Bob Kerrey và ‘Thảm kịch Mỹ’ mang tên Việt Nam
Diễn Đàn, 25-6-16, Nguyễn Thanh Việt. Nguyên tác: Bob Kerrey and the ‘American Tragedy’ of Vietnam (New York Times 20-6-16). Bản dịch tiếng Việt của Đỗ Trần Nguyễn.
Ở Hoa Kỳ, những người tán thành việc bổ nhiệm ông Kerrey coi đó là một cử chỉ hoà giải : ông đã thú nhận và đáng được tha thứ vì đã có những nỗ lực giúp đỡ Việt Nam, câu chuyện khủng khiếp có một không hai của ông đã biến ông trở thành một biểu tượng mạnh mẽ cho việc hai nước có thể vượt qua cuộc chiến tranh của họ như thế nào. Tôi không đồng ý. Bổ nhiệm Kerrey vào chức vụ ấy là không đúng người đúng việc. Và lấy Kerrey làm một biểu tượng hoà bình là thiếu vắng trí tưởng tượng về mặt đạo lý.
Los Angeles – Cho đến ngày hôm nay, người Mỹ vẫn còn tranh cãi nhau về cuộc chiến tranh Việt Nam : hồi đó đã làm gì, đã mắc những sai lầm nào, tác động lâu dài của cuộc chiến đối với quyền lực của nước Mỹ ra sao.
Lịch sử buồn thảm ấy lại tái hiện khi Bob Kerrey được chỉ định làm chủ tịch Hội đồng tín thác Trường đại học Fulbright Việt Nam, trường đại học tư đầu tiên mở ra ở Việt Nam với sự tài trợ của Hoa Kỳ. Việc bổ nhiệm này đã gây ra tranh luận ở Việt Nam trên vấn đề những cựu thù có thể tha thứ và hoà giải với nhau như thế nào.
Điều không có gì để tranh cãi là năm 1969 một toán biệt động SEAL của Hải quân Mỹ, dưới quyền chỉ huy của viên trung uý trẻ Kerrey đã giết hại 20 thường dân Việt Nam không vũ trang, trong đó có phụ nữ và trẻ em, tại làng Thạnh Phong. Ô. Kerrey, sau này trở thành thượng nghị sĩ, thống đốc tiểu bang, ứng viên tranh cử tổng thống và hiệu trưởng đại học, đã thừa nhận vai trò cá nhân của cá nhân ông ta trong cuộc thảm sát (hồi ký “Khi tôi là thanh niên” năm 2002).
Ở Hoa Kỳ, những người tán thành việc bổ nhiệm ông Kerrey coi đó là một cử chỉ hoà giải : ông đã thú nhận và đáng được tha thứ vì đã có những nỗ lực giúp đỡ Việt Nam, câu chuyện khủng khiếp có một không hai của ông đã biến ông trở thành một biểu tượng mạnh mẽ cho việc hai nước có thể vượt qua cuộc chiến tranh của họ như thế nào.
Tôi không đồng ý. Bổ nhiệm Kerrey vào chức vụ ấy là không đúng người đúng việc. Và lấy Kerrey làm một biểu tượng hoà bình là thiếu vắng trí tưởng tượng về mặt đạo lý.
Đúng là người Mỹ đã thẳng thắn thừa nhận một số tội ác của họ hơn bất cứ người nào trong chính quyền và Đảng cộng sản Việt Nam. Nhưng cũng đúng là người Mỹ có xu hướng nghĩ tới cuộc chiến tranh như là một bị kịch của nước Mỹ, như tôi nhận thấy rất rõ khi xem « Platoon », « Apocalypse Now » hay những cuốn phim khác hồi tôi còn nhỏ ở California.
Tôi đã sống trong giới người Việt tị nạn, đối với họ cuộc chiến tranh là một thảm kịch của Việt Nam. Bài diễn văn của Tổng thống Obama năm 2012, kỷ niệm 50 năm cuộc chiến tranh, nhấn mạnh cái chết của hơn 58 000 binh sĩ Mỹ ; tôi đã tự hỏi tại sao ông không đá động tới cái chết của hơn 200 000 chiến sĩ Nam Việt Nam và hơn một triệu chiến sĩ Bắc Việt Nam và Việt Cộng, đó là không kể tới không biết bao nhiêu ngàn thường dân đã bỏ mạng.
Với chức vị mới của ông Kerrey, chúng ta lại trở về với câu chuyện quen thuộc về sự sám hối của người lính Mỹ. Nhiều người Việt Nam cũng chú ý tới chuyện đó, dù nó được đề cập mà quên đi những thương đau của người Việt Nam. Một vài cuộc thăm dò dư luận cho thấy đa số người Việt Nam tán thành việc bổ nhiệm ông Kerrey, và có những cựu chiến binh Bắc Việt, như nhà văn Bảo Ninh nổi tiếng, đã lên tiếng ủng hộ.
Ở Mỹ có người nói rằng ông Kerrey cũng là một nạn nhân – nạn nhân của một cuộc chiến tranh phi nghĩa và của một giới lãnh đạo thảm hại – nhưng nói như vậy có vẻ như mỉa mai, nếu không nói là hết sức lố bịch, khi so sánh hào quang của ông Kerrey và cuộc sống âm thầm hiện nay của những người sống sót sau cuộc tấn công do ông chỉ huy và của thân nhân những người đã chết. Cuộc đời và hoạn lộ của ông Kerrey không gặp một chướng ngại nào, ngoại trừ sự hối tiếc cá nhân.
Thật vậy, trước đây ông Kerrey đặt chân tới Việt Nam như là một biểu hiện của sức mạnh Hoa Kỳ, thì nay ông sang Việt Nam trong bộ áo mới, nhưng vẫn là biểu tượng của ảnh hưởng phương Tây, nhà lãnh đạo một trường đại học.
Nhiều người Việt Nam hy vọng trường Fulbright sẽ mang đến những những giá trị của thị trường tự do cho một đất nước còn mang danh Cộng sản đang mong muốn tiếp tục phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Niềm hi vọng ấy cần được tương đối hoá vì phải hiểu rằng các trường đại học theo kiểu Tây phương cũng có mặt này mặt khác khi nói đến bình đẳng hoá.
Khả năng tốt nhất là chúng đào tạo tư duy nhân bản. Khả năng xấu nhất, là chúng thực hiện và cổ vũ cho sự bất bình đẳng kinh tế, phục vụ cho lợi ích của 1 phần trăm : bóc lột những người phụ giảng lương thấp ; gia tăng một cách kinh khủng khoản vay nợ của sinh viên ; nặng về đào tạo người lao động hơn là đào tạo người học hỏi.
Trường Fulbright sẽ đóng vai trò nào ? Câu hỏi ấy sẽ cho ta thấy bằng cách nào sự phát triển tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam, dưới sự hướng dẫn của những định chế như Fulbright, sẽ bỏ lại phía sau những thành phần yếu đuối nhất của xã hội.
Nếu ông Kerrey tiếp tục làm chủ tịch, thì người Mỹ và người Việt Nam phải cùng nhau đòi hỏi những biện pháp tượng trưng và thực chất để đền bù những nạn nhân và điều chỉnh quá khứ của ông.
Trước tiên, ông phải đến thăm làng Thạnh Phong để xin lỗi những người sống sót và thân nhân những người đã chết. Sự hoà giải giữa hai nước không thể chỉ khuôn lại trong thảm kịch của một cá nhân cựu chiến binh Mỹ mà phải bao quát thảm kịch của hai mươi dân làng đã chết.
Thứ nhì, khuôn viên trường Fulbright ở Thành phố Hồ Chí Minh phải dựng lên một đài tưởng niệm những người tử vong của làng Thạnh Phong. Khắp nơi trên đất nước Việt Nam đã có những « nghĩa trang liệt sĩ » tưởng niệm hơn một triệu binh sĩ đã hy sinh cho cuộc cách mạng Cộng Sản. Ít có đài tưởng niệm những thường dân đã chết mà con số còn lớn hơn một triệu, có thể vì gợi lại cái chết của họ sẽ dẫn tới những câu hỏi nhạy cảm : ai đã giết họ.
Thứ ba, Fulbright phải mở ra những chương trình giáo dục cho giới trẻ ở Thạnh Phong, mở đường cho họ được học bổng theo học trường Fulbright. Người dân Thạnh Phong, và nhiều người khác trên khắp đất nước Việt Nam cùng một hoàn cảnh, phải được hưởng lợi từ trường đại học cũng như ông Kerrey được hưởng từ danh nghĩa chủ tịch.
Thứ tư, trong thành phần lãnh đạo của Trường đại học, phải có những nhà lãnh đạo tinh thần, những nhà hoạt động vì hoà bình và những nhà giáo có tầm nhìn nhân văn về giáo dục, chứ không chỉ tầm nhìn của một công ti kinh doanh.
Những người đã ngã xuống ở Thạnh Phong, và tất cả những thường dân đã tử vong đòi hỏi một đáp án thích đáng cho câu hỏi này: liệu một nước Việt Nam thịnh vương hơn có nhớ tới họ không, làm sao để tỏ sự thương nhớ, liệu sự phát triển kinh tế theo kiểu Mỹ có mang lại phúc lợi cho mọi người công dân Việt Nam không, hay là những người nghèo hèn nhất sẽ lại là nạn nhân một lần nữa ?
Nguyễn Thanh Việt
Los Angeles – Cho đến ngày hôm nay, người Mỹ vẫn còn tranh cãi nhau về cuộc chiến tranh Việt Nam : hồi đó đã làm gì, đã mắc những sai lầm nào, tác động lâu dài của cuộc chiến đối với quyền lực của nước Mỹ ra sao.
Lịch sử buồn thảm ấy lại tái hiện khi Bob Kerrey được chỉ định làm chủ tịch Hội đồng tín thác Trường đại học Fulbright Việt Nam, trường đại học tư đầu tiên mở ra ở Việt Nam với sự tài trợ của Hoa Kỳ. Việc bổ nhiệm này đã gây ra tranh luận ở Việt Nam trên vấn đề những cựu thù có thể tha thứ và hoà giải với nhau như thế nào.
Điều không có gì để tranh cãi là năm 1969 một toán biệt động SEAL của Hải quân Mỹ, dưới quyền chỉ huy của viên trung uý trẻ Kerrey đã giết hại 20 thường dân Việt Nam không vũ trang, trong đó có phụ nữ và trẻ em, tại làng Thạnh Phong. Ô. Kerrey, sau này trở thành thượng nghị sĩ, thống đốc tiểu bang, ứng viên tranh cử tổng thống và hiệu trưởng đại học, đã thừa nhận vai trò cá nhân của cá nhân ông ta trong cuộc thảm sát (hồi ký “Khi tôi là thanh niên” năm 2002).
Ở Hoa Kỳ, những người tán thành việc bổ nhiệm ông Kerrey coi đó là một cử chỉ hoà giải : ông đã thú nhận và đáng được tha thứ vì đã có những nỗ lực giúp đỡ Việt Nam, câu chuyện khủng khiếp có một không hai của ông đã biến ông trở thành một biểu tượng mạnh mẽ cho việc hai nước có thể vượt qua cuộc chiến tranh của họ như thế nào.
Tôi không đồng ý. Bổ nhiệm Kerrey vào chức vụ ấy là không đúng người đúng việc. Và lấy Kerrey làm một biểu tượng hoà bình là thiếu vắng trí tưởng tượng về mặt đạo lý.
Đúng là người Mỹ đã thẳng thắn thừa nhận một số tội ác của họ hơn bất cứ người nào trong chính quyền và Đảng cộng sản Việt Nam. Nhưng cũng đúng là người Mỹ có xu hướng nghĩ tới cuộc chiến tranh như là một bị kịch của nước Mỹ, như tôi nhận thấy rất rõ khi xem « Platoon », « Apocalypse Now » hay những cuốn phim khác hồi tôi còn nhỏ ở California.
Tôi đã sống trong giới người Việt tị nạn, đối với họ cuộc chiến tranh là một thảm kịch của Việt Nam. Bài diễn văn của Tổng thống Obama năm 2012, kỷ niệm 50 năm cuộc chiến tranh, nhấn mạnh cái chết của hơn 58 000 binh sĩ Mỹ ; tôi đã tự hỏi tại sao ông không đá động tới cái chết của hơn 200 000 chiến sĩ Nam Việt Nam và hơn một triệu chiến sĩ Bắc Việt Nam và Việt Cộng, đó là không kể tới không biết bao nhiêu ngàn thường dân đã bỏ mạng.
Với chức vị mới của ông Kerrey, chúng ta lại trở về với câu chuyện quen thuộc về sự sám hối của người lính Mỹ. Nhiều người Việt Nam cũng chú ý tới chuyện đó, dù nó được đề cập mà quên đi những thương đau của người Việt Nam. Một vài cuộc thăm dò dư luận cho thấy đa số người Việt Nam tán thành việc bổ nhiệm ông Kerrey, và có những cựu chiến binh Bắc Việt, như nhà văn Bảo Ninh nổi tiếng, đã lên tiếng ủng hộ.
Ở Mỹ có người nói rằng ông Kerrey cũng là một nạn nhân – nạn nhân của một cuộc chiến tranh phi nghĩa và của một giới lãnh đạo thảm hại – nhưng nói như vậy có vẻ như mỉa mai, nếu không nói là hết sức lố bịch, khi so sánh hào quang của ông Kerrey và cuộc sống âm thầm hiện nay của những người sống sót sau cuộc tấn công do ông chỉ huy và của thân nhân những người đã chết. Cuộc đời và hoạn lộ của ông Kerrey không gặp một chướng ngại nào, ngoại trừ sự hối tiếc cá nhân.
Thật vậy, trước đây ông Kerrey đặt chân tới Việt Nam như là một biểu hiện của sức mạnh Hoa Kỳ, thì nay ông sang Việt Nam trong bộ áo mới, nhưng vẫn là biểu tượng của ảnh hưởng phương Tây, nhà lãnh đạo một trường đại học.
Nhiều người Việt Nam hy vọng trường Fulbright sẽ mang đến những những giá trị của thị trường tự do cho một đất nước còn mang danh Cộng sản đang mong muốn tiếp tục phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Niềm hi vọng ấy cần được tương đối hoá vì phải hiểu rằng các trường đại học theo kiểu Tây phương cũng có mặt này mặt khác khi nói đến bình đẳng hoá.
Khả năng tốt nhất là chúng đào tạo tư duy nhân bản. Khả năng xấu nhất, là chúng thực hiện và cổ vũ cho sự bất bình đẳng kinh tế, phục vụ cho lợi ích của 1 phần trăm : bóc lột những người phụ giảng lương thấp ; gia tăng một cách kinh khủng khoản vay nợ của sinh viên ; nặng về đào tạo người lao động hơn là đào tạo người học hỏi.
Trường Fulbright sẽ đóng vai trò nào ? Câu hỏi ấy sẽ cho ta thấy bằng cách nào sự phát triển tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam, dưới sự hướng dẫn của những định chế như Fulbright, sẽ bỏ lại phía sau những thành phần yếu đuối nhất của xã hội.
Nếu ông Kerrey tiếp tục làm chủ tịch, thì người Mỹ và người Việt Nam phải cùng nhau đòi hỏi những biện pháp tượng trưng và thực chất để đền bù những nạn nhân và điều chỉnh quá khứ của ông.
Trước tiên, ông phải đến thăm làng Thạnh Phong để xin lỗi những người sống sót và thân nhân những người đã chết. Sự hoà giải giữa hai nước không thể chỉ khuôn lại trong thảm kịch của một cá nhân cựu chiến binh Mỹ mà phải bao quát thảm kịch của hai mươi dân làng đã chết.
Thứ nhì, khuôn viên trường Fulbright ở Thành phố Hồ Chí Minh phải dựng lên một đài tưởng niệm những người tử vong của làng Thạnh Phong. Khắp nơi trên đất nước Việt Nam đã có những « nghĩa trang liệt sĩ » tưởng niệm hơn một triệu binh sĩ đã hy sinh cho cuộc cách mạng Cộng Sản. Ít có đài tưởng niệm những thường dân đã chết mà con số còn lớn hơn một triệu, có thể vì gợi lại cái chết của họ sẽ dẫn tới những câu hỏi nhạy cảm : ai đã giết họ.
Thứ ba, Fulbright phải mở ra những chương trình giáo dục cho giới trẻ ở Thạnh Phong, mở đường cho họ được học bổng theo học trường Fulbright. Người dân Thạnh Phong, và nhiều người khác trên khắp đất nước Việt Nam cùng một hoàn cảnh, phải được hưởng lợi từ trường đại học cũng như ông Kerrey được hưởng từ danh nghĩa chủ tịch.
Thứ tư, trong thành phần lãnh đạo của Trường đại học, phải có những nhà lãnh đạo tinh thần, những nhà hoạt động vì hoà bình và những nhà giáo có tầm nhìn nhân văn về giáo dục, chứ không chỉ tầm nhìn của một công ti kinh doanh.
Những người đã ngã xuống ở Thạnh Phong, và tất cả những thường dân đã tử vong đòi hỏi một đáp án thích đáng cho câu hỏi này: liệu một nước Việt Nam thịnh vương hơn có nhớ tới họ không, làm sao để tỏ sự thương nhớ, liệu sự phát triển kinh tế theo kiểu Mỹ có mang lại phúc lợi cho mọi người công dân Việt Nam không, hay là những người nghèo hèn nhất sẽ lại là nạn nhân một lần nữa ?
Nguyễn Thanh Việt
http://www.viet-studies.info/kinhte/NTViet_Kerrey_DDtrans.htm
Người việt trước tiên đã tự chọn lấy phần việc làm tay chân cho những thế lực lớn, để rồi tự đánh lẫn nhau, tự đánh nhau cho kẻ khác, chính xác là bị những đại diện của các thế lực ấy lợi dụng, kích động. Người dân và binh lính mỹ thời đs đã bị lợ dụng và sau đó đã tỉnh ngộ. Còn dân việt đến bao giờ thì ko biết.
Trả lờiXóa