“Xin cống hiến cho quê hương?”
Truyền thông từng trích dẫn câu nói của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi nói lời từ biệt với các thành viên chính phủ trước khi Quốc hội miễn nhiệm ngày 6 tháng tư, đó là “Chúc các đồng chí và chúc tôi luôn, kỳ này nghỉ chính sách ráng giữ gìn sức khỏe, làm công dân tốt, đảng viên tốt, ráng được vào chương trình “sống tử tế”, làm người tử tế”. Ngay sau đó, câu nói này gây chú ý dư luận và được truyền thông mạng bàn tán với hàm ý “làm lãnh đạo tử tế và làm người dân tử tế cái nào khó hơn?” Giờ đây sau nguyện vọng của nguyên chủ tịch nhân dân huyện Kỳ Anh, ông Nguyễn Văn Bổng, người dân lại một lần nữa đặt câu hỏi họ đã được gì sau 40 năm cống hiến ây?
Cống hiến là gì?
Phiên toà sơ thẩm xét xử vụ án làm thất thoát 10,4 tỉ đồng khi thực hiện giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Formosa Hà Tĩnh kết thúc với hình phạt tù giam dành cho các bị cáo. Trong đó, ông Nguyễn Văn Bổng, nguyên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, kiêm chủ tịch Hội đồng bồi thường và giải phóng mặt bằng huyện Kỳ Anh dù biện minh là do áp lực của cấp trên nên phải “nhắm mắt ký bừa” đã nhận mức án 12 năm tù giam. Khi được nói lời sau cùng, ông nói rằng "Tôi xin đề nghị miễn hoặc giảm nhẹ hình phạt cho tôi để tôi tiếp tục cống hiến cho quê hương."
Quê hương của ông Nguyễn Văn Bổng có lẽ trước hết phải nói đến là thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, nơi ông đóng vai trò là người “đầy tớ” của hàng ngàn hộ gia đình cư dân. Xa hơn nữa, quê hương của Bổng là đất nước Việt Nam, nơi mà nhà thơ Đỗ Trung Quân từng nói là “mỗi người chỉ có một”.
Trên chính mảnh đất đó, mỗi một con người sẽ là một phần nhỏ của trang lịch sử lớn. Mỗi một cá nhân, có quyền được hưởng di sản của quê hương họ, và ngược lại, có quyền cống hiến để giữ gìn và phát triển.
Theo Tiến sĩ Vũ Minh Giang, nguyên Uỷ viên Ban lý luận trung ương cho rằng, nếu hiểu theo cách thuần tuý của ngữ nghĩa thì từ ‘cống hiến’ mang một ý nghĩa tốt đẹp vì chuyển tải thông điệp là “mang công sức của mình ra để làm một điều gì đó có ích”.
Cũng theo ông, mỗi cá nhân có một nguyện vọng của riêng người đó. chính vì vậy khi xét về từ ‘cống hiến’ nên có hai chiều suy nghĩ, một là từ cá nhân người đó và hai là từ xã hội:
“Cống hiến thì phải hiểu theo nguyện vọng cá nhân của từng người, người ta hiểu rằng người ta muốn được làm 1 điều gì đó, theo cách nghĩ của họ thì đó là cống hiến. Đấy là chiều nghĩ.
Chiều thứ hai là đánh giá của xã hội, đánh giá của cộng đồng. Có khi suy nghĩ của cá nhân chưa chắc trùng với suy nghĩ của cộng đồng.”
Do đó, khi nhận định về phát ngôn của nguyên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, kiêm chủ tịch Hội đồng bồi thường và giải phóng mặt bằng huyện Kỳ Anh, ông Nguyễn Văn Bổng trong phiên toà xét xử sơ thẩm, tuy Tiến sĩ Vũ Minh Giang cho rằng “đó là cách diễn đạt thể hiện nguyện vọng cá nhân của ông Nguyễn Văn Bổng”, tuy nhiên:
“Cái đó còn phải đặt trong tình huống cụ thể, là dân chúng có nghĩ là cống hiến hay không. Trong công việc ấy, việc ông ấy xin được cống hiến là có chính đáng hay không? Tôi nghĩ là quan hệ hai chiều.”
Trong bối cảnh Formosa
Vụ án của ông Nguyễn Văn Bổng liên quan đến hoạt động giải tỏa đất đai cho dự án nhà máy thép Formosa và Cảng nước sâu Sơn Dương trong những năm 2008-2009. Trong đó, ông Bổng và các cán bộ đồng lõa bị cáo buộc biến hóa đất công, hoặc đất tranh chấp thành đất nông nghiệp, để được hưởng đền bù 100%.
Theo tường trình của báo Vietnamnet trong nước, hành vi của ông Bổng và những bị cáo trong vụ án đã gây thất thoát hơn 10,4 tỉ đồng cho hai xã Kỳ Long và Kỳ Phương.
Trong lời nói sau cùng ở phiên toà sơ thẩm, ông Nguyễn Văn Bổng nhắc đến thành tích “40 năm học tập và cống hiến” của ông, và tiếp lời với nguyện vọng xin được miễn hoặc giảm nhẹ hình phạt để ở ngoài xã hội ông được tiếp tục cống hiến cho quê hương.
Người dân cả nước chưa bao giờ quên và ngưng nhắc đến câu chuyện nhà máy thép Formosa Vũng Áng gây ra thảm hoạ môi trường biển cho 4 tỉnh miền Trung trong suốt mấy tháng qua. Từ những câu phát biểu của những quan chức có trách nhiệm trực tiếp cho đến quá trình xử lý hậu quả, bồi thường thiệt hại cho ngư dân 4 tỉnh.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê hồi cuối tháng 9/2016 cho biết đã có đến gần 25.000 người dân mất việc, sau sự cố môi trường biển bị nhiễm độc. Trả lời Đài Á Châu Tự Do, ông Lê Sáng, một người dân ở Hà Tĩnh cho biết ảnh hưởng của thảm họa môi trường biển với đời sống nói chung của người dân:
“Từ cái bữa biển và cá bị nhiễm độc thế này thì họ bị thất thu nên họ thôi không đi chợ nữa, trước đây chồng đi đánh cá về thì vợ mang đồ hải sản ra chợ bán. Nhưng bây giờ có bán cũng không có ai mua nên chồng cũng không đi biển luôn. Như tôi là có xe ô tô buôn hải sản, mà bây giờ họ không ra biển thì tôi lấy gì buôn? Đấy là một cái thất thu của tôi. Rồi những người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm, bia rượu để cho dân phục vụ cho dân đi biển, nhưng bây giờ dân không đi biển thì họ bán cho ai?”
Một ngư dân ở Hà Tĩnh trả lời phóng viên của chúng tôi về những khó khăn mà ngư dân 4 tỉnh gặp phải:
“Khi mà đánh bắt trên biển thì thường thường trước đây biển chưa chết thì tôi gặp rất nhiều thuyền bè ở Tỉnh Nghệ An mà vùng biển Nghệ An khi mà theo luồng cá, khi con cá, con mực mà nó đi theo dòng nước thì ở tỉnh Hà Tĩnh thì lên cùng tỉnh Nghệ An nên đánh bắt ở cùng vùng tỉnh Nghệ An khi thảm họa môi trường thiệt hại ở bốn tỉnh miền Trung thì các tỉnh lân cận cụ thể như là tỉnh Nghệ An thì sát với tỉnh Hà Tĩnh thì cũng chẳng xa là bao mà một khó khăn nhất, một thiệt hại nhất đó là khi đánh bắt thu nhập về chẳng ai mua mặc dù cá đó là của biển Nghệ An.”
Tiến sĩ Vũ Minh Giang tuy đã cho rằng lời phát biểu của ông Nguyễn Văn Bổng tuy là cách thể hiện suy nghĩ cá nhân của ông Bổng, thế nhưng nếu xét theo quan hệ hai chiều thì cần phải có sự nhìn nhận của chiều ngược lại. Trong vấn đề này thì niềm tin của Tiến sĩ Vũ Minh Giang dành cho người dân, là người được nhận sự cống hiến:
“Mà tôi thì luôn luôn tuyệt đối tin tưởng vào đánh giá của nhân dân. Bởi vì chân lý là nhìn nhận 1 cách phổ quát thì việc làm nào được nhân dân đánh giá một cách thống nhất thì thường là cái điều sát gần với chân lý.”
Cống hiến, tự bản thân của nó đã luôn là một lý tưởng đẹp dẫn đến những hành động hy sinh cao cả, góp phần tạo ra hoặc nâng cao giá trị sẵn có trong cuộc sống. Lịch sử chưa bao giờ quên những sự cống hiến cho nhân loại, từ chính trị cho đến khoa học, nghệ thuật. Và người đặt con dấu tri ân cho hai từ cống hiến ấy không ai khác chính là nhân dân. Họ in hai từ ấy vào cuốn sổ thời gian, để người đời sau ghi nhớ.
Truyền thông từng trích dẫn câu nói của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi nói lời từ biệt với các thành viên chính phủ trước khi Quốc hội miễn nhiệm ngày 6 tháng tư, đó là “Chúc các đồng chí và chúc tôi luôn, kỳ này nghỉ chính sách ráng giữ gìn sức khỏe, làm công dân tốt, đảng viên tốt, ráng được vào chương trình “sống tử tế”, làm người tử tế”. Ngay sau đó, câu nói này gây chú ý dư luận và được truyền thông mạng bàn tán với hàm ý “làm lãnh đạo tử tế và làm người dân tử tế cái nào khó hơn?”
Giờ đây sau nguyện vọng của nguyên chủ tịch nhân dân huyện Kỳ Anh, ông Nguyễn Văn Bổng, người dân lại một lần nữa đặt câu hỏi họ đã được gì sau 40 năm cống hiến ây?
Cát Linh
RFA
Ông Nguyễn Văn Bổng, nguyên chủ tịch UBND
huyện Kỳ Anh tại phiên tòa ngày 30/11/2016.
Một cựu quan chức do tham nhũng đất đai bị đưa ra tòa xử tội; trong lời phát biểu cuối cùng trước tòa người này đưa ra nguyện vọng xin miễn hoặc giảm án để tiếp tục ‘cống hiến’ cho quê hương. Từ ‘cống hiến’ của vị tham quan khiến cộng đồng bất bình vì cho là không phù hợp.Cống hiến là gì?
Phiên toà sơ thẩm xét xử vụ án làm thất thoát 10,4 tỉ đồng khi thực hiện giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Formosa Hà Tĩnh kết thúc với hình phạt tù giam dành cho các bị cáo. Trong đó, ông Nguyễn Văn Bổng, nguyên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, kiêm chủ tịch Hội đồng bồi thường và giải phóng mặt bằng huyện Kỳ Anh dù biện minh là do áp lực của cấp trên nên phải “nhắm mắt ký bừa” đã nhận mức án 12 năm tù giam. Khi được nói lời sau cùng, ông nói rằng "Tôi xin đề nghị miễn hoặc giảm nhẹ hình phạt cho tôi để tôi tiếp tục cống hiến cho quê hương."
Quê hương của ông Nguyễn Văn Bổng có lẽ trước hết phải nói đến là thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, nơi ông đóng vai trò là người “đầy tớ” của hàng ngàn hộ gia đình cư dân. Xa hơn nữa, quê hương của Bổng là đất nước Việt Nam, nơi mà nhà thơ Đỗ Trung Quân từng nói là “mỗi người chỉ có một”.
Cái đó còn phải đặt trong tình huống cụ thể, là dân chúng có nghĩ là cống hiến hay không. Trong công việc ấy, việc ông ấy xin được cống hiến là có chính đáng hay không? -TS Vũ Minh Giang |
Theo Tiến sĩ Vũ Minh Giang, nguyên Uỷ viên Ban lý luận trung ương cho rằng, nếu hiểu theo cách thuần tuý của ngữ nghĩa thì từ ‘cống hiến’ mang một ý nghĩa tốt đẹp vì chuyển tải thông điệp là “mang công sức của mình ra để làm một điều gì đó có ích”.
Cũng theo ông, mỗi cá nhân có một nguyện vọng của riêng người đó. chính vì vậy khi xét về từ ‘cống hiến’ nên có hai chiều suy nghĩ, một là từ cá nhân người đó và hai là từ xã hội:
“Cống hiến thì phải hiểu theo nguyện vọng cá nhân của từng người, người ta hiểu rằng người ta muốn được làm 1 điều gì đó, theo cách nghĩ của họ thì đó là cống hiến. Đấy là chiều nghĩ.
Chiều thứ hai là đánh giá của xã hội, đánh giá của cộng đồng. Có khi suy nghĩ của cá nhân chưa chắc trùng với suy nghĩ của cộng đồng.”
Do đó, khi nhận định về phát ngôn của nguyên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, kiêm chủ tịch Hội đồng bồi thường và giải phóng mặt bằng huyện Kỳ Anh, ông Nguyễn Văn Bổng trong phiên toà xét xử sơ thẩm, tuy Tiến sĩ Vũ Minh Giang cho rằng “đó là cách diễn đạt thể hiện nguyện vọng cá nhân của ông Nguyễn Văn Bổng”, tuy nhiên:
“Cái đó còn phải đặt trong tình huống cụ thể, là dân chúng có nghĩ là cống hiến hay không. Trong công việc ấy, việc ông ấy xin được cống hiến là có chính đáng hay không? Tôi nghĩ là quan hệ hai chiều.”
Trong bối cảnh Formosa
Theo tường trình của báo Vietnamnet trong nước, hành vi của ông Bổng và những bị cáo trong vụ án đã gây thất thoát hơn 10,4 tỉ đồng cho hai xã Kỳ Long và Kỳ Phương.
Trong lời nói sau cùng ở phiên toà sơ thẩm, ông Nguyễn Văn Bổng nhắc đến thành tích “40 năm học tập và cống hiến” của ông, và tiếp lời với nguyện vọng xin được miễn hoặc giảm nhẹ hình phạt để ở ngoài xã hội ông được tiếp tục cống hiến cho quê hương.
Người dân cả nước chưa bao giờ quên và ngưng nhắc đến câu chuyện nhà máy thép Formosa Vũng Áng gây ra thảm hoạ môi trường biển cho 4 tỉnh miền Trung trong suốt mấy tháng qua. Từ những câu phát biểu của những quan chức có trách nhiệm trực tiếp cho đến quá trình xử lý hậu quả, bồi thường thiệt hại cho ngư dân 4 tỉnh.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê hồi cuối tháng 9/2016 cho biết đã có đến gần 25.000 người dân mất việc, sau sự cố môi trường biển bị nhiễm độc. Trả lời Đài Á Châu Tự Do, ông Lê Sáng, một người dân ở Hà Tĩnh cho biết ảnh hưởng của thảm họa môi trường biển với đời sống nói chung của người dân:
“Từ cái bữa biển và cá bị nhiễm độc thế này thì họ bị thất thu nên họ thôi không đi chợ nữa, trước đây chồng đi đánh cá về thì vợ mang đồ hải sản ra chợ bán. Nhưng bây giờ có bán cũng không có ai mua nên chồng cũng không đi biển luôn. Như tôi là có xe ô tô buôn hải sản, mà bây giờ họ không ra biển thì tôi lấy gì buôn? Đấy là một cái thất thu của tôi. Rồi những người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm, bia rượu để cho dân phục vụ cho dân đi biển, nhưng bây giờ dân không đi biển thì họ bán cho ai?”
Chân lý là nhìn nhận 1 cách phổ quát thì việc làm nào được nhân dân đánh giá một cách thống nhất thì thường là cái điều sát gần với chân lý. -TS Vũ Minh Giang |
“Khi mà đánh bắt trên biển thì thường thường trước đây biển chưa chết thì tôi gặp rất nhiều thuyền bè ở Tỉnh Nghệ An mà vùng biển Nghệ An khi mà theo luồng cá, khi con cá, con mực mà nó đi theo dòng nước thì ở tỉnh Hà Tĩnh thì lên cùng tỉnh Nghệ An nên đánh bắt ở cùng vùng tỉnh Nghệ An khi thảm họa môi trường thiệt hại ở bốn tỉnh miền Trung thì các tỉnh lân cận cụ thể như là tỉnh Nghệ An thì sát với tỉnh Hà Tĩnh thì cũng chẳng xa là bao mà một khó khăn nhất, một thiệt hại nhất đó là khi đánh bắt thu nhập về chẳng ai mua mặc dù cá đó là của biển Nghệ An.”
Tiến sĩ Vũ Minh Giang tuy đã cho rằng lời phát biểu của ông Nguyễn Văn Bổng tuy là cách thể hiện suy nghĩ cá nhân của ông Bổng, thế nhưng nếu xét theo quan hệ hai chiều thì cần phải có sự nhìn nhận của chiều ngược lại. Trong vấn đề này thì niềm tin của Tiến sĩ Vũ Minh Giang dành cho người dân, là người được nhận sự cống hiến:
“Mà tôi thì luôn luôn tuyệt đối tin tưởng vào đánh giá của nhân dân. Bởi vì chân lý là nhìn nhận 1 cách phổ quát thì việc làm nào được nhân dân đánh giá một cách thống nhất thì thường là cái điều sát gần với chân lý.”
Cống hiến, tự bản thân của nó đã luôn là một lý tưởng đẹp dẫn đến những hành động hy sinh cao cả, góp phần tạo ra hoặc nâng cao giá trị sẵn có trong cuộc sống. Lịch sử chưa bao giờ quên những sự cống hiến cho nhân loại, từ chính trị cho đến khoa học, nghệ thuật. Và người đặt con dấu tri ân cho hai từ cống hiến ấy không ai khác chính là nhân dân. Họ in hai từ ấy vào cuốn sổ thời gian, để người đời sau ghi nhớ.
Truyền thông từng trích dẫn câu nói của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi nói lời từ biệt với các thành viên chính phủ trước khi Quốc hội miễn nhiệm ngày 6 tháng tư, đó là “Chúc các đồng chí và chúc tôi luôn, kỳ này nghỉ chính sách ráng giữ gìn sức khỏe, làm công dân tốt, đảng viên tốt, ráng được vào chương trình “sống tử tế”, làm người tử tế”. Ngay sau đó, câu nói này gây chú ý dư luận và được truyền thông mạng bàn tán với hàm ý “làm lãnh đạo tử tế và làm người dân tử tế cái nào khó hơn?”
Giờ đây sau nguyện vọng của nguyên chủ tịch nhân dân huyện Kỳ Anh, ông Nguyễn Văn Bổng, người dân lại một lần nữa đặt câu hỏi họ đã được gì sau 40 năm cống hiến ây?
Cát Linh
RFA
mấy cái thằng này chỉ có cống ngầm formusa thôi chứ cống hiến cái vào mặt...
Trả lờiXóa