Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

Tiểu sử Bộ trưởng QP đầu tiên: Chu Văn Tấn

Tiểu sử Bộ trưởng QP đầu tiên: Chu Văn Tấn

Chu Văn Tấn
Thượng tướng QDNDVN Chu Văn Tấn.jpg
Chân dung Thượng tướng Chu Văn Tấn (1909–1984)
Tiểu sử
Biệt danhTân, Hồng
Sinh xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai,
tỉnh Thái Nguyên
Mất Hà Nội
Binh nghiệp
Phục vụQuân đội Nhân dân Việt Nam
Cấp bậcVietnam People's Army Colonel General.jpgThượng tướng
Khen thưởngHuân chương Độc lập hạng Nhất
Huân chương Quân công hạng Ba
Huân chương Chiến thắng hạng Nhất
Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
Gia đìnhCon trai duy nhất Chu Thành
Công việc khácBộ trưởng Bộ quốc phòng đầu tiên của Việt Nam
Thượng tướng Chu Văn Tấn (19091984) là một tướng lĩnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông nguyên là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là một trong 9 Thiếu tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được phong năm 1948 và cũng là một trong 2 Thượng tướng đầu tiên.
Năm 1976, ông được bầu làm Phó Chủ tịch Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất. Tuy nhiên, không lâu sau đó, quan hệ Việt - Trung trở nên căng thẳng và xấu đi nhanh chóng, cao điểm là việc Ủy viên Bộ Chính trị Hoàng Văn Hoan trốn sang Trung Quốc và cuộc chiến tranh Việt - Trung vào năm 1979. Ông cũng bị liên lụy, bị mất hết các chức vụ, bị cô lập chính trị, thậm chí bị giam lỏng nhưng không công bố. Từ đó ông bị quản thúc, xa gia đình cho đến ngày qua đời. Sau này ông được phục hồi danh dự cũng không công khai như khi bị trù dập.
Ông mất năm 1984 tại Hà Nội. Khi mất, Ông được an táng tại Nghĩa trang Văn Điển, Hà Nội. Hiện nay phần mộ của Ông đã được gia đình cải táng và đưa về nghĩa trang của gia đình tại xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.



















Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Ông là người dân tộc Nùng, sinh tháng 5 năm 1909[1], tại tổng Lâu Thượng, châu Võ Nhai, tỉnh Lạng Sơn (nay thuộc xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên). Ngày sinh của ông không rõ.
Xuất thân trong một gia đình thổ hào địa phương, từ nhỏ, ông được gia đình cho ăn học. Sau khi tốt tiểu học ở Thái Nguyên năm 1927, ông từng có thời gian dạy học ở Bắc Hà. Khoảng năm 1931-1932, ông làm nhân viên địa chính và cai quản lính dõng (châu đoàn) cho chính quyền thực dân Pháp tại quê hương ông.

Bắt đầu hoạt động cách mạng[sửa | sửa mã nguồn]

Là người có học vấn[2] và có tinh thần tự trị, ông thường xuyên đấu tranh với những quan chức thực dân để giảm áp bức và sưu thuế, vì vậy rất có uy tín với dân chúng trong vùng. Chính vì vậy, những người Cộng sản đã tìm cách bắt liên lạc và vận động để tranh thủ một thủ lĩnh địa phương. Năm 1934, do sự hướng dẫn của những người Cộng sản, ông bí mật xây dựng các đội tự vệ bán vũ trang Tràng XáVõ NhaiBắc Sơn.
Năm 1935, Hoàng Văn ThụỦy viên Ban Chấp hành Trung ương về gây dựng cơ sở và thành lập chi bộ Cộng sản ghép ở 2 châu Võ Nhai và Bắc Sơn. Ông cũng được mời tham dự chi bộ dù chưa phải là đảng viên. Tuy nhiên, chỉ một năm sau, năm 1936, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương với bí danh là Tân Hồng.

Tham gia Khởi nghĩa Bắc Sơn[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 22 tháng 9 năm 1940quân Nhật bất ngờ tấn công Lạng Sơn. Quân Pháp đồn trú tại đây hoảng loạn đã tháo chạy qua châu Bắc Sơn. Nhân cơ hội này, ông lãnh đạo các đội tự vệ tấn công và cướp súng của tàn quân Pháp tại đèo Tam Canh để tự vũ trang cho mình.
Nhân cơ hội quân đồn trú Pháp bị tan rã, quân Nhật chưa kịp thiết lập quyền kiểm soát, các cán bộ Cộng sản tạiBắc Sơn - Võ Nhai cho rằng thời cơ đã đến. Ngày 27 tháng 9 năm 1940, ông chỉ huy các đội tự vệ vũ trang tấn công đồn Mỏ Nhài (Bắc Sơn), hỗ trợ những người Cộng sản vận động dân chúng nổi dậy cướp chính quyền tại Bắc Sơn.
Quân khởi nghĩa làm chủ huyện lỵ Bắc Sơn được gần một tháng. Sau đó, người Nhật thoả hiệp với thực dân Pháp, quân Pháp tái chiếm Bắc Sơn và đàn áp quân khởi nghĩa. Ngày 28 tháng 10 năm 1940, quân Pháp chiếm lại đồn Mỏ Nhài. Khởi nghĩa Bắc Sơn bị dập tắt.
Tuy nhiên, ông cùng một số đội viên tự vệ cùng vũ khí rút được vào rừng sâu Võ Nhai - Bắc Sơn lập căn cứ. Tháng 11 năm 1940, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 tại làng Đình BảngBắc Ninh đã ra quyết định về việc duy trì và bồi dưỡng lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, làm vốn quân sự đầu tiên cho cách mạng. Đầu tháng 2 năm 1941, ông được bầu làm Xứ ủy viên Bắc Kỳ, phụ trách xây dựng đội du kích Bắc Sơn.
Ngày 14 tháng 2 năm 1941Đội du kích Bắc Sơn chính thức được thành lập trong một buổi lễ tổ chức tại khu rừng Khuổi Nọi (nay thuộc xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn). Hoàng Văn Thụ đã thay mặt Trung ương Đảng công nhận, trao nhiệm vụ và lá cờ đỏ sao vàng cho Đội du kích Bắc Sơn. Bấy giờ Đội gồm 32 chiến sĩ, do Lương Văn Tri làm Chỉ huy trưởng. Ông được cử làm Chỉ huy phó.

Chỉ huy Cứu quốc quân[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 4 năm 1941, Nguyễn Ái Quốc từ Vân Nam qua Quảng Tây về Cao Bằng, ở tại hang Pắc Pó, nơi có dòng suối mà tiếng địa phương gọi là Khuổi Nậm. Ông được phân công nhiệm vụ chỉ huy đội bảo vệ đưa các ông Hoàng Văn Thụ, Trường ChinhHoàng Quốc ViệtTrần Đăng Ninh từ Việt Nam sang Long Châu (Quảng TâyTrung Quốc) rồi đi vòng về Cao Bằng để tham dự Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì tại Pắc Pó vào tháng 5 năm 1941. Hội nghị này xác định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) và đồng thời chủ trương thành lập lực lượng Cứu quốc quân làm nòng cốt quân sự cho Việt Minh.
Theo quyết định của Hội nghị, Đội du kích Bắc Sơn được đổi tên thành Trung đội Cứu quốc quân thứ nhất. Tháng 6 năm 1941, Phùng Chí Kiên được điều về làm Phụ trách chung.
Tuy nhiên, ngay cuối tháng 6, quân Pháp cùng lính khố xanh, khố đỏ mở cuộc càn quét lớn vào Bắc Sơn. Ông cùng Ban chỉ huy Cứu quốc quân tổ chức chống càn, tuy nhiên do lực lượng chênh lệch nên đành phải để lại 1 tiểu đội chặn đối phương, còn 2 tiểu đội phá vòng vây, rút lên Cao Bằng để bảo toàn lực lượng. Tiểu đội của Phùng Chí Kiên và Lương Văn Tri bị phục kích và bị tiêu diệt. Riêng tiểu đội do ông chỉ huy thoát khỏi vòng vây về được Pắc Pó.
Sau khi đưa được một bộ phận của Trung đội Cứu quốc quân thứ nhất về Pắc Pó an toàn và được chuyển thành đơn vị vũ trang bảo vệ căn cứ Pắc Pó, ông được giao nhiệm vụ về lại Võ Nhai để xây dựng và làm Chỉ huy trưởng của Trung đội Cứu quốc quân thứ hai, với 47 chiến sĩ (có 3 nữ), được thành lập ngày 15 tháng 9năm 1941, tại Khuôn Mánh (nay thuộc xã Tràng XáVõ Nhai, tỉnh Thái Nguyên).
Trong những năm sau đó, ông chỉ huy Cứu quốc quân phát triển lực lượng, đánh du kích ở Tràng Xá, phát triển về Đại Từ, cướp được nhiều vũ khí của quân Pháp. Các binh sĩ Pháp đặt ông biệt danh là "Hùm xám Bắc Sơn".
Cuối năm 1944, ông chỉ huy lực lượng Cứu quốc quân 2 xây dựng Chiến khu Nguyễn Huệ (nay thuộc Đại TừThái Nguyên). Sau Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ tại Hiệp Hòa (Bắc Giang) từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 4 năm 1945, Chiến khu Nguyễn Huệ phát triển thành Chiến khu Hoàng Hoa Thám, trở thành căn cứ địa vững chắc để đón lãnh tụ Hồ Chí Minh và các lãnh đạo khác về đây hoạt động.

Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên, Thiếu tướng đầu tiên, Thượng tướng đầu tiên[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 8 năm 1945, ông tham gia Ban lãnh đạo tổng khởi nghĩa. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông được cử làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Chính phủ lâm thờitừ cuối tháng 8 năm 1945 đến ngày 2 tháng 3 năm 1946 [3]. Sau đó ông được cử là Phái viên của Chính phủ đi kiểm tra Khu 4.
Năm 1948, ông làm Khu trưởng Khu 4 rồi Chiến khu 1, Bí thư Khu ủy. Cùng năm này, ông được phong quân hàm Thiếu tướng cùng với 10 tướng lĩnh khác trong đợt phong hàm đầu tiên.
Từ năm 1949 đến năm 1954, ông làm Khu trưởng, Bí thư khu ủy Liên khu Việt Bắc, Chánh án Tòa án Quân sự, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu Việt Bắc. Từ năm 1954 đến cuối năm 1956, ông làm Tư lệnh kiêm Chính ủy, Bí thư quân khu ủy Liên khu Việt Bắc. Từ năm 1957 đến cuối năm 1975, ông làm Chính ủy, Bí thư khu ủy Quân khu Việt Bắc, Chủ tịch Ủy ban hành chính Khu tự trị Việt Bắc. Ngày 31 tháng 8 năm 1959, ông được thăng quân hàm vượt cấp từ Thiếu tướng lên Thượng tướng và là một trong hai Thượng tướng lúc bấy giờ.[4]
Ông được bầu làm Phó Chủ tịch Quốc hội từ khóa III đến khóa V, Tổng Thư ký Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa V [5]; Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ươngMặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông cũng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa I, II và III [6]; đại biểu Quốc hội từ khóa II đến khóa V.

Cuối đời[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1976, ông được bầu làm Phó Chủ tịch Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất. Tuy nhiên, không lâu sau đó, quan hệ Việt - Trung trở nên căng thẳng và xấu đi nhanh chóng, cao điểm là việc Ủy viên Bộ Chính trị Hoàng Văn Hoan trốn sang Trung Quốc và cuộc chiến tranh Việt - Trung vào năm 1979. Ông cũng bị liên lụy, bị mất hết các chức vụ, bị cô lập chính trị, thậm chí bị giam lỏng nhưng không công bố. Từ đó ông bị quản thúc, xa gia đình cho đến ngày qua đời. Sau này ông được phục hồi danh dự cũng không công khai như khi bị trù dập.[cần dẫn nguồn]
Ông mất năm 1984 tại Hà Nội. Khi mất, Ông được an táng tại Nghĩa trang Văn Điển, Hà Nội. Hiện nay phần mộ của Ông đã được gia đình cải táng và đưa về nghĩa trang của gia đình tại xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

Phong tặng[sửa | sửa mã nguồn]

Ông được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng: Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Quân công hạng ba, Huân chương Chiến thắng hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất và nhiều huân, huy chương khác.

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Con trai duy nhất là Chu Thành, Cựu Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Kỷ niệm Cứu quốc quân (hồi ký), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 1977

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Đồng chí Chu Văn Tấn
  2. ^ Thời bấy giờ đối với người dân tộc thiếu số bấy giờ thì học hết tiểu học là học vấn cao.
  3. ^ Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. “Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân đồng bào ngày ngày 2 tháng 9 năm 1945”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Bản gốc lưu trữ|url lưu trữ= cần |ngày lưu trữ= (trợ giúp). Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2011.
  4. ^ Chủ tịch Hồ Chí Minh. “SẮC LỆNH CỦA CHỦ TỊCH PHỦ SỐ 036/SL NGÀY 31 THÁNG 8 NĂM 1959”. Trang Website Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai. Bản gốc lưu trữ|url lưu trữ= cần |ngày lưu trữ= (trợ giúp). Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2011.
  5. ^ Lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, phòng Quốc hội. “DANH SÁCH CÁC VỊ LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC VÀ CÁC VỊ PHỤ TRÁCH CÁC CƠ QUAN CAO CẤP CỦA NHÀ NƯỚC ĐƯỢC BẦU TẠI KỲ HỌP THỨ NHẤT, QUỐC HỘI KHÓA V, CÁC NGÀY 05, ngày 6 tháng 6 năm 1975”. Trang Website Quốc hội CHXHCN Việt Nam. Bản gốc lưu trữ |url lưu trữ= cần |ngày lưu trữ= (trợ giúp). Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2011.
  6. ^ Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (9 tháng 3 năm 2010). “Đồng chí Chu Văn Tấn”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2011. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |archivedate= (trợ giúp)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chu_V%C4%83n_T%E1%BA%A5n

1 nhận xét: