Việt Nam đối diện nguy cơ khủng hoảng kinh tế
Theo nhận định của Deepali Bhargava, một kinh tế gia tại ngân hàng Credit Suisse, việc Mỹ rút khỏi TPP sẽ dẫn đến 3 nguy cơ cho nền kinh tế của Việt Nam. Trước tiên, đồng bạc của Việt Nam sẽ nhiều phần bị đánh sụt giá từ 4% đến 5% trong năm 2017. Thứ Hai, tình trạng đầu tư toàn cầu sẽ sụt giảm, nhiều phần ảnh hưởng đến thương mại. Và sau cùng, những cải cách mà Hà Nội tính sẽ thực hiện nếu TPP được thông qua, sẽ không được thi hành vì hiệp định không còn nữa.Một phụ nữ bán trai cây ngồi chờ khách trên hè phố Hà Nội. Nền kinh tế Việt Nam dối diện với nguy cơ khủng hoảng. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images. Có nhiều dấu hiệu xấu cho thấy nền kinh tế của Việt Nam đang tự đưa mình vào một cuộc khủng hoảng kinh tế và sẽ không biết ra sao.
Vào tuần này, chế độ Hà Nội sẽ đưa ra bản tường trình khoe rằng dù gặp nhiều trở ngại, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6.3% trong năm nay, cao hơn dự báo của các định chế tài trợ quốc tế, chỉ có khoảng 6% hoặc thấp hơn.
Tăng trưởng kinh tế bị chậm lại vì khu vực vựa lúa phía nam bị hạn hán nghiêm trọng, tình trạng hạn hán nặng nhất trong gần 100 năm qua. Đồng thời, công ty nhà máy gang thép Formosa xả thải chết cực dộc ra biển, làm chết một vùng biển động lớn kéo dầu nhiều tỉnh ổ miền Trung, ngư dân thất nghiệp, gia đình họ khốn đốn, bãi biển vắng hoe khách du lịch.
Tuy đang có những nỗ lực để thúc đẩy kinh tế tiến lên nhưng theo chuyên viên của công ty đầu tư Capital Economics, chế độ Hà Nội đang “gieo hạt giống cho một cuộc khủng hoảng” trước mặt, với chính sách tiền tệ lỏng lẻo.
Nhằm kích thích khu vực kinh tế tư nhân, theo các thống kê, tín dụng dành cho lãnh vực này tăng trưởng lối 20% trong năm 2016. Một kinh tế gia nhận định rằng “Sự bùng nổ tín dụng như đang diễn ra tại Việt Nam không có giúp cho tăng trưởng kinh tế bền vững về lâu về dài.” Chính vì vậy, người ta sợ rằng sẽ khó tránh khỏi một cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng vì nợ xấu bùng nổ trong một tương lai không xa.
Cho tới nay, hệ thống ngân hàng của Việt Nam chưa hoàn toàn hồi phục từ cuộc khủng hoảng tín dụng hồi năm 2011. Thời điểm này, có một loạt đại gia quốc doanh “chết mà không được phép chôn” như Vinashin, Vinalines. Gần đây, chế Hà Nội công bố tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng chỉ còn khoảng 3% nhưng giới chuyên viên lại nói tỉ lệ này ít nhất phải hơn 10%. Chế độ Hà Nội không có thói quen nói thật.
Chuyện nợ xấu trong hệ thống ngân hàng không phải là cái dấu hiệu duy nhất của dấu hiệu khủng hoảng. Từ năm 2000 đến 2015, xuất cảng của Việt Nam đều tăng trường từ 12% đến 14%. Nhưng trong 11 tháng đầu năm 2016, xuất cảng của Việt Nam chỉ tăng trưởng khoảng 7.5%, theo sự ghi nhận của tổ chức tài chính Credit Suisse.
Chế độ Hà Nội trông chờ rất lớn vào Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) để thúc đẩy phát triển kinh tế và đầu tư nhưng tổng thống tân cử Donald Trump dọa sẽ không tham gia. Các nước, đặc biệt là Việt Nam đều chỉ mong Mỹ cho ưu đãi thuế quan để xuất cảng hàng hóa sang đây, nay như đang bị gáo nước lạnh tạt vào mặt.
Theo nhận định của Deepali Bhargava, một kinh tế gia tại ngân hàng Credit Suisse, việc Mỹ rút khỏi TPP sẽ dẫn đến 3 nguy cơ cho nền kinh tế của Việt Nam.
Trước tiên, đồng bạc của Việt Nam sẽ nhiều phần bị đánh sụt giá từ 4% đến 5% trong năm 2017. Thứ Hai, tình trạng đầu tư toàn cầu sẽ sụt giảm, nhiều phần ảnh hưởng đến thương mại. Và sau cùng, những cải cách mà Hà Nội tính sẽ thực hiện nếu TPP được thông qua, sẽ không được thi hành vì hiệp định không còn nữa.
Dù sao, theo Credit Suisse, sự tiêu thụ ở khu vực tư nhân và sự phục hồi về nông nghiệp sẽ bù đắp vào lỗ hổng giảm chi của nhà cầm quyền trung ương cũng như tăng trưởng tín dụng chậm lại.
(Người Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét