Chi ăn uống, tiếp khách 3,2 tỷ đồng: Ăn thế có biết nhục?
Các quan tiếp khách, khách là ai, hôm nay đoàn cán bộ tỉnh A qua tỉnh B, tỉnh B tiếp, mai tỉnh B qua tỉnh A, tỉnh A tiếp. Rồi tỉnh XYZ... Cứ mời qua mời lại như thế này thì ngân sách nào chịu nổi. Cán bộ cứ mặc sức ăn, ăn lấy được trong khi người dân đến cơm cũng không đủ no. Chẳng lấy ví dụ đâu xa, ngay tại Gia Lai này thôi, một xuất cơm của các em học sinh tiểu học Đăk Rong giá chỉ có 3.000 đồng. Xin lỗi chứ nhìn bữa cơm các em ăn nghĩ không phải cơm dành cho người.Ăn là bản năng sinh tồn của muôn loài vật nói chung và con người nói riêng. Nhưng con người là động vật có ý thức nên miếng ăn khác loài vật - biết ăn đủ, biết nhường nhịn và biết chia sẽ. Ông bà xưa cũng dạy rằng "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng". Nếu một người đói phải bươi thùng rác nhặt đồ ăn dư thừa để sống, có nhục không? Theo tôi không nhục vì đâu có cướp hay quỳ gối xin xỏ ai, nhặt của dư thừa thôi mà.
Bà chủ quán "bún chửi" ở Hà Nội luôn miệng chửi mắng, nói tục nhưng khách vẫn đông. Người mới đến lần đầu không khỏi ngạc nhiên nhưng với nhiều người quen thì đó là bình thường. Mỗi người một lý do nhưng chung quy lại là "nhục nhưng ăn ngon".
Người ta xưa nói "miếng ăn là miếng nhục" bàn về miếng ăn của người khác là điều không được hay. Nhưng không thể không nói sau khi đọc tin trên báo Tuần Việt Nam "Văn phòng HĐND Gia Lai: Ăn uống, tiếp khách 3,2 tỉ đồng". Nói thật, không chỉ tôi mà bất cứ ai đọc thông tin trên cũng điều "choáng", không biết họ ăn những gì mà khiếp vậy. Cụ thể: Một bữa ăn dọc đường ở Sóc Trăng khi đi công tác là 26 triệu. Có ngày tiếp khách ở bốn tỉnh hơn 35 triệu. Riêng ngày 25-11-2015, chi tiếp khách bốn nơi gần 60 triệu đồng: Cà Mau 17,8 triệu đồng không hóa đơn, tiếp khách Bình Định 15 triệu đồng, Long An 12,6 triệu đồng, Lâm Đồng 10,2 triệu đồng.
Những con số trên minh chứng thêm cho câu nói của bà Nguyễn Thị Doan - nguyên Phó Chủ tịch nước “Người ta ăn của dân không từ cái gì nữa". Thật chua chát.
Đây không phải là vụ việc đầu tiên lấy tiền công quỹ chi tiếp khách trái quy định. Trước đó nhiều vụ đã được báo chí phản ánh:
Vào năm 2010, sau khi Báo Tiền Phong (số ra ngày 15-7) đăng bài "Chủ tịch huyện chỉ đạo biếu xén cấp trên" thành ủy Hà Nội đã vào cuộc kiểm tra. Kết quả kiểm tra cho biết, 12 phòng ban thuộc UBND huyện chi tiếp khách hết 30.190.000 đồng. Riêng Văn phòng HĐND, UBND sử dụng ngân sách chi tiếp khách, đối ngoại là 116.300.000 đồng.
Năm 2012, Thanh tra sở GTVT tỉnh An Giang đã phát hiện sai phạm của Ban lãnh đạo bến xe Châu Ðốc, chi tiêu sai quy định gần một tỷ đồng, trong đó chi tiếp khách hơn 328 triệu đồng.
Hồi tháng 7 năm nay, người dân cả nước phẩn nộ khi biết thông tin xã Đồng Thái (Ba Vì, Hà Nội) đang có khoản nợ 38 tỷ đồng, trong đó 3,5 tỷ đồng chi cho việc ăn nợ, hát chịu (có cả khoản tiếp khách).
Mới đây nhất là vụ UBND xã Quảng Thái (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) nợ hơn 500 triệu đồng tiền chi các hoạt động mà chưa có ngân sách chi trả. Trong đó nợ các nhà hàng, quán ăn hơn 260 triệu đồng tiền tiếp khách.
Đó chỉ là một vài câu chuyện bị phanh phui. Cả nước có 64 tỉnh thành, 713 đơn vị hành chính cấp huyện, 11.164 đơn vị hành chính cấp xã và còn các ban, bộ ngành trung ương, không biết họ chi tiếp khách như thế nào ?
Tiếp khách, khách là ai, hôm nay đoàn cán bộ tỉnh A qua tỉnh B, tỉnh B tiếp, mai tỉnh B qua tỉnh A, tỉnh A tiếp. Rồi tỉnh XYZ... Cứ mời qua mời lại như thế này thì ngân sách nào chịu nổi. Cán bộ cứ mặc sức ăn, ăn lấy được trong khi người dân đến cơm cũng không đủ no. Chẳng lấy ví dụ đâu xa, ngay tại Gia Lai này thôi, một xuất cơm của các em học sinh tiểu học Đăk Rong giá chỉ có 3.000 đồng. Xin lỗi chứ nhìn bữa cơm các em ăn nghĩ không phải cơm dành cho người.
Tháng 9 mới đây, phát biểu tại buổi làm việc với Thành ủy Hà Nội về công tác phòng chống tham nhũng lãng phí, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh đã đưa ra đề nghị:"...phải xây dựng được một văn hóa, nếp sống khinh bỉ những kẻ tham nhũng, hành vi tham nhũng", "Phải tạo được áp lực xã hội mà những kẻ tham nhũng không chịu nổi, chứ tham nhũng mà chưa bị lên án một cách quyết liệt, áp lực xã hội chưa đủ mạnh thì lúc đó chúng ta chưa thể ngăn chặn và đẩy lùi được". Nhục à, người chết vì đói đã thấy nhiều nhưng chết vì nhục thì chưa.
Nếu biết nhục, ông Nguyễn Văn Bổng, chủ tịch Huyện Kỳ Anh (Hà Tỉnh) với tội làm thất thoát 10 tỷ đã không nói trước tòa "xin không đi tù để cống hiến".
Người ta xưa nói "miếng ăn là miếng nhục" bàn về miếng ăn của người khác là điều không được hay. Nhưng không thể không nói sau khi đọc tin trên báo Tuần Việt Nam "Văn phòng HĐND Gia Lai: Ăn uống, tiếp khách 3,2 tỉ đồng". Nói thật, không chỉ tôi mà bất cứ ai đọc thông tin trên cũng điều "choáng", không biết họ ăn những gì mà khiếp vậy. Cụ thể: Một bữa ăn dọc đường ở Sóc Trăng khi đi công tác là 26 triệu. Có ngày tiếp khách ở bốn tỉnh hơn 35 triệu. Riêng ngày 25-11-2015, chi tiếp khách bốn nơi gần 60 triệu đồng: Cà Mau 17,8 triệu đồng không hóa đơn, tiếp khách Bình Định 15 triệu đồng, Long An 12,6 triệu đồng, Lâm Đồng 10,2 triệu đồng.
Trụ sở Văn phòng HĐND tỉnh Gia Lai. Ảnh: VietnamNet.
Chưa hết, nguồn tin từ Báo điện tử Pháp luật Tp HCM còn cho biết thêm, tiền mua vật tư, văn phòng phẩm trong năm 2015 của đơn vị này lên đến hơn 660 triệu đồng, tiền mua nhiên liệu cũng hơn 460 triệu đồng (tương đương khoảng 27.000 lít xăng). Xin được nói thêm, cán bộ đi công tác đã được nhà nước cấp công tác phí, bao gồm tiền ăn, tiền ở theo chế độ khoán.Những con số trên minh chứng thêm cho câu nói của bà Nguyễn Thị Doan - nguyên Phó Chủ tịch nước “Người ta ăn của dân không từ cái gì nữa". Thật chua chát.
Đây không phải là vụ việc đầu tiên lấy tiền công quỹ chi tiếp khách trái quy định. Trước đó nhiều vụ đã được báo chí phản ánh:
Vào năm 2010, sau khi Báo Tiền Phong (số ra ngày 15-7) đăng bài "Chủ tịch huyện chỉ đạo biếu xén cấp trên" thành ủy Hà Nội đã vào cuộc kiểm tra. Kết quả kiểm tra cho biết, 12 phòng ban thuộc UBND huyện chi tiếp khách hết 30.190.000 đồng. Riêng Văn phòng HĐND, UBND sử dụng ngân sách chi tiếp khách, đối ngoại là 116.300.000 đồng.
Năm 2012, Thanh tra sở GTVT tỉnh An Giang đã phát hiện sai phạm của Ban lãnh đạo bến xe Châu Ðốc, chi tiêu sai quy định gần một tỷ đồng, trong đó chi tiếp khách hơn 328 triệu đồng.
Hồi tháng 7 năm nay, người dân cả nước phẩn nộ khi biết thông tin xã Đồng Thái (Ba Vì, Hà Nội) đang có khoản nợ 38 tỷ đồng, trong đó 3,5 tỷ đồng chi cho việc ăn nợ, hát chịu (có cả khoản tiếp khách).
Mới đây nhất là vụ UBND xã Quảng Thái (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) nợ hơn 500 triệu đồng tiền chi các hoạt động mà chưa có ngân sách chi trả. Trong đó nợ các nhà hàng, quán ăn hơn 260 triệu đồng tiền tiếp khách.
Đó chỉ là một vài câu chuyện bị phanh phui. Cả nước có 64 tỉnh thành, 713 đơn vị hành chính cấp huyện, 11.164 đơn vị hành chính cấp xã và còn các ban, bộ ngành trung ương, không biết họ chi tiếp khách như thế nào ?
Tiếp khách, khách là ai, hôm nay đoàn cán bộ tỉnh A qua tỉnh B, tỉnh B tiếp, mai tỉnh B qua tỉnh A, tỉnh A tiếp. Rồi tỉnh XYZ... Cứ mời qua mời lại như thế này thì ngân sách nào chịu nổi. Cán bộ cứ mặc sức ăn, ăn lấy được trong khi người dân đến cơm cũng không đủ no. Chẳng lấy ví dụ đâu xa, ngay tại Gia Lai này thôi, một xuất cơm của các em học sinh tiểu học Đăk Rong giá chỉ có 3.000 đồng. Xin lỗi chứ nhìn bữa cơm các em ăn nghĩ không phải cơm dành cho người.
Tháng 9 mới đây, phát biểu tại buổi làm việc với Thành ủy Hà Nội về công tác phòng chống tham nhũng lãng phí, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh đã đưa ra đề nghị:"...phải xây dựng được một văn hóa, nếp sống khinh bỉ những kẻ tham nhũng, hành vi tham nhũng", "Phải tạo được áp lực xã hội mà những kẻ tham nhũng không chịu nổi, chứ tham nhũng mà chưa bị lên án một cách quyết liệt, áp lực xã hội chưa đủ mạnh thì lúc đó chúng ta chưa thể ngăn chặn và đẩy lùi được". Nhục à, người chết vì đói đã thấy nhiều nhưng chết vì nhục thì chưa.
Nếu biết nhục, ông Nguyễn Văn Bổng, chủ tịch Huyện Kỳ Anh (Hà Tỉnh) với tội làm thất thoát 10 tỷ đã không nói trước tòa "xin không đi tù để cống hiến".
Nếu biết nhục, ông Nguyễn Văn Đích - nguyên chủ tịch UBND xã Thanh Mai (Thanh Oai - Hà Nội) bị cách chức vì hành vi chửi bới đe dọa dân đã không nhận chức Trưởng công an xã.
Nếu biết nhục, bà Võ Thị Tuyết Hồng, phó giám đốc Trung Tâm Nuôi Dưỡng Trẻ Mồ Côi Khuyết Tật tỉnh Đồng Nai đã không cấu kết với thủ kho trộm sữa, giấy vệ sinh...
Khổng Tử nói “Hành kỉ hữu sỉ” nghĩa là nghĩ mình biết làm xằng là xấu hổ. Mạnh Tử nói “Nhân bất khả vô sỉ” nghĩa là người ta không biết xấu hổ thì không được. Người mà không liêm thì cái gì cũng lấy, không sỉ thì việc gì cũng làm. Làm người bình thường vô sĩ, vô liêm đã không chấp nhận được chứ nói gì đến quan chức. Thời nay, phong tục suy đồi, xã hội dối trá, con người ta vì miếng ăn mà quên cả liêm, sỉ. Đến miếng ăn còn thế thì nói gì những việc khác.
Lã Yên
Khổng Tử nói “Hành kỉ hữu sỉ” nghĩa là nghĩ mình biết làm xằng là xấu hổ. Mạnh Tử nói “Nhân bất khả vô sỉ” nghĩa là người ta không biết xấu hổ thì không được. Người mà không liêm thì cái gì cũng lấy, không sỉ thì việc gì cũng làm. Làm người bình thường vô sĩ, vô liêm đã không chấp nhận được chứ nói gì đến quan chức. Thời nay, phong tục suy đồi, xã hội dối trá, con người ta vì miếng ăn mà quên cả liêm, sỉ. Đến miếng ăn còn thế thì nói gì những việc khác.
Lã Yên
cộng sản đếch biết nhục, chửi thế không ăn thua, với cái đám ngợm khỉ này chỉ có đập chết hết thôi...
Trả lờiXóa