Đệ tử của ... bất ngờ đem xe riêng hạng sang sung công quỹ
Nhà báo Huy Đức: Bài báo này xuất hiện trên Thanh Niên online vào sáng ngày 3-6-2016, nhưng chỉ sau 1'30'' nó đã biến mất. Hôm nay, sau khi có "chỉ đạo của Tổng bí thư", link bài này mới "sống" lại. Phần thông tin trong bài khiến nó chết yểu nằm ở đây: "Trong khi PVC rơi vào tình cảnh thua lỗ trầm trọng và có nguy cơ mất vốn, thì ông Thanh bất ngờ rời ghế lãnh đạo doanh nghiệp và được Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm làm Phó chánh văn phòng Bộ - Trưởng đại diện Văn phòng miền Trung của Bộ Công thương tại Đà Nẵng vào tháng 9.2013. Cùng với sự “chuyển ngành” của ông Trịnh Xuân Thanh, ông Vũ Đức Thuận, Tổng giám đốc PVC, cũng được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở GTVT Thái Bình, trước khi về làm Chánh văn phòng Bộ GTVT". Thanh & Thuận đều là "đệ tử" nhưng Thuận mới là "tay hòm chìa khóa" của UV BCT Đinh La Thăng. Khi vào Sài Gòn làm Bí thư, ông Thăng khăng khăng đòi đưa Thuận vào cùng làm "trợ lý". [Anh Thăng tuyên bố, chông tham nhũng tới cùng, nhưng "giặc ngồi sau lưng" thì sao]. Lấy của công biến thành của tư gọi là tham nhũng nhưng tự lấy tài sản là chiếc ô tô riêng có giá hàng tỷ đồng ‘sung’ công quỹ, như ông phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, có là việc làm đáng biểu dương?
Phó chủ tịch UBND tỉnh, chiếc xe Lexus trị giá 5,7 tỷ mua bằng tiền cá nhân
Mới đây, dư luận miền Tây xôn xao khi thấy sự xuất hiện hàng loạt chiếc xe sang có giá ít nhất 5 tỷ đồng, mang biển số xanh. Xôn xao là phải, bởi theo quy định hiện hành, cán bộ cấp tỉnh chỉ được sử dụng xe công có giá từ 1,1 tỷ đồng trở xuống. Trước mắt, người dân phát hiện có 4 chiếc xe siêu sang, giá khoảng 6 tỷ đồng/chiếc là xe công thuộc tỉnh Sóc Trăng. Đây cũng là một tỉnh nghèo ở miền Tây, đợt hạn mặn vừa qua đã công bố thiên tai, xin hỗ trợ của Chính phủ…Chiếc xe này, theo giải thích của lãnh đạo tỉnh Hậu Giang, dù mang biển số xanh nhưng vốn là xe riêng của ông phó chủ tịch UBNFD tỉnh.
Còn ở Hậu Giang, người ta phát hiện chiếc Lexus giá trên 5 tỷ đồng, biển số 95A-0699, cũng mang biển xanh. Nhưng sau khi xác minh thì lãnh đạo tỉnh ở đây không hề vung ngân sách quá tay để sắm chiếc xe công này. Bởi đây vốn là xe cá nhân của ông phó chủ tịch UBND tỉnh.
Theo lý giải của lãnh đạo tỉnh, khoảng 1 năm trước, khi được phân công từ chức Vụ trưởng, Chánh văn phòng ban Cán sự Đảng của Bộ Công thương về Hậu Giang nhận chức phó chủ tịch UBND tỉnh, chiếc xe Lexus ấy đã được ông này bỏ tiền túi ra mua.
Khi được phân xe công, ông phó chủ tịch sợ lãng phí, nên vẫn sử dụng chiếc xe Lexus của mình. Và chiếc xe ấy được đổi thành biển số tỉnh Hậu Giang, mang biển xanh. “Vì lãnh đạo tỉnh mà đi xe biển số trắng cũng… kỳ”, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang giải thích.
Đã là biển xanh, tức xe công, đương nhiên theo giấy chứng nhận đăng ký xe thì chủ sở hữu thuộc về Nhà nước. Ông phó chủ tịch tỉnh rành luật, có lẽ không bao giờ dùng biển số giả hoặc giấy đăng ký giả, tức dùng biển số xanh nhưng vẫn đứng tên cá nhân mình. Như vậy, ông đã tự sung chiếc xe có giá khoảng 5 tỷ đồng của mình vào công quỹ?
Trong bối cảnh nhiều tỉnh thành, cơ quan… tăng cường đấu tranh chống tham nhũng, lên án việc biến của công thành của tư, thì việc ‘kiên quyết’ không sử dung xe công, mà biến của tư thành của công như ông phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang cần được xác minh để biểu dương!
Trong khi để có 4 chiếc xe sang mang biển số xanh ở Sóc Trăng, phải mất khoảng 24 tỷ đồng thì Hậu Giang không cần mất đồng nào ngân sách để có chiếc Lexus sang cạnh không kém, làm tỉnh này không ‘mất mặt’ với tỉnh bạn. Đáng biểu dương việc làm của ông phó chủ tịch UBND tỉnh đấy chứ!
Và khi làm Vụ trưởng, tiền lương mỗi tháng chỉ khoảng 10 triệu đồng, nhưng ông cán bộ này vẫn tích góp, tiết kiệm… để vừa trang trải chi phí gia đình, vừa có dư sắm xe hàng tỷ đồng, là tấm gương đáng để nhiều bạn trẻ học hỏi để làm giàu cho bản thân! Nhất là tỉnh nghèo Hậu Giang, nhiều người dân rất cần được ông chia sẻ kinh nghiệm.
Bởi mới đây, khi nghe mức lương kỹ sư chỉ 8-10 triệu đồng/tháng, ông Đinh La Thăng, Bí thư Thành ủy TP.HCM còn thốt lên: “Lương kỹ sư 8-10 triệu đồng làm sao sống”. Mà TP.HCM và Hà Nội, nơi ông phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang từng sống và làm việc, chi phí đắt đỏ như nhau.
(Một thế giới)
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/307671/pho-chu-tich-tinh-bat-ngo-dem-xe-rieng-hang-sang-sung-cong-quy.html
20:24 27/02/2015 Ngày 27/2, Bộ GTVT đã chính thức công bố quyết định điều động, bổ nhiệm ông Vũ Đức Thuận - Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Thái Bình làm Chánh Văn phòng Bộ kể từ ngày 1/3/2015.
Ông Thuận sẽ thay cho ông Nguyễn Văn Lưu (nghỉ hưu).
Ông Vũ Đức Thuận (44 tuổi, quê ở Thái Bình). Ông Thuận từng làm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (Sudico).
Sau đó ông Thuận chuyển sang giữ vị trí Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) từ năm 2009.
Đến ngày 1/1/2013 ông Thuận được miễn nhiệm chức vụ Tổng giám đốc PVC để thuyên chuyển công tác do điều động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Sau đó ông Thuận giữ vị trí Phó trưởng Ban Xây dựng của của Tập đoàn.
Từ tháng 10/2013, ông Vũ Đức Thuận được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Thái Bình.
http://news.zing.vn/ong-vu-duc-thuan-lam-chanh-van-phong-bo-gtvt-post516297.html
Cập nhật lúc: 15:00 15/02/2014
Hàng loạt lãnh đạo doanh nghiệp thua lỗ sau khi thôi chức lại được bổ nhiệm vào các chức vụ quan trọng của nhà nước, gây nên nhiều thắc mắc trong dư luận.
Vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 49/TB – VPCP ngày 25/1/2014 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể và từng cá nhân trong việc kinh doanh thua lỗ, gây khó khăn cho PVN của tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC - mã PVX) để xử lý nghiêm.
Trước đó, ông Trịnh Xuân Thanh, cựu chủ tịch PVC đã rời ghế lãnh đạo của tổng công ty này và được bộ trưởng bộ Công thương Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm làm trưởng đại diện văn phòng miền Trung của bộ này ở Đà Nẵng vào tháng 7/2013.
Ông Thanh đi làm công chức, để lại sau lưng một PVC nát bét về tài chính với khoản lỗ hợp nhất năm 2013 mới được công bố lên tới trên 3.200 tỉ đồng, trong đó, lỗ của công ty mẹ đã là 2.325 tỉ đồng. Tổng giám đốc của PVC, ông Vũ Đức Thuận cũng đã được bổ nhiệm làm phó giám đốc sở Giao thông vận tải tỉnh Thái Bình.
Người ta tưởng ông Trịnh Xuân Thanh, ông Vũ Đức Thuận như vậy là đã “hạ cánh an toàn”. Nhưng với yêu cầu trên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, việc hạ cánh này rõ ràng là ... "chưa an toàn" cho ông cựu chủ tịch PVC - một tổng công ty lớn của tập đoàn Dầu khí, đã từng được phong danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” vào tháng 1/2011. Trước đó, doanh nghiệp này cũng đã từng được tặng Huân chương lao động hạng nhất. PVC đã có nhiều thời điểm huy hoàng, nổi danh trên thị trưởng chúng khoán với mã PVX.
Ảnh: Dương Chí Dũng từ doanh nghiệp Vinalines trở thành Cục trưởng Cục Hàng hải trước khi bị tuyên án tử hình.
Bê bối lớn nhất gần đây là hàng loạt cán bộ của công ty PVC - ME, một công ty con của PVC bị cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố, bởi các hành vi vi phạm pháp luật là lập và ký khống một loạt hợp đồng, chứng từ thanh toán để rút tiền tiêu dùng cá nhân. Đáng chú ý, những sai phạm đó đều diễn ra tại các công trình do PVN và các doanh nghiệp thành viên của PVN đầu tư, như dự án Nhà máy Ethanol Phú Thọ, Nhà máy PVTEX Hải Phòng, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng…
Nói việc "hạ cánh" của ông Trịnh Xuân Thanh chưa "an toàn" vì theo yêu cầu của Thủ tướng nêu trong văn bản của Văn phòng Chính phủ, các hành vi sai phạm phải xử lý nghiêm. Đáng chú ý, bộ Công thương cũng được yêu cầu xem xét các báo cáo xử lý các sai phạm này và sau đó báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Nhưng nhìn lại một số việc thuyên chuyển, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp sang ngạch cán bộ, công chức cơ quan hành chính gần đây thì có những vị lãnh đạo doanh nghiệp dường như được may mắn hơn ông Trịnh Xuân Thanh, ông Vũ Đức Thuận.
Cụ thể như ông Đào Văn Hưng, cựu chủ tịch Hội đồng thành viên của tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Do việc điều hành yếu kém, nhiều sai phạm, khuyết điểm, có trách nhiệm chính dẫn đến việc EVN lỗ 8000 tỉ đồng năm 2010, lỗ 3.000 tỉ đồng năm 2011… và khiến cho công ty EVN Telecom phải phá sản, sáp nhập vào tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel), tháng 12/2012, ông Đào Văn Hưng bị Thủ tướng ra quyết định kỷ luật bằng hính thức cảnh cáo. Trước đó, ông Hưng đã bị bãi nhiệm và được điều chuyển về làm chuyên viên ở tổng cục Năng lượng, bộ Công thương.
Cho đến nay, mặc dù được làm ở bộ Công thương nhưng người ta cũng ít thấy ông Đào Văn Hưng đến cơ quan làm việc. Những nhà báo quen biết ông Hưng được ông Hưng cho biết, sau khi rời EVN, có nhiều thời gian rảnh rỗi, ông dành nhiều thời gian đi chơi golf. Sau những vụ lình xình xảy ra ở Vinashin, Vinalines… nhiều người cho rằng, ông Đào Văn Hưng quá may mắn khi được hạ cánh làm công chức.
Một trường hợp khác cũng rất đáng chú ý là ông Thân Đức Nam, nguyên chủ tịch hội đồng thành viên tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5) thuộc bộ Giao thông vận tải, sau khi rời CIENCO 5 đã về làm việc tại Văn phòng Quốc hội với chức danh: Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội kể từ 1/6/2013, thời hạn năm năm.
Thời kỳ ông Nam làm tổng giám đốc rồi chủ tịch Cienco 5, tình hình đầu tư, kinh doanh của Cienco 5 đã tốt hơn nhiều so với thời kỳ trước năm 2005 - khi Cienco 5 trên bờ vực phá sản. Nhưng cho đến những năm cuối ông còn làm lãnh đạo ở tổng công ty này, Cienco 5 cũng bắt đầu gặp những khó khăn về tài chính.
Theo báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp 6, Quốc hội XIII, Cienco 5 có tỷ lệ nợ phải thu trên tổng tài sản ở mức rất cao - 62% (9.684 tỉ đồng)… thì đây là một điều đáng báo động. Những bê bối ở dự án Thanh Hà - Cienco5 và một loạt dự án bất động sản khác kinh doanh không thuận lợi như tại Mê Linh khiến người ta nghi ngờ về năng lực tài chính thực sự của Cienco 5. Việc ông Thân Đức Nam chuyển nghề, từ điều hành doanh nghiệp sang làm ở Văn phòng Quốc hội, tuy không phải là có điều gì khuất tất nhưng có thể nói là một bước chuyển khôn ngoan.
Người ta không thể không đặt câu hỏi: có "một ông anh" hay "một bà chị"... nào đó nâng đỡ, bố trí để những vị lãnh đạo doanh nghiệp gây thua lỗ ấy được "hạ cánh an toàn".
Hay ở trường hợp ông Dương Chí Dũng, nguyên chủ tịch tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) được bổ nhiệm làm cục trưởng cục Hàng hải trước đây (nay ông Dũng đã bị truy tố, kết án tử hình) thì việc bổ nhiệm ông Dũng rõ ràng là có vấn đề và Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cũng đã phải thừa nhận có sai sót nhất định trong việc bổ nhiệm này.
Trong tất cả những ví dụ trên, cho thấy, có một xu hướng đáng chú ý trong việc bổ nhiệm, sắp xếp công việc cho một số cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp sau khi thôi chức ở các doanh nghiệp nhà nước lớn. Nếu như lãnh đạo doanh nghiệp ra đi, được bổ nhiệm chức vụ mới ở cơ quan nhà nước nhưng doanh nghiệp đó đang hoạt động kinh doanh bình thường, ít nhất là không thua lỗ thì không có vấn đề này.
Nhưng nếu những doanh nghiệp đó đang thua lỗ, thậm chí ở mức quá lớn như EVN, PVC… mà có việc bổ nhiệm vội vàng vào các chức vụ quan trọng của nhà nước sẽ gây nên nhiều thắc mắc trong dư luận. Người ta không thể không đặt câu hỏi: có "một ông anh" hay "một bà chị"... nào đó nâng đỡ, bố trí để những vị lãnh đạo doanh nghiệp gây thua lỗ ấy được "hạ cánh an toàn".
Mặt khác, có thể làm cho việc xử lý trách nhiệm, xử lý cán bộ có sai phạm phức tạp hơn khi cơ quan chức năng phải làm rõ những nguyên nhân gây ra thua lỗ ở doanh nghiệp đó, nhất là lại có liên quan đến trách nhiệm người đứng đầu.
Theo SGTT
http://kienthuc.net.vn/soi-xet/kinh-doanh-thua-lo-nen-chuyen-sang-lam-quan-chuc-310472.html
Trinh Xuân Thanh là con một ông to nào đó , hồi anh ta học trong trường kiến trúc bị tăng ca , và chẳng mấy khi dến lớp nhưng chẳng hiểu sao cũng tốt nghiệp được. Anh ta là một tay chơi chứ có kiến thức gì đâu , lãnh đạo trẻ tại Việt nam toàn là loại như vậy hỏi sao đất nước mình không nghèo mới lạ!
Trả lờiXóaĐảng viên ấy... cháu bác hồ ấy.... học tập bác ấy.... có văn hóa các vãi....
Trả lờiXóa