Nên hiểu thông điệp ổn định tỷ giá của NHNN ra sao?
Phan Minh Ngọc, 3/6/2016 - (TBKTSG Online) - Mấy tuần gần đây tiền đồng (VND) đang chịu áp lực mất giá so với đô la Mỹ (USD). Lý do có thể có thể là, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã liên tục mua USD từ mấy tháng trước, tung ra một lượng lớn VND (thể hiện qua tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán cao) mà rất có thể nhắm đến mục đích nới lỏng thanh khoản, hạ lãi suất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Mặt khác, hoạt động cho vay lại có phần chậm lại trong tháng 5 so với tháng trước đó, trong khi điều kiện bên ngoài không được thuận lợi khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đang “lăm le” nâng lãi suất USD, Trung Quốc thì âm thầm từng bước phá giá đồng nhân dân tệ.
Đó là chưa kể Thông tư 07 mới ban hành cho phép ngân hàng nối lại cho vay ngoại tệ với doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ cũng làm tăng nhu cầu USD (trong trường hợp doanh nghiệp vay USD và được phép dùng số USD này để thanh toán trực tiếp cho đối tác nước ngoài theo đúng quy định, không phải bán lại ngay số USD này cho ngân hàng để lấy VND).
Trước diễn biến này, NHNN được báo chí trích dẫn đã cho biết “sẽ thực hiện đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường ngoại tệ và tỷ giá trong biên độ cho phép”.
Trước tuyên bố này, có ý kiến băn khoăn về khả năng NHNN sẽ lại quay trở về quỹ đạo điều hành chính sách tỷ giá cũ theo kiểu cố gắng “neo” tỷ giá VND/USD, cụ thể là tỷ giá bình quân liên ngân hàng, như trong mấy năm qua. Nếu quả thật là vậy thì cũng đáng lo ngại với rủi ro là, mặc dù rất quyết tâm nhưng NHNN không chống đỡ được với sức ép của thị trường trong và ngoài nước để rồi phải “buông” tỷ giá như những gì đã xảy ra trước đây.
Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ thông điệp trên của NHNN thì thấy có một điểm nhấn quan trọng, dễ bị dư luận bỏ qua. Đó là NHNN chỉ nói rằng họ “sẽ ổn định tỷ giá trong biên độ cho phép”, chứ họ không nói rằng “sẽ ổn định tỷ giá”.
Như đã biết, kể từ đầu năm nay NHNN đã chuyển sang áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm thay cho cơ chế tỷ giá bình quân liên ngân hàng trước đây. Điểm giống nhau giữa hai cơ chế này là đều cho phép tỷ giá giao dịch trong hệ thống ngân hàng được biến động trong biên độ trên dưới xoay quanh tỷ giá do NHNN công bố (là tỷ giá bình quân liên ngân hàng như trước đây, và tỷ giá trung tâm như hiện nay).
Điều khác biệt quan trọng giữa hai cơ chế tỷ giá này là trong cơ chế tỷ giá trước đây thì tỷ giá bình quân liên ngân hàng hầu như bất động trong nhiều tháng liền bất chấp thị trường trồi sụt ra sao. Ngược lại, tỷ giá trung tâm thì linh hoạt, bám sát hơn biến động của thị trường trong và ngoài nước. Thực tế cho thấy tỷ giá trung tâm kể từ khi được công bố cũng có biến động lên xuống hầu như hàng ngày, tuy mức độ biến động là khá nhỏ, từ vài đồng đến khoảng dưới 20 đồng mỗi ngày.
Với đặc điểm của cơ chế tỷ giá trung tâm như vậy nên, về nguyên tắc, tỷ giá trong hệ thống ngân hàng có thể biến động khá mạnh hàng ngày, không chỉ trong biên độ cho phép xung quanh tỷ giá trung tâm, mà còn từ việc là bản thân tỷ giá trung tâm cũng có thể biến động mạnh hàng ngày theo sự điều chỉnh của NHNN, chứ không còn cố định như tỷ giá bình quân liên ngân hàng như trước đây.
Như vậy, đối chiếu với thông điệp nói trên của NHNN thì có thể hiểu NHNN một mặt sẽ cương quyết không cho phép tỷ giá biến động ngoài biên độ cho phép xung quanh tỷ giá trung tâm, vì biên độ này là yếu tố chủ quan, không chịu áp lực từ thị trường, và cũng không cần phải thay đổi theo hướng nới lỏng hay thắt chặt hơn như trong cơ chế tỷ giá liên ngân hàng.
Mặt khác, NHNN vẫn chừa “lối thoát” cho tỷ giá nếu cảm thấy áp lực lên tỷ giá quá mạnh, khó có thể kiềm giữ trong phạm vi họ mong muốn được. Lối thoát này là việc NHNN sẽ để cho tỷ giá trung tâm biến động mạnh hơn, sát hơn với yêu cầu của thị trường hơn. Như vậy, cho dù biên độ biến động tỷ giá vẫn giữ nguyên (và tức là NHNN vẫn “trói” được tỷ giá biến động trong biên độ cho phép đúng như tuyên bố), tỷ giá giao dịch thực tế trên thị trường vẫn có thể biến động mạnh theo cán cân cung cầu thực tế trên thị trường mà không nhất thiết bị “neo” cứng như trước đây, và NHNN cũng sẽ không còn bị rơi vào cảnh “khó ăn khó nói” khi cam kết mà không giữ được lời như từng xảy ra nhiều lần trong những năm qua.
Như vậy, với cơ chế tỷ giá trung tâm, nếu hành động đúng như những phân tích ở trên, thì NHNN đang và sẽ ở vào thế hoàn toàn chủ động với tỷ giá, không bị “kẹt” vào bất cứ cam kết nào không thuộc phạm vi kiểm soát của họ. Nói cách khác, nếu áp lực tỷ giá trong và ngoài nước biến động mạnh trong thời gian tới thì có thể dẫn đến một thời kỳ tỷ giá biến động mạnh ở trong nước.
Mời xem thêm
Biến động tỷ giá nhất thời?
Đó là chưa kể Thông tư 07 mới ban hành cho phép ngân hàng nối lại cho vay ngoại tệ với doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ cũng làm tăng nhu cầu USD (trong trường hợp doanh nghiệp vay USD và được phép dùng số USD này để thanh toán trực tiếp cho đối tác nước ngoài theo đúng quy định, không phải bán lại ngay số USD này cho ngân hàng để lấy VND).
Trước diễn biến này, NHNN được báo chí trích dẫn đã cho biết “sẽ thực hiện đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường ngoại tệ và tỷ giá trong biên độ cho phép”.
Trước tuyên bố này, có ý kiến băn khoăn về khả năng NHNN sẽ lại quay trở về quỹ đạo điều hành chính sách tỷ giá cũ theo kiểu cố gắng “neo” tỷ giá VND/USD, cụ thể là tỷ giá bình quân liên ngân hàng, như trong mấy năm qua. Nếu quả thật là vậy thì cũng đáng lo ngại với rủi ro là, mặc dù rất quyết tâm nhưng NHNN không chống đỡ được với sức ép của thị trường trong và ngoài nước để rồi phải “buông” tỷ giá như những gì đã xảy ra trước đây.
Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ thông điệp trên của NHNN thì thấy có một điểm nhấn quan trọng, dễ bị dư luận bỏ qua. Đó là NHNN chỉ nói rằng họ “sẽ ổn định tỷ giá trong biên độ cho phép”, chứ họ không nói rằng “sẽ ổn định tỷ giá”.
Như đã biết, kể từ đầu năm nay NHNN đã chuyển sang áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm thay cho cơ chế tỷ giá bình quân liên ngân hàng trước đây. Điểm giống nhau giữa hai cơ chế này là đều cho phép tỷ giá giao dịch trong hệ thống ngân hàng được biến động trong biên độ trên dưới xoay quanh tỷ giá do NHNN công bố (là tỷ giá bình quân liên ngân hàng như trước đây, và tỷ giá trung tâm như hiện nay).
Điều khác biệt quan trọng giữa hai cơ chế tỷ giá này là trong cơ chế tỷ giá trước đây thì tỷ giá bình quân liên ngân hàng hầu như bất động trong nhiều tháng liền bất chấp thị trường trồi sụt ra sao. Ngược lại, tỷ giá trung tâm thì linh hoạt, bám sát hơn biến động của thị trường trong và ngoài nước. Thực tế cho thấy tỷ giá trung tâm kể từ khi được công bố cũng có biến động lên xuống hầu như hàng ngày, tuy mức độ biến động là khá nhỏ, từ vài đồng đến khoảng dưới 20 đồng mỗi ngày.
Với đặc điểm của cơ chế tỷ giá trung tâm như vậy nên, về nguyên tắc, tỷ giá trong hệ thống ngân hàng có thể biến động khá mạnh hàng ngày, không chỉ trong biên độ cho phép xung quanh tỷ giá trung tâm, mà còn từ việc là bản thân tỷ giá trung tâm cũng có thể biến động mạnh hàng ngày theo sự điều chỉnh của NHNN, chứ không còn cố định như tỷ giá bình quân liên ngân hàng như trước đây.
Như vậy, đối chiếu với thông điệp nói trên của NHNN thì có thể hiểu NHNN một mặt sẽ cương quyết không cho phép tỷ giá biến động ngoài biên độ cho phép xung quanh tỷ giá trung tâm, vì biên độ này là yếu tố chủ quan, không chịu áp lực từ thị trường, và cũng không cần phải thay đổi theo hướng nới lỏng hay thắt chặt hơn như trong cơ chế tỷ giá liên ngân hàng.
Mặt khác, NHNN vẫn chừa “lối thoát” cho tỷ giá nếu cảm thấy áp lực lên tỷ giá quá mạnh, khó có thể kiềm giữ trong phạm vi họ mong muốn được. Lối thoát này là việc NHNN sẽ để cho tỷ giá trung tâm biến động mạnh hơn, sát hơn với yêu cầu của thị trường hơn. Như vậy, cho dù biên độ biến động tỷ giá vẫn giữ nguyên (và tức là NHNN vẫn “trói” được tỷ giá biến động trong biên độ cho phép đúng như tuyên bố), tỷ giá giao dịch thực tế trên thị trường vẫn có thể biến động mạnh theo cán cân cung cầu thực tế trên thị trường mà không nhất thiết bị “neo” cứng như trước đây, và NHNN cũng sẽ không còn bị rơi vào cảnh “khó ăn khó nói” khi cam kết mà không giữ được lời như từng xảy ra nhiều lần trong những năm qua.
Như vậy, với cơ chế tỷ giá trung tâm, nếu hành động đúng như những phân tích ở trên, thì NHNN đang và sẽ ở vào thế hoàn toàn chủ động với tỷ giá, không bị “kẹt” vào bất cứ cam kết nào không thuộc phạm vi kiểm soát của họ. Nói cách khác, nếu áp lực tỷ giá trong và ngoài nước biến động mạnh trong thời gian tới thì có thể dẫn đến một thời kỳ tỷ giá biến động mạnh ở trong nước.
Mời xem thêm
Biến động tỷ giá nhất thời?
http://www.thesaigontimes.vn/147297/Nen-hieu-thong-diep-on-dinh-ty-gia-cua-NHNN--ra-sao.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét