoi International Group (HISG - Trung Quốc), Lemma (Mỹ).

Chủ tịch Ngân trong mắt đại biểu Quốc hội

May quá hai vị ĐBQH trong bài này không nhắc gì tới "thủ lĩnh chân dài", "Lãnh đạo xinh đẹp, chính khách sắc sảo". Không biết các bác ĐBQH khác của khóa XIII có nhìn bà Ngân giống hai vị trên không ? Rồi các vị ĐBQH khóa XIV sắp tới, trong mắt họ, bà Ngân như thế nào ?
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong mắt đại biểu Quốc hội
(VTC News) – Các đại biểu đã dành những lời nhận xét sâu sắc cho vị nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của Việt Nam. Các đại biểu đã đưa ra ý kiến đánh giá sau khi Quốc hội bầu bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm Chủ tịch Quốc hội.  Ở cương vị nào tôi cũng thấy hình ảnh một người phụ nữ vừa thông minh, sắc sảo, quy tụ thống nhất được bộ máy để làm việc.  Đại biểu Đỗ Thị Hoàng. 

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân là nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của Việt Nam 
Đại biểu Đỗ Thị Hoàng, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh
Đây là một sự kiện rất vui và tự hào bởi lần đầu tiên trong Bộ Chính trị có 3 Ủy viên là nữ và cả 3 đều trưởng thành từ Quốc hội. Đây cũng là lần đầu tiên 3 đồng chí nữ khác ở các Ủy ban của Quốc hội được Đại hội bầu vào Ban chấp hành Trung ương.

(454) Ảnh vui: Hot Models Boner Prank

Ảnh vui

(453) Ảnh vui: Hiện đại hóa nghề nông... một nửa

Ảnh vui

Sư đoàn TQ cấp ống gang làm nước sông Đà 2

Thâm như Tàu, mưu lược dài lâu như Tàu... Ai dám bảo lính Tầu không nhân cơ hội này làm cái gì đó để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ?
Công ty TQ trúng thầu đường nước sông Đà là Bộ chỉ huy Công trình cấp Sư đoàn
30/03/2016 Công ty Xinxing Trung Quốc - nhà cung cấp ống gang dẻo cho đường ống nước Sông Đà 2, chính là Bộ chỉ huy Công trình 2672 (biên chế cấp Sư đoàn), thuộc lực lượng Công trình đường sắt của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). 
Các chuyên gia vật liệu xây dựng của Việt Nam chưa tin tưởng vào sản phẩm ống gang dẻo của nhà thầu Trung Quốc 
Tháng 10/2001: Tập đoàn này được Bộ quốc phòng Trung Quốc chuyển giao quyền quản lý về cấp Quốc gia, gia nhập vào hàng ngũ các doanh nghiệp Trung ương, trở thành một xí nghiệp kinh doanh và đầu tư, được sự ủy thác trực thuộc Quốc Vụ Viện (Chính phủ) Trung Quốc.

Bà Ngân: Lãnh đạo xinh đẹp, chính khách sắc sảo

Không những xinh đẹp, sắc sảo, bà Ngân còn cao nữa, tại sao VietTimes không viết thêm "thủ lĩnh chân dài" cho đủ bộ ? Nếu các ĐBQH nhìn bà như người đẹp để trang sức, để giải buồn cho họ, để người dân không phải chứng kiến cảnh nhiều vị ĐBQH thường xuyên ngủ gật trong Hội trường... chứ không phải nhìn bà là Chủ tịch QH, là nhà lãnh đạo quan trọng bậc nhất của quốc gia thì thật là nguy. Mình có một số ảnh chụp bà ở Geneva, định đưa vài cái lên đây vì có ấn tượng tốt về bà, nhưng thấy VietTimes ca ngợi thế này thì không cần nữa. 
Tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: Lãnh đạo xinh đẹp, chính khách sắc sảo
Triệu Bình Thanh, 31/3/2016 VietTimes - Lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam có nữ Chủ tịch - bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Bà được đánh giá đã thành công trên các vị trí Bí thư Tỉnh ủy, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH. Trên vai trò Phó Chủ tịch Quốc hội, bà thể hiện sự sắc sảo, quyết đoán, hứa hẹn nhiều đổi mới trên cương vị Chủ tịch...
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân trò chuyện cùng các cháu học sinh ngoan, học giỏi
Trưởng thành từ cán bộ tài chính
Có thể nói con đường trưởng thành của tân Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân khá thuận lợi: từ cán bộ Tài chính lên Phó phòng, Trưởng phòng, Phó giám đốc, rồi Giám đốc sở Tài chính Bến Tre; được điều ra Trung ương giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài chính, rồi về địa phương làm Bí thư tỉnh ủy Hải Dương; quay trở lại Trung ương làm Thứ trưởng thường trực Bộ Thương mại, rồi Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH).

Thông điệp lạ từ chuyến thăm VN của Thường Vạn Toàn

Thông điệp lạ từ chuyến thăm Việt Nam của ông Thường Vạn Toàn
Ts Trần Công Trục (GDVN) - Cách tốt nhất để "phản bác luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch" là giải quyết một cách sòng phẳng, khách quan, cầu thị... Lạ là vì đến giờ này khi ông Thường Vạn Toàn đã rời khỏi lãnh thổ Việt Nam về Quảng Tây, Trung Quốc, nhưng chưa thấy ông hay tùy tùng có phát biểu nào nhằm "phản bác lại những luận điệu xuyên tạc sai trái của các thế lực thù địch về những vướng mắc, bất đồng trong quan hệ giữa hai nước thời gian qua". 
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ trả lời phỏng vấn đài Phố Bolsa TV về quan hệ Việt - Trung. Ảnh do tác giả cung cấp.
LTS: Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được bài viết của Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ về nhận định của ông xung quanh chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn và quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay. Để rộng đường dư luận, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam xin gửi đến quý bạn đọc bài phân tích này của Tiến sĩ Trần Công Trục. Văn phong và nội dung bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn của tác giả.

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Bà Ngân tuyên thệ như thế nào trước Quốc hội?

Tân Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên thệ như thế nào trước Quốc hội?
LĐO XUÂN HẢI - Đúng 9h5’, sáng 31.3, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu bà Nguyễn Thị Kim Ngân trở thành Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia với tỉ lệ tán thành đạt 96,15%. 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (Ảnh: Hải Nguyễn)
Theo Trưởng ban kiểm phiếu Huỳnh Văn Tí, tổng số phiếu phát ra là 484 phiếu và thu vào 484 phiếu. Đối với phiếu bầu chức vụ Chủ tịch Quốc hội số phiếu hợp lệ là 481 phiếu, 3 phiếu không hợp lệ bằng 0,6% tổng số ĐBQH. Số phiếu đồng ý 472 bằng 95,5% tổng số ĐBQH. Không đồng ý là 9 phiếu bằng 1,82% tổng số ĐBQH.

Không nên cầm tay lái ở vị trí 10 giờ 10 phút

Không nên cầm tay lái ở vị trí 10 giờ 10 phút

Đặt hai tay trên hướng 10 giờ 10 phút sẽ cản đường cho airbag, có thể dẫn đến gẫy tay, bật tay vào mặt khi xảy ra tai nạn. Khi hỏi những người chạy xe lâu năm, vị trí cầm tay lái nào là thích nhất, dễ điều khiển xe nhất, thì câu trả lời nhận được, hầu hết là 10 giờ 10 phút, đặc biệt với các tài xế lớn tuổi. Nhưng cách cầm tay lái này có còn hoàn toàn chính xác và phù hợp? 

Cầm tay lái góc 10 giờ 10

Sở dĩ góc 10 giờ 10 phút được ưa chuộng nhất vì đây là cách cầm tay lái giúp tài xế cảm nhận rõ nét phản ứng của mặt đường, đồng thời dễ xoay lái trong nhiều tình huống từ vào cua, lái gấp hay lùi. Kinh nghiệm của tài xế già truyền lại cho người trẻ, cứ thế tạo thành thói quen trong cộng đồng.

Văn hóa "Giả Vờ" ở Việt Nam : Ăn Cắp

Văn hóa "Giả Vờ" ở Việt Nam : Ăn Cắp
Tác Giả: FB Nhan Chinh 
Sống trong một đất nước lúc nào cũng lo sợ bị “Ăn Cắp” và phải cố tập cho mình tính “Giả Vờ”… thật là “Đau Đầu”, “Nhức Óc” !!. Bài viết phiếm luận nầy rất hay vì nói lên đầy đủ những tệ trạng của một xã hội KHÔNG CÒN NHÂN TÍNH CON NGƯỜI.
Bảng Cảnh Cáo cấm ăn cắp ở Nhật Bản bằng tiếng Việt.
Tôi không bênh vực những Tiếp viên Hàng không bằng lý do ngô nghê là họ phải đút lót để đựơc có việc làm trong Air VN, nên họ phải buôn lậu chuyển hàng ăn cắp để gỡ vốn chứ ! Mà tôi thực sự thương hại họ, vì ” Quít trồng Giang Nam thì ngọt, trồng Giang Bắc lại chua !”

Nghệ thuật trang điểm môi

Nghệ thuật trang điểm môi

(452) Ảnh vui: Bất ngờ nối tiếp bất ngờ

Ảnh vui

Khánh Ly: nỗi buồn sâu kín của Trịnh Công Sơn

Khánh Ly chia sẻ về nỗi buồn sâu kín của Trịnh Công Sơn
Dân trí - Nửa đời người đồng hành với Trịnh Công Sơn, được coi là “hồng nhan tri kỷ” nhưng nữ danh ca Khánh Ly thừa nhận nhiều thời gian bên cạnh, họ chia sẻ với nhau bằng.... im lặng. Nỗi buồn sâu kín thấm đẫm trong ca từ của Trịnh, bà biết nhưng “không đủ sức để giải quyết”...
Khánh Ly vượt "đường xa vạn dặm" về nước tham gia đêm nhạc tưởng nhớ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bà chia sẻ với phóng viên tại Hà Nội (Ảnh: Kiều Thuận)