Kinh tế Đức càng đơn độc sau khi Pháp bị khủng bố
Nền kinh tế của châu Âu đang phục hồi chậm, Hy Lạp có nguy cơ rời khỏi EU và vụ xả súng đẫm máu ở Pháp đang khiến cả Châu Âu chìm trong một bức tranh u ám hơn bao giờ hết. Và cũng chưa bao giờ, mà gánh nặng đè lên vai thủ lĩnh của EU là nước Đức lại lớn hơn thế, và nếu có một thời điểm phù hợp nhất để thử thách bản lĩnh của nền kinh tế Đức, đó phải là năm 2015.Trong khi đó, việc Hy Lạp có thể sẽ rời khỏi EU đang giáng một đòn mạnh vào nỗ lực hồi phục kinh tế của Châu Âu, chưa kể đến sự cấp thiết của việc đưa thêm những khoản vay mới cho chính phủ Ukraine đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ.
Tất cả những khó khăn đó đang đổ dồn lên vai thủ lĩnh của EU là nền kinh tế Đức. Nền kinh tế lớn nhất Châu Âu này đang đứng trước một thế tiến thoái lưỡng nan có lẽ còn khó khăn hơn rất nhiều hoàn cảnh mà người Nga phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế cách đây chưa lâu. Sự ổn định của khu vực đồng tiền chung mà Đức là thành viên quan trọng nhất đang bị đe dọa với việc kinh tế phục hồi chậm, Hy Lạp đang đe dọa rời khỏi EU nếu như Đức và các thành viên trụ cột khác của EU không giảm bớt nợ công của nước này.
Trong khi đó, các chuyên gia lại đang cảnh báo về sự cần thiết của gói cứu trợ trị giá khoảng 50 tỉ USD cho Ukraina đang sắp lâm vào cảnh vỡ nợ lại càng trút thêm gánh nặng không nhỏ lên vai Đức và thủ tướng Angela Merkel.
Báo cáo mới nhất cho thấy, nền kinh tế Đức đang có những dấu hiệu bị ảnh hưởng nặng bởi tình hình khó khăn hiện tại. Sản lượng công nghiệp của nền kinh tế số một Châu Âu này đã giảm lần đầu tiên trong vòng ba tháng qua, cùng với đó là sản lượng năng lượng và xuất khẩu đều giảm. Các lệnh trừng phạt kinh tế Nga được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng hiện tại, khi Nga là một thị trường rất tiềm năng của sản phẩm công nghiệp Đức.
Vì thế, không khó hiểu khi Đức đang là một trong những người chủ động nhất trong việc nối lại mối quan hệ kinh tế với Nga, cùng với Pháp. Gánh nặng và sự đe dọa mất ổn định kinh tế đến từ sự phục hồi kinh tế chậm chạp, việc Hy Lạp đe dọa rời EU và Ukraina đang yêu cầu hỗ trợ tài chính càng sớm càng tốt đang đòi hỏi Đức và EU cần có một lối thoát về kinh tế.
Việc Đức và Pháp, vốn là hai thành viên quan trọng nhất của EU, nghiêng về phương án nối lại quan hệ kinh tế với Nga thay vì xích lại tìm sự hỗ trợ từ phía Mỹ đang cho thấy EU muốn chủ động giải quyết khó khăn đang chồng chất hiện tại hơn là sự hỗ trợ chậm chạp dù là từ phía Mỹ.
Nhưng, họa vô đơn chí. Vụ xả súng đẫm máu ở Pháp đang khiến cho những gánh nặng của EU trên vai Đức lại càng nặng thêm. Pháp lần đầu tiên phải đối mặt với một cuộc khủng bố đẫm máu, gần như chưa kịp gượng dậy và đang dồn toàn bộ sức lực để ổn định lại tình hình. Cảnh báo khủng bố đang được đẩy lên mức cao nhất ở khắp Châu Âu và không còn nghi ngờ gì về việc sẽ phải mất rất nhiều thời gian để vụ việc này lắng xuống.
Nhưng tình hình khó khăn về kinh tế hiện tại đã trở nên quá cấp bách và không thể trì hoãn. Ukraine đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ đã ở ngay trước mắt, cuộc bầu cử Hy Lạp và yêu sách đòi giảm nợ công từ phía nước này cũng không chờ đợi ai.
Vụ xả súng đẫm máu ở Pháp gần như sẽ không cho phép chính phủ Pháp, vốn là thành viên quan trọng thứ hai ở EU, có thể hỗ trợ Đức trong các vấn đề khó khăn về kinh tế hiện tại. Người Pháp vẫn chưa hết bàng hoàng và đang phải dốc toàn bộ sức lực vào việc giải quyết vụ việc được coi là thảm họa này.
Và sẽ chỉ có mình Đức đơn độc trong cuộc chiến hiện tại, trong việc dàn xếp đòi hỏi giảm nợ công hoặc rời khỏi EU của Hy Lạp, cũng như trong việc đàm phán nối lại kinh tế với Nga – nước trước đó đã chủ động muốn nối lại quan hệ kinh tế với EU nhưng đã bị Đức từ chối thẳng thừng. Đó là chưa kể, bản thân Đức cũng đang là một trong những mục tiêu bị cảnh báo nhiều nhất trong trường hợp vụ xả súng ở Pháp có thể trở thành mồi lửa kéo theo một loạt các vụ khủng bố khác trên khắp Châu Âu.
Tổng thống Nga dùng kế duyệt binh ly gián phương Tây
Đến người Ukraine cũng không muốn đòi lại Crimea
Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Tags : Đức, Pháp, Nga, EU
>> Châu Âu nên “buông súng” trước Nga sau vụ khủng bố Paris
>> Chưa đàm phán, Tổng thống Putin đã dùng kế sách thắng ông Poroshenko
>> Hacker tấn công web của bà Merkel, đòi Đức dứt quan hệ với Ukraine
http://motthegioi.vn/quoc-te/thi-su-quoc-te/kinh-te-duc-cang-don-doc-sau-khi-phap-bi-khung-bo-142332.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét