Người dân trong chế độ chủ nghĩa xã hội
Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều nghi vấn đã được đặt ra về nguyên nhân khiến 2 chiếc máy bay rơi xuống biển đến từ phía quân đội Trung Quốc, quốc gia đang tranh chấp chủ quyền với Việt Nam tại biển Đông. Vì cớ gì, mà tất cả người dân đất Việt buộc phải nhỏ những giọt nước mắt thương cảm cho “sự hy sinh” không rõ đầu cuối của những người lính quân đội của nhân dân “trung với Đảng”?
Mảnh vỡ rúm ró, và biến dạng của chiếc máy bay tuần
thám CASA 212 8983 của cảnh sát biển Việt Nam.
Vụ 2 máy bay SU-30MK2 và CASA 212 bị rơi cũng như cái chết của anh Trần Quang Khải và 9 người lính vẫn còn đang mất tích trên những chuyến bay đó khiến cả nước bàng hoàng. Rất nhiều người đã gọi sự ra đi của những người lính không quân này là một “sự hy sinh” dù chưa hề biết nguyên nhân tại sao máy bay rơi, như một sự ám chỉ về một cuộc chiến mơ hồ đang diễn ra ngoài biển khơi.Từ xưa đến nay, hình tượng người lính trong chế độ xã hội chủ nghĩa được xây dựng rất đẹp đẽ. Đài VTV có hẳn một chương trình Chúng tôi là chiến sĩ được tổ chức và lên sóng hàng tuần để khán giả được gặp gỡ và tiếp xúc với những người lính đang vất vả ngày đêm bảo vệ Tổ quốc. Hàng năm, các các bộ cấp cao nhà nước, các cơ quan báo chí đã qua kiểm duyệt được phép ra quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thăm viếng lính biển đảo như một niềm vinh dự lớn lao. “Người chiến sĩ công an”, “anh bộ đội cụ Hồ” cao cả đến mức trở thành ước mơ tuổi nhỏ của bất cứ đứa trẻ Việt Nam nào. Và cái chết của các anh, cũng đẹp và đáng trọng hơn người khác. Ngày 21/06, ngày nhà báo Việt Nam, một nhà báo đã chính thức bị tước mất thẻ nhà báo và đình chỉ chức vụ, chỉ vì lỡ sử dụng từ “tan xác” để miêu tả chiếc máy bay CASA, bị cho rằng quá tàn nhẫn và phản cảm trong không khí “quốc tang.”
Những người lính, người chiến sĩ không quân, hải quân kia, họ đáng thương hay đáng trách khi mà trong những ngày Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép, tôi không thấy bóng dáng một cuộc tập trung đội quân nào? Khi mà trong những năm gần đây, hơn 4000 tàu cá bị đâm, 2000 ngư dân Việt đã thương vong, trong đó có những người bị chết khi đang đánh cá ngoài khơi, chiếc “tàu lạ” chỉ cách đất liền 500 hải lý giết chết các ngư dân đó chưa bao giờ được tìm hiểu, và cũng không còn được nhắc đến nữa? Cá chết trắng bờ, ngư dân vẫn hoang mang ròng rã hàng tháng trời, có những người buộc phải rời bỏ biển khơi để kiếm sống.
Việt Nam tự hào là quốc gia của biển cả, của tôm cá. Cứ đến mùa du lịch, hàng chục ngàn lượt khách từ các nước phát triển đến đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của biển xanh sóng vỗ và thưởng thức hải sản đánh bắt tươi ngon ngay bờ. Nhưng buồn thay không chỉ cá, mà chính người dân đã và đang chết ngay trên vùng biển của đất nước, bằng cách này hay cách khác. Ta đọc tin tức về những người lính hy sinh trong thời bình, trên mặt biển của Tổ quốc nhưng chúng ta cũng cần đặt câu hỏi, rằng họ đang “hy sinh” vì ai, và vì điều gì vậy? Nếu sự ra đi của họ là có ý nghĩa, thì cái chết của biết bao người dân nơi biển cả mênh mang là vô nghĩa hay chăng?
Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều nghi vấn đã được đặt ra về nguyên nhân khiến 2 chiếc máy bay rơi xuống biển đến từ phía quân đội Trung Quốc, quốc gia đang tranh chấp chủ quyền với Việt Nam tại biển Đông. Từ sự kiện đặt giàn khoan 981 đến việc đất nước láng giềng quân sự hóa, đưa máy bay chiến đấu ra Hoàng Sa, động thái từ phía lãnh đạo Việt Nam là sự im lặng nhún nhường. Dẫu đúng hay sai, những nghi vấn đó thỏa mãn “quyền được biết” của công dân đang sinh sống trên một đất nước có chủ quyền. Vì cớ gì, mà tất cả người dân đất Việt buộc phải nhỏ những giọt nước mắt thương cảm cho “sự hy sinh” không rõ đầu cuối của những người lính quân đội của nhân dân “trung với Đảng”?
Tháng 5/2016, sau sự kiện cá chết Formosa, cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam) quyết định phạt 140 triệu đồng vì bài viết “Nhân dân mãi mãi là người đến sau” của nhạc sĩ Tuấn Khanh được đăng tải trong Nông Thôn Ngày Nay, Câu chuyện “Lời than thở của các loài cá” trên báo Thế Giới Tiếp Thị cũng ngay lập tức bị xóa bỏ trên blog cá nhân của nhạc sĩ Tuấn Khanh, trong đó ông viết: “Nhân dân mãi mãi là người đến sau. Và đến chỉ để nhận biết sự thiệt hại hay tai ương đang rót xuống đầu mình, xuống gia đình mình […] Như những con cá chết oan ức trên bờ biển, chỉ biết sau cùng rằng đại dương không còn là nhà, mà chỉ còn đầy độc dược, những người dân Việt Nam cũng chỉ biết được phần đen đủi nhất được gieo về phía mình, dù chung quanh đầy lâu đài và dự án vĩ đại, như đang phát triển cho ai khác.”
Hoàng Giang
Blog 'Trong lòng Hà Nội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét