Tân Hiệp Phát và một xã hội đầy xảo trá
Điều đó cho ta thấy rằng sản phẩm của Tân Hiệp Phát không hề an toàn và quy trình sản xuất của hãng nước ngọt này không như người ta công bố (là tôi không muốn dùng từ : Đó là những sản phẩm tồi).
79 chai cùng một điểm bán, còn bao nhiêu chai nữa đã trôi vào bụng người tiêu dùng khi mà một lô sản xuất có tới hàng chục nghìn chai như vậy ? Tôi không tin là trong một lô sản xuất chỉ có bằng đó chai được phát hiện có "cặn trắng đục".
Từ vấn đề này cho ta thấy rằng chuyện con ruồi trong chai nước của anh Minh hoàn toàn có thể là thật, và cái được cơ quan giám định kết luận chai nước của anh Minh "bị tác động bằng vật nhọn" chỉ là cái cớ nguỵ tạo của một cú bắt tay sặc mùi tiền.
Một xã hội mà con người ta không thể đặt niềm tin vào bất cứ đâu, lập pháp, tư pháp và hành pháp cũng chỉ là công cụ của một nhóm đối tượng phe cánh chứ không phải đại bộ phận dân chúng.
Một doanh nghiệp có thể áp phe để tạo ra luật lệ nhằm trục lợi, một nắm tiền có thể xoay vần một lũ quan, một cú điện thoại có thể thay thế một bản án ...
Đó là xã hội gì ?
Có phải chính nó là đích đến trong lời hứa của những người cộng sản hay không ?
Nếu là người biết suy nghĩ, có tư duy phân tích, chắc hẳn mỗi chúng ta đều có câu trả lời cho riêng mình. Lại nhớ lời ông Thiệu : Đừng nghe ... Hãy nhìn ...
Vâng ! Tôi vẫn luôn nhìn ! Tôi muốn nhìn thấy bộ mặt xảo trá được che đậy bằng những mỹ từ bị lột ra. Và tôi tin rằng mình sẽ kịp nhìn thấy điều đó trong cuộc đời này.
79 chai cùng một điểm bán, còn bao nhiêu chai nữa đã trôi vào bụng người tiêu dùng khi mà một lô sản xuất có tới hàng chục nghìn chai như vậy ? Tôi không tin là trong một lô sản xuất chỉ có bằng đó chai được phát hiện có "cặn trắng đục".
Từ vấn đề này cho ta thấy rằng chuyện con ruồi trong chai nước của anh Minh hoàn toàn có thể là thật, và cái được cơ quan giám định kết luận chai nước của anh Minh "bị tác động bằng vật nhọn" chỉ là cái cớ nguỵ tạo của một cú bắt tay sặc mùi tiền.
Một xã hội mà con người ta không thể đặt niềm tin vào bất cứ đâu, lập pháp, tư pháp và hành pháp cũng chỉ là công cụ của một nhóm đối tượng phe cánh chứ không phải đại bộ phận dân chúng.
Một doanh nghiệp có thể áp phe để tạo ra luật lệ nhằm trục lợi, một nắm tiền có thể xoay vần một lũ quan, một cú điện thoại có thể thay thế một bản án ...
Đó là xã hội gì ?
Có phải chính nó là đích đến trong lời hứa của những người cộng sản hay không ?
Nếu là người biết suy nghĩ, có tư duy phân tích, chắc hẳn mỗi chúng ta đều có câu trả lời cho riêng mình. Lại nhớ lời ông Thiệu : Đừng nghe ... Hãy nhìn ...
Vâng ! Tôi vẫn luôn nhìn ! Tôi muốn nhìn thấy bộ mặt xảo trá được che đậy bằng những mỹ từ bị lột ra. Và tôi tin rằng mình sẽ kịp nhìn thấy điều đó trong cuộc đời này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét