Việt Nam chi $400 triệu mỗi năm để ‘tự đầu độc’
28.6.16 HÀ NỘI - Ba năm vừa qua, mỗi năm Việt Nam chi khoảng $400 triệu để nhập nguyên liệu và thuốc “bảo vệ thực vật” từ Trung Quốc. Số lượng thuốc “bảo vệ thực vật” nhập cảng đã tăng mười lần.
Phun thuốc “bảo vệ thực vật” nay là chuyện đương nhiên ở Việt Nam. (Hình: Đất Việt). Thuốc “bảo vệ thực vật” là cách Việt Nam gọi các loại thuốc diệt trừ sâu bọ, côn trùng có hại cho cây cối. Tất cả những loại thuốc này đều là thuốc độc đối với con người và môi trường.
Trong một cuộc trao đổi với tờ Người Lao Động, ông Nguyễn Thơ, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Bảo vệ thực vật Việt Nam, khẳng định, con số 100 tấn nguyên liệu, hóa chất để chế tạo thuốc “bảo vệ thực vật” mà Việt Nam nhập cảng hàng năm từ Trung Quốc chỉ là “phần nổi của tảng băng.” Trong thực tế, lượng nguyên liệu, hóa chất và thuốc “bảo vệ thực vật” đưa từ Trung Quốc vào Việt Nam qua con đường “cửu vạn” (lén lút chuyển vận qua biên giới) lớn hơn gấp nhiều lần.
Vài năm gần đây, các chuyên gia nông nghiệp, môi trường, y tế liên tục cảnh báo về tác hại của việc cho nhập cảng tràn lan nguyên liệu, hóa chất để chế tạo các loại thuốc “bảo vệ thực vật” cũng như thuốc “bảo vệ thực vật” từ Trung Quốc song những cảnh báo đó giống như các tiếng kêu trong hoang mạc.
Cho dù các quốc gia Châu Âu đã lắc đầu với các loại thuốc “bảo vệ thực vật” từ lâu, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á giới hạn hoạt chất trong thuốc “bảo vệ thực vật” ở phạm vi từ 400 đến 600 loại thì tại Việt Nam, con số hoạt chất được phép sử dụng lên tới... 1,700 loại. Sự dễ dãi này khiến thuốc “bảo vệ thực vật” tại Việt Nam “cực kỳ hiệu quả” vì chúng... cực độc!
Việc cho phép nhập cảng tràn lan, hỗ trợ sản xuất - kinh doanh thuốc “bảo vệ thực vật” tại Việt Nam đã khiến nông dân Việt Nam xem việc mua - sử dụng thuốc “bảo vệ thực vật” là chuyện đương nhiên để bảo vệ mùa màng. Rất ít người nghĩ tới việc sử dụng thuốc “bảo vệ thực vật” sẽ dẫn tới tình trạng đất, nước và nông sản nhiễm độc, môi trường ô nhiễm, sức khỏe của mình và nhiều thế hệ bị hủy hoại.
Trong vài năm gần đây, các chuyên gia nông nghiệp, môi trường, y tế liên tục cảnh báo về tác hại của việc cho nhập cảng tràn lan nguyên liệu, hóa chất để chế tạo các loại thuốc “bảo vệ thực vật,” dũng như thuốc “bảo vệ thực vật” từ Trung Quốc, nhưng những cảnh báo đó giống như các tiếng kêu trong hoang mạc.
Các chuyên gia của Việt Nam và quốc tế từng thực hiện một số cuộc khảo sát và kết luận, tại Việt Nam có tới 80% thuốc “bảo vệ thực vật” được dùng không đúng cách, không cần thiết. Mỗi năm, có từ 150 đến 200 tấn thuốc “bảo vệ thực vật” dư thừa thẩm thấu vào đất, vào nguồn nước nhưng từ viên chức tới nông dân chẳng có mấy người bận tâm.
Ông Trần Tuấn, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu-Đào Tạo Phát Triển Cộng Đồng vừa than với tờ Đất Việt rằng, “tam nông” ở Việt Nam hiện nay không phải là “nông nghiệp - nông thôn - nông dân” mà là “dân nghiện - đất nghiện - nước thoái hóa.” Ông Tuấn nhấn mạnh, nông dân Việt đã đánh mất sự tự chủ trong nghề nông, tự nguyện để bị sai khiến, bị bóc lột bởi ngành công nghiệp hóa chất của Trung Quốc. Họ không còn “xem trời, xem đất, xem mây” để đưa ra các quyết định liên quan tới canh tác mà trở thành phụ thuộc, để thiên hạ “bảo gì thì làm thế,” “cho gì thì dùng thế.” Nông dân trở thành “nghiện” vì bơ vơ giữa rừng thông tin bất định!
Theo ông Tuấn, chẳng riêng dân “nghiện” mà đất cũng “nghiện.” Đất không còn sự sống phong phú. Sau những nhát cuốc chẳng còn thấy giun! Khả năng sinh sôi, tái tạo tự nhiên cho đời sống giảm dần, đất đã chai và để có cây, có hoa, có trái thì phải có phân bón công nghiệp, thuốc “bảo vệ thực vật.” Đất đã mất đi khả năng thiên phú là bà đỡ cho cỏ cây, hoa lá, côn trùng,... chung sống.
“Dân nghiện” rồi “đất nghiện” nên thu hoạch được bao nhiêu thì nông dân lại bỏ ra bấy nhiêu mua sắm phân bón công nghiệp, thuốc “bảo vệ thực vật,” bởi ngưng bón, ngừng phun thì sẽ chẳng còn gì.
Ông Tuấn nhắc thêm là “nước đang thoái hóa.” Cá, tôm, cua, ốc, ếch... từng như giản đơn và đương nhiên đã mất dần.
Tuy ông Tuấn bảo rằng, xây dựng nông thôn mới là phải chấm dứt tình trạng lệ thuộc của ngành nông nghiệp, của nông thôn, nông dân vào ngành công nghiệp hóa chất của ngoại quốc và điều này đường như hữu lý nhưng ai sẽ làm? (G.Đ)
Người Việt
Trong một cuộc trao đổi với tờ Người Lao Động, ông Nguyễn Thơ, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Bảo vệ thực vật Việt Nam, khẳng định, con số 100 tấn nguyên liệu, hóa chất để chế tạo thuốc “bảo vệ thực vật” mà Việt Nam nhập cảng hàng năm từ Trung Quốc chỉ là “phần nổi của tảng băng.” Trong thực tế, lượng nguyên liệu, hóa chất và thuốc “bảo vệ thực vật” đưa từ Trung Quốc vào Việt Nam qua con đường “cửu vạn” (lén lút chuyển vận qua biên giới) lớn hơn gấp nhiều lần.
Vài năm gần đây, các chuyên gia nông nghiệp, môi trường, y tế liên tục cảnh báo về tác hại của việc cho nhập cảng tràn lan nguyên liệu, hóa chất để chế tạo các loại thuốc “bảo vệ thực vật” cũng như thuốc “bảo vệ thực vật” từ Trung Quốc song những cảnh báo đó giống như các tiếng kêu trong hoang mạc.
Cho dù các quốc gia Châu Âu đã lắc đầu với các loại thuốc “bảo vệ thực vật” từ lâu, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á giới hạn hoạt chất trong thuốc “bảo vệ thực vật” ở phạm vi từ 400 đến 600 loại thì tại Việt Nam, con số hoạt chất được phép sử dụng lên tới... 1,700 loại. Sự dễ dãi này khiến thuốc “bảo vệ thực vật” tại Việt Nam “cực kỳ hiệu quả” vì chúng... cực độc!
Việc cho phép nhập cảng tràn lan, hỗ trợ sản xuất - kinh doanh thuốc “bảo vệ thực vật” tại Việt Nam đã khiến nông dân Việt Nam xem việc mua - sử dụng thuốc “bảo vệ thực vật” là chuyện đương nhiên để bảo vệ mùa màng. Rất ít người nghĩ tới việc sử dụng thuốc “bảo vệ thực vật” sẽ dẫn tới tình trạng đất, nước và nông sản nhiễm độc, môi trường ô nhiễm, sức khỏe của mình và nhiều thế hệ bị hủy hoại.
Trong vài năm gần đây, các chuyên gia nông nghiệp, môi trường, y tế liên tục cảnh báo về tác hại của việc cho nhập cảng tràn lan nguyên liệu, hóa chất để chế tạo các loại thuốc “bảo vệ thực vật,” dũng như thuốc “bảo vệ thực vật” từ Trung Quốc, nhưng những cảnh báo đó giống như các tiếng kêu trong hoang mạc.
Các chuyên gia của Việt Nam và quốc tế từng thực hiện một số cuộc khảo sát và kết luận, tại Việt Nam có tới 80% thuốc “bảo vệ thực vật” được dùng không đúng cách, không cần thiết. Mỗi năm, có từ 150 đến 200 tấn thuốc “bảo vệ thực vật” dư thừa thẩm thấu vào đất, vào nguồn nước nhưng từ viên chức tới nông dân chẳng có mấy người bận tâm.
Ông Trần Tuấn, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu-Đào Tạo Phát Triển Cộng Đồng vừa than với tờ Đất Việt rằng, “tam nông” ở Việt Nam hiện nay không phải là “nông nghiệp - nông thôn - nông dân” mà là “dân nghiện - đất nghiện - nước thoái hóa.” Ông Tuấn nhấn mạnh, nông dân Việt đã đánh mất sự tự chủ trong nghề nông, tự nguyện để bị sai khiến, bị bóc lột bởi ngành công nghiệp hóa chất của Trung Quốc. Họ không còn “xem trời, xem đất, xem mây” để đưa ra các quyết định liên quan tới canh tác mà trở thành phụ thuộc, để thiên hạ “bảo gì thì làm thế,” “cho gì thì dùng thế.” Nông dân trở thành “nghiện” vì bơ vơ giữa rừng thông tin bất định!
Theo ông Tuấn, chẳng riêng dân “nghiện” mà đất cũng “nghiện.” Đất không còn sự sống phong phú. Sau những nhát cuốc chẳng còn thấy giun! Khả năng sinh sôi, tái tạo tự nhiên cho đời sống giảm dần, đất đã chai và để có cây, có hoa, có trái thì phải có phân bón công nghiệp, thuốc “bảo vệ thực vật.” Đất đã mất đi khả năng thiên phú là bà đỡ cho cỏ cây, hoa lá, côn trùng,... chung sống.
“Dân nghiện” rồi “đất nghiện” nên thu hoạch được bao nhiêu thì nông dân lại bỏ ra bấy nhiêu mua sắm phân bón công nghiệp, thuốc “bảo vệ thực vật,” bởi ngưng bón, ngừng phun thì sẽ chẳng còn gì.
Ông Tuấn nhắc thêm là “nước đang thoái hóa.” Cá, tôm, cua, ốc, ếch... từng như giản đơn và đương nhiên đã mất dần.
Tuy ông Tuấn bảo rằng, xây dựng nông thôn mới là phải chấm dứt tình trạng lệ thuộc của ngành nông nghiệp, của nông thôn, nông dân vào ngành công nghiệp hóa chất của ngoại quốc và điều này đường như hữu lý nhưng ai sẽ làm? (G.Đ)
Người Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét