Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

Xây đền Angkor Wat như thế nào?

Xây đền Angkor Wat như thế nào?
Các nhà khoa học đã phát hiện ra bí quyết cho phép xây dựng Angkor Wat, một ngôi đền cổ nổi tiếng ở Campuchia, nhanh gấp nhiều lần so với dự kiến.
Angkor Wat: Một trong những kho báu lớn nhất của lịch sử khảo cổ thế giới.
Quần thể kiến trúc Angkor (Angkor Thom và Angkor Wat) là một trong những kho báu lớn nhất của lịch sử khảo cổ thế giới, một cố đô ngàn năm có diện tích tương đương với thủ đô London hiện nay. Tuy nhiên, làm thế nào những người xây dựng đền Angkor Wat thời đó lại vận chuyển được hàng triệu khối đá khổng lồ vuông thành sắc cạnh nặng tới 1,6 tấn để xây dựng những ngọn tháp kỳ vĩ cùng với tượng đài của Angkor Wat… từ những mỏ đá cách xa mấy chục cây số?

Quan liêu, thiếu thực tế hay rảnh việc đi vẽ...Voi?

Tôi đăng bài này chỉ để nói 1 điều: Thực ra quan chức không phải đều quan liêu, thiếu thực tế đâu, mà chính lãnh đạo cấp cao đang ngồi trên thiên đình quan liêu, thiếu thực tế; nhưng đám đấy mới có quyền áp đặt ý chí và nắm toàn quyền quyết định. Quan chức cấp dưới buộc phải nghe theo dù họ biết là sẽ bị dân phê phán quan liêu, thiếu thực tế nhưng đành chịu mang tiếng để có cơm ăn áo mặc. Thời nay quan chức tốt là quan chức cố gắng làm việc tốt cho dân cho nước, hạn chế phải làm gì không đúng với lương tâm, thậm chí từ chối làm mặc dù bị cấp trên ép buộc. Những cán bộ giỏi chuyên môn mà cả đời không thăng quan tiến chức phần nhiều thuộc loại này; hãy kính trọng họ. Hiện nay, nhìn xem, ngoài Bộ giáo dục, có bộ nào không quan liêu, thiếu thực tế ? Đảng, Quốc Hội và Chính phủ có quan liêu, thiếu thực tế ? Thử đọc báo cáo của các cấp này mà xem, sẽ thấy ngay thôi. Nhà dột từ nóc là vậy.
Quan liêu, thiếu thực tế hay rảnh việc đi vẽ... Voi?
(GDVN) - Có người bảo, nhiều quan chức ở Bộ Giáo dục giờ chỉ quen đút chân trong phòng lạnh, lâu lâu lại nghĩ ra một chính sách... trên trờiNhững người hoạt động cách mạng trước thàng 1/1945 hay tới cách mạng tháng Tám năm 1945 nay đều ở độ tuổi 85, liệu họ còn có con thi tốt nghiệp THPT? Ảnh minh họa.
Kém cả cộng trừ nhân chia
Bộ Giáo dục lại vừa khiến dư luận lên cơn sốc khi ban hành thông tư số 18, ưu tiên cộng điểm thi tốt nghiệp THPT cho con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Thông tư này đăng tải trên website của Bộ Giáo dục, có chữ ký tươi của ông Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển.

Ngân hàng Thế giới cho vay 500 triệu đô la Mỹ

Từ hơn chục năm nay, cứ mỗi lần nghe tin NHTG cho VN vay hàng trăm triệu USD là tôi lại thấy như đau tim vì biết rằng đa phần số tiền này sẽ bị thất thoát, bốc hơi. Số còn lại được thể hiện bằng con đường, bến cảng, năng lực cán bộ... chất lượng đều không ra gì, dùng vài năm lại hỏng, lại ngóng khoản tiền khác để phá đi làm lại hay đại tu. Và đau đớn nhất là con cháu chúng ta sẽ phải è cổ ra trả nợ trong khi chúng chẳng còn tài nguyên gì vì thế hệ hiện nay đang tìm mọi cách khai thác hết để tiêu xài. Một nỗi đau khác đến từ sự nhục nhã. Đi ăn xin hàng chục năm như vậy mà không thấy nhục sao ? Các nước Đông Nam Á xung quanh họ chỉ vay ODA trong thập niên 60 hoặc cùng lắm là thêm những năm 70, còn ta, không biết bao giờ mới hết thời ngửa mặt vay ODA ưu đãi này ?
Ngân hàng Thế giới cho vay 500 triệu đô la Mỹ
Tư Hoàng: (TBKTSG Online) - Ban Giám đốc Ngân hàng Thế giới hôm nay (6/6) đã phê duyệt hai khoản tín dụng trị giá 500 triệu đô la Mỹ giúp Việt Nam cải cách quản lý kinh tế và phát triển cơ sở hạ tầng, theo thông tin từ Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.
Các khoản vay sẽ được dùng để giúp cải thiện cơ sở hạ tầng. Ảnh TL.
Khoản tín dụng thứ nhất trị giá 250 triệu đô la Mỹ thuộc gói tín dụng hỗ trợ Quản lý Kinh tế và Năng lực Cạnh tranh cho Việt Nam lần thứ 2 (EMCC 2) nhằm giúp Chính phủ thực hiện cải cách quản lý kinh tế và tăng cường năng lực cạnh tranh.

Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

Khám phá hẻm Graffiti đặc biệt giữa lòng Sài Gòn

Khám phá hẻm Graffiti đặc biệt giữa lòng Sài Gòn
Graffiti vốn là bộ môn vẽ mang phong cách nghệ thuật đường phố xuất phát từ các nước phương Tây. Tại Việt Nam, bộ môn này ngày càng trở nên quen thuộc, phổ biến hơn, bởi nó gần như xuất hiện ở khắp mọi nơi… Tuy nhiên, Graffiti vẫn còn rất nhiều mặt hạn chế, trong đó quan trọng nhất vẫn là địa điểm dành cho các nghệ sĩ Graffiti được phép trổ tài, thể hiện. 
Mang tâm lý “thiếu gì tìm đấy”, nhiều bạn buộc lòng phải đi khắp nơi tìm địa điểm rộng rãi để được vẽ, có khi là khu nhà hoang, các công trình chuẩn bị tháo dỡ,… Nhưng những địa điểm như thế không phải lúc nào cũng có để đáp ứng nhu cầu muốn vẽ và được vẽ của rất đông các bạn trẻ yêu thích Graffiti tại Sài Gòn. 

Giới trẻ Việt Nam biết gì về thảm sát Thiên An Môn?

Giới trẻ Việt Nam biết gì về thảm sát Thiên An Môn?
Ngày 4/6 vừa qua đánh dấu thời điểm 25 năm sau vụ thảm sát Thiên An Môn xảy ra. Vào đêm 4/6/1989 Quân đội và xe tăng Trung Quốc tràn vào Quảng trường Thiên An Môn, trung tâm thủ đô Bắc Kinh nghiến nát hàng trăm, và có thể là hàng ngàn người dân của chính Trung Quốc, mà đa phần là sinh viên trẻ tuổi biểu tình trong hàng tháng trước đó để đòi tự do dân chủ.
Hàng chục ngàn người tham dự đêm thắp nến 
tưởng nhớ nạn nhân Thiên An Môn hôm 04/6/2013, AFP photo
Tuổi trẻ Việt Nam hiện nay biết gì về sự kiện này? Đó là chủ đề của Diễn đàn bạn trẻ hôm nay.

3 lần VN trao công hàm phản đối, TQ lảng tránh

Trung Quốc là nước lớn nhưng hành xử cực kỳ vô văn hóa. Các cá nhân khi nhận được thư nhau đều phải viết trả lời; đó là thứ văn hóa tối thiểu. Đường đường là 1 quốc gia hùng mạnh, ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, nhưng Việt Nam gửi thư chất vấn về an ninh lãnh thổ thì lãnh đạo TQ không thèm trả lời. 16 chữ vàng và 4 tốt với loại người đấy được sao ? Đừng mơ mộng, ảo tưởng hão huyền nữa.

3 lần VN trao công hàm phản đối, TQ lảng tránh
VN đã 3 lần gửi công hàm yêu cầu TQ chấm dứt ngay các hoạt động vi phạm chủ quyền nhưng TQ đáp lại sự kiên trì của VN bằng sự lảng tránh, không trả lời. Thái độ ở thực địa của TQ ngày càng hung hăng.
Phó Chủ nhiệm UB Biên giới quốc gia Trần Duy Hải. Ảnh: Minh Thăng
Phát biểu tại họp báo quốc tế về tình hình Biển Đông chiều 5/6 tại Hà Nội, Phó Chủ nhiệm UB Biên giới quốc gia Trần Duy Hải cho hay, trong hơn 1 tháng qua, kể từ ngày TQ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa VN, VN đã nỗ lực trao đổi, đối thoại với TQ dưới nhiều hình thức và ở các cấp khác nhau.

Buộc Bầu Kiên tội kinh doanh trái phép được chăng

Buộc Bầu Kiên tội kinh doanh trái phép được chăng
(TBKTSG) Trong phiên tòa ngày 21-5 và sáng 22-5, hội đồng xét xử hỏi về hoạt động kinh doanh trái phép của ông Nguyễn Đức Kiên. Cơ quan tố tụng buộc tội rằng, lợi dụng giấy phép kinh doanh, ông Kiên đã vận dụng bộ máy của các công ty để kinh doanh tài chính không đúng với giấy phép kinh doanh. Khi được hỏi ý kiến về việc này thì chuyên viên từ các sở và bộ đã cho các câu trả lời khác nhau. Ở đây ta bàn về câu hỏi này.
Ông Nguyễn Đức Kiên đã khai thác sự thô sơ của 
luật pháp để tạo lợi thế trong kinh doanh. Ảnh: NGUYỄN HUY

Không hiểu nổi... nhưng lại rất dễ hiểu

Mình không thích vị giáo sư Việt Kiều Úc này. Nói tới Việt Nam là GS chỉ có chê, không có lấy một lời khen. Nhiều lúc chê quá vô lý làm mình phải viết bài phản biện và gửi tới GS, (nhưng không hề nhận được phản hồi). Ví như bài này: Có thật là buôn bán hy vọng ? (Một phương pháp dự báo dài hạn). Riêng hôm nay mình thấy GS chê đúng, nhất là đoạn: "Đúng là có những điều mình không hiểu nổi. Không hiểu tại sao cho đến nay sau hơn một tháng Tàu cộng xâm lược biển ta mà chẳng có một lãnh đạo nào điều trần trước quốc dân. Không hiểu nổi tại sao chính quyền không cho người dân phản đối quân xâm lược. Không hiểu nổi trong khi tình hình căng thẳng và chết chóc trên biển Đông mà vẫn có vị tướng tuyên bố rằng tình hình tốt đẹp. Không hiểu nổi khi người ta kì vọng lòng nhân đạo của quân cướp biển và quân thảo khấu. Có thể nói tất cả những khó hiểu trên là những nghịch lí bất thường trong một xã hội và thể chế cũng bất thường chẳng kém". Tuy nhiên mình phải viết thêm: GS Tuấn không hiểu nhưng mọi người dân Việt Nam có tý hiểu biết chính trị đều hiểu. Chúng ta đang sống trong một xã hội lộn ngược, ở đó những tiêu chuẩn xác định hành động của tầng lớp quyền lực cũng lộn ngược, nó không xuất phát từ lợi ích của đất nước, của người dân như xã hội thông thường, mà từ một chủ nghĩa, chủ thuyết nào đó.
Không hiểu nổi
GS Nguyễn Văn TuấnCó những sự việc và phát ngôn mình không thể nào hiểu nổi. Đó là nói lịch sự, chứ nói thẳng thừng thì chắc nặng nề lắm và khó coi trên mặt chữ. Tất cả có lẽ nói lên sự lúng túng hoặc bất đồng quan điểm trong giới cầm quyền VN về cách đối phó với kẻ thù. Cũng có thể nói những điều khó hiểu này bất bình thường vì nó thể hiện một rối loạn tâm lí hoặc rối loạn suy nghĩ ở những người có trách nhiệm.

Con thuyền thủng giữa dòng nước lớn

Con thuyền thủng giữa dòng nước lớn
Sự việc các trang web báo chí ở Việt Nam vào ngày 4.6 rút nhiều bài báo về cuộc đàn áp Thiên An Môn 1989 tại Trung Quốc làm nhiều người tin rằng có một sự chỉ đạo của một “nhân vật nào đó” từ cơ quan kiểm duyệt báo chí dù rằng trả lời BBC sáng 5/6, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ cho biết “hoàn toàn không có chuyện kiểm duyệt” tin tức trong nước về sự kiện này.
Trong khi đó có một thực tế không thể chối cãi là vào đầu ngày 4/6, nhiều trang mạng báo chí nhà nước tại Việt Nam đăng các bài có ngôn từ phê phán chính phủ Trung Quốc vì vụ đàn áp 25 năm về trước. Thế nhưng vào khoảng 17g chiều cácbài trên mạng của báo Thanh Niên, trang tin VnExpress, Người Lao Động… cũng như một số trang khác về Thiên An Môn, không còn truy cập được.

Chúng ta loay hoay cứ như có lỗi khi kiện TQ ?

Chúng ta loay hoay cứ như có lỗi khi kiện TQ vậy?
Một câu hỏi đáu đáu mà giờ đây người dân chúng ta luôn tự hỏi, sau khi trải qua hơn tháng trời ngập tràn cảm xúc lẫn lộn…Căm giật quân gây hấn phương Bắc phá bình yên, buồn cho một đất nước kiêu hùng nhưng bất lực trước một ông anh, đồng chí đểu giả khó chơi, thương cho chiến sĩ hay ngư dân bỗng nhiên ở tuyến lửa trong một thời bình yên này. Và rồi chán trước những động thái khó hiểu khi chưa khởi kiện Trung Quốc…

Nhiệm vụ cấp bách. Tại sao vậy. Tại sao một việc nên làm, đáng làm và phải làm lại khiến cho Việt Nam chúng ta loay hoay hoài chưa quyết định như vậy, cứ như chúng ta có lỗi khi kiện Trung Quốc vậy? Một việc làm đương nhiên để đối phó với một hành động xâm lấn nghiêm trọng đến chủ quyền quốc gia mà mà bất cứ một quốc gia dân chủ hay không dân chủ đều làm, và làm ngay… Một việc làm mà chắc chắn đa số người dân đều muốn lãnh đạo Việt Nam làm ngay, và đó là một việc làm được lòng dân nhất vào lúc này. Vì những lý do sau :

Người Việt hải ngoại sẽ trở về khi VN có chiến tranh?

Cập nhật thêm: Tôi không tin là nhiều người Việt hải ngoại sẽ trở về khi VN có chiến tranh. Đa phần những người có nhiều gắn bó với quê hương đã già, lớp trẻ thì hội nhập với xã hội phương Tây, tình cảm với đất nước mơ hồ. Tôi đặc biệt không thích những câu kiểu này mà người Việt hay nói và trong bài dưới đây có dẫn: "Năm nay tôi 53 tuổi rồi, tôi sẽ cầm súng để hy sinh ngay". Người Việt cứ nghĩ đến ra trận là hy sinh. Tại sao không nghĩ phải chiến đấu khôn ngoan, phải chiến thắng và sau đó trở về tiếp tục cuộc sống của mình và xây dựng đất nước. "Hy sinh" là suy nghĩ của những người có thói quen bạc nhược, sợ kẻ thù. Tôi khâm phục người Đức và người Thụy Sĩ (dân Pháp và Ý kém hơn), ra đường họ luôn ngẩng cao đầu, đi đứng hiên ngang. Ngược lại dân Việt đi đường mặt cứ cúi gầm nhìn xuống đất. Có lẽ không phải vì đường ở Đức và Thụy Sĩ tốt, còn đường ở Việt Nam đầy ổ trâu, ổ bò nên dân ta cứ phải cúi xuống quan sát ? Hay là dân ta đã thấm sâu nếp nghĩ nhẫn nhục, chịu đựng rồi. Còn nữa, người Đức và người Thụy Sĩ ra đường luôn nhìn thẳng, đi thẳng không cần ngó xung quanh vì biết tất cả các phương tiện giao thông khi nhìn thấy người đi bộ đều dừng lại nhường đường. Còn người Việt thì sao ? Dân ta ra đường trăm người như một đều nhớn nhác nhìn trước ngó sau, bày ra bộ dạng như sắp bị xe cán hay công an bắt...
Người Việt hải ngoại sẽ trở về khi VN có chiến tranh?
AFP - Vụ việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển thuộc chủ quyền của VN đã tròn 1 tháng với diễn tiến căng thẳng ngày càng leo thang. Liệu rằng chiến tranh sẽ xảy ra giữa Trung Quốc và VN trong nay mai? Và người Việt hải ngoại sẽ trở về chiến đấu bảo vệ quê hương mình?
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh 
An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) lần thứ 13, ngày 31 tháng 5, 2014

"Biển Đông làm Mỹ-Nhật-Việt "tạm thời liên minh"

Mình đăng bài này vì thích cái ảnh Phùng đại tướng quân sao vạch huân huy chương mầu sắc lòe loẹt, rực rỡ trên người như gái showbiz (nhưng nhũn như con chi chi với Trung Quốc) bắt tay Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera trong trang phục như hàng Tàu (nhưng oai hùng, phát biểu và hành động chống Trung Quốc, ủng hộ Việt Nam thì tuyệt vời). Xem thêm ảnh ở dưới Bộ trưởng Quốc phòng 3 nước Mỹ-Australia-Nhật Bản gặp nhau bên lề Đối thoại Shangri-La 2014 không thấy bác nào lòe loẹt như Phùng đại tướng quân. Phải chăng câu nói "người đẹp vì lụa" không còn đúng nữa sao ? Cái này hay à nha.
Đại Công báo: "Biển Đông làm Mỹ-Nhật-Việt "tạm thời liên minh"
(GDVN) - Việt Nam, Nhật Bản, Mỹ, Australia đã đồng loạt lên tiếng chỉ trích các hành động đơn phương của Trung Quốc đe dọa hòa bình, an ninh trên Biển Đông. Tờ Đại công báo Hồng Kông ngày 4 tháng 6 có bài viết nhan đề "Việt Nam tiếp tục chỉ trích Trung Quốc đâm tàu, Biển Đông làm cho Mỹ-Nhật-Việt tạm thời liên minh".

Bên lề Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh (phải) có cuộc tiếp xúc song phương với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera (trái)

"Tập Cận Bình đã sẵn sàng cho 1 đến 2 cuộc chiến tranh"

"Tập Cận Bình đã sẵn sàng cho 1 đến 2 cuộc chiến tranh"
(GDVN) - Tập Cận Bình đã một lần nữa chứng minh rằng ông là một đối thủ khó nhằn, và "nếu bị khiêu khích", ông thực sự có thể tiến hành 1 hoặc 2 cuộc chiến tranh. Tờ China Times xuất bản tại Đài Loan ngày 5/6 dẫn phân tích của tờ Đa Chiều, một tờ báo của người Hoa hải ngoại bình luận, Chủ tịch nước Trung Quốc ông Tập Cận Bình có thể sẵn sàng chuẩn bị cho chiến tranh để tái khẳng định vị thế của Bắc Kinh trong khu vực.  "Trung Quốc có thể làm những điều ghê tởm trước khi Mỹ can thiệp"
Theo Đa Chiều, ông Tập Cận Bình có thể sẵn sàng cho 1 đến 2 cuộc chiến nhỏ nhằm khẳng định vị thế của Trung Quốc và thực hiện cái ông gọi là "giấc mơ Trung Hoa".

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Giàn khoan TQ: Sức ép và cơ hội cho Việt Nam

Toàn văn bản gốc Trần Kiên: Giàn khoan Hải Dương 981, sức ép và cơ hội cho Việt Nam (viet-studies 5-6-14) của bài trên Thời Báo Kinh Tế Sài GònMình thích đoạn này trong bài: "Có một loại cây rất gần gũi với đời sống người Việt thường được lấy để làm biểu trưng cho những nét tính cách này của người Việt. Đó là cây tre. Tre rất mạnh mẽ, cứng rắn nhưng lại cũng rất dẻo dai trong cơn bão". Trước đây tre bạt ngàn ở miền Bắc nhưng tiếc rằng từ sau khi thống nhất đất nước năm 1975 đến nay, dân ta đua nhau chặt tre, đến nay tre đã thành của hiếm. Phải chăng hết tre thì tính cách mạnh mẽ, cứng rắn nhưng lại rất dẻo dai của người Việt cũng mất theo ? Tôi rất tán thành quan điểm của tác giả bài báo dưới đây. Những thứ ông đề xuất trong bài, lãnh đạo biết cả, chỉ có điều họ có dám từ bỏ lợi ích của mình, của phe cánh và gia tộc mình để chăm lo lợi ích chung của toàn dân và đất nước hay không.
Giàn khoan TQ: Sức ép và cơ hội cho Việt Nam
Trần Kiên: Tôi đặc biệt ấn tượng với ví von của ông Nguyễn Thành Nam, nguyên TGĐ FPT khi cho rằng giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc cũng như con tàu của đô đốc Perry tới Nhật Bản năm 1853 ép chính quyền Mạc Phủ từ bỏ chính sách bế quan tỏa cảng và mở cửa giao thương với thế giới[1]. Sự kiện tưởng chừng làm nhục nhã nước Nhật đó cuối cùng lại trở thành cột mốc và cú hích lịch sử cho sự canh tân của Nhật Bản.
Muốn độc lập thực sự, có chủ quyền về mặt địa lý chỉ mới là điều kiện cần, điều kiện đủ là phải có một đất nước cường thịnh về mặt kinh tế. Ảnh: Phương Thảo

Cần dùng công hàm phủ định công hàm Phạm Văn Ðồng 1958

Tôi hết sức kính trọng bác Đồng và không bao giờ quên tiếng nói sang sảng của bác trong các cuộc họp, tiếng nói ấm ấp như người ông với con cháu khi nói chuyện với cán bộ trẻ, nụ cười hiền hậu xen lẫn tiếng cười oang oang hết cỡ vô cùng hấp dẫn, lôi cuốn người khác của bác. Nhưng tôi cũng rất buồn vì không ngờ bác lại vướng vào vụ Công hàm, Công thư hay Bức thư 1958 này. Như nhiều lần đã bình luận, tôi thấy đúng là Công hàm này của bác có vấn đề, có lẽ xuất phát từ lòng tin quá lớn vào tình anh em Việt Nam - Trung Hoa "Núi liền núi, sông liền sông / chung một biển Đông với tình hữu nghĩ sáng như rạng Đông / Bên sông tắm cùng một dòng / Tôi nhìn sang đấy, anh nhìn sang đây, / Sớm sớm chung nghe tiếng gà gáy cùng / Chung một ý, chung một lòng / Đường ta đi hồng cờ thắng lợi...", nên lãnh đạo Việt Nam đã đồng ý và bác đã ký Công thư này. Tôi thấy những đề xuất trong bài dưới đây là hợp lý. Theo tôi, Quốc hội Việt Nam nên có nghị quyết bác bỏ Công thư của bác. Chắc ở suối vàng, bác cũng không phản đối những việc sửa sai này.
Cần dùng công hàm phủ định công hàm Phạm Văn Ðồng 1958
Ngày 23/5/2014 Việt Nam đã tổ chức họp báo có đại diện của quan chức cao cấp Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Biên giới Quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao, để giải thích về Công hàm (công thư) Phạm Văn Đồng năm 1958.
Khó khăn của chính quyền Việt Nam hiện nay khi giải thích về Công hàm PVĐ 1958 là làm sao có thể giải thích khác đi được về nội dung công hàm đã viết rành rọt có lợi cho TQ và bất lợi cho VN về vấn đề toàn vẹn lãnh thổ trong đó có biển đảo. 

Báo chí ‘phá rào’, đưa tin về vụ Thiên An Môn?

Báo chí Việt Nam ‘phá rào’, đưa tin về vụ Thiên An Môn?
Khác với hành động bị độc giả chỉ trích là ‘né tránh’ những năm trước đây, một số tờ báo trong nước hôm 4/6 đã cho đăng các bài nhân 25 năm biến cố Thiên An Môn ở Trung Quốc. Ảnh Cảnh sát Trung Quốc canh gác tại Quảng trường Thiên An Môn, ngày 4/6/2014.

Báo điện tử VnExpress cho đăng một bài dài nhìn lại sự kiện mà nhật báo Thanh Niên và Người Lao Động gọi đó là cuộc ‘thảm sát’ và ‘bi kịch đẫm máu’. VOA Việt Ngữ đã hỏi chuyện nhà quan sát tình hình chính trị - xã hội Việt Nam, Tiến sỹ Nguyễn Quang A. Trước hết, ông cho biết:

VN 'không kiểm duyệt' tin Thiên An Môn

Nếu lãnh đạo VN đã tuyên bố "hoàn toàn không có chuyện kiểm duyệt" tin tức trong nước về sự kiện này, thì các Blog như Blog này có thể tự do đưa tin để ai quan tâm đều có thể đọc và biết. Bài học lớn nhất và trực tiếp nhất của sự kiện bi thương này là quân đội dứt khoát không được tham gia đàn áp nhân dân. Còn những bài học về tự do, dân chủ, quyền con người... thì xa hơn.
VN 'không kiểm duyệt' tin Thiên An Môn
Nhiều bài báo về cuộc đàn áp Thiên An Môn 1989 tại Trung Quốc, được các trang web báo chí Việt Nam đăng ngày 4/6, đã không còn truy cập được. Trả lời BBC sáng 5/6, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ cho biết "hoàn toàn không có chuyện kiểm duyệt" tin tức trong nước về sự kiện này.
Ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.
Một nhà báo kỳ cựu trong nước nói với BBC trong cuộc phỏng vấn cùng ngày rằng “thực ra là người ta cũng có ngại về Thiên An Môn, bởi vì nó liên quan tới sinh viên, tới giới trẻ." "Họ sợ nếu đánh dấu sự kiện này lớn quá thì sẽ dễ gây ảnh hưởng lan rộng, gây bất lợi cho nội tình của Việt Nam, nhất là trong thời điểm Trung Quốc đang gây nhiều sức ép cho phía Việt Nam sau các vụ bạo động ở Bình Dương, Hà Tĩnh.”

(63) Sắc mầu cuộc sống và thế giới

Sắc mầu cuộc sống và thế giới

Rang lạc bằng máy vi sóng

Món ăn chủ nhật. Bài này mình đăng lâu rồi. Nhiều người đọc và bắt chước thấy tốt. Mình cũng hướng dẫn trực tiếp cho nhiều người; họ khen hay. Mấy hôm nay mình liên tục rang lạc còn nguyên vỏ. Cũng làm y như rang lạc đã bóc vỏ. Mỗi mẻ khoảng 2,5-3 phút. Thường rang xong mình không ủ mà bóc vỏ, ăn lúc lạc còn đang nóng, uống với bia lạnh rất ngon. Lúc nào rảnh mình viết thêm chút ít. Hôm nay mình đăng lại bài này để bạn nào quan tâm thì đọc.
Rang lạc bằng máy vi sóng
Lạc là loại thức ăn rất tốt cho cơ thể, nhất là đối với người già. Mình rất thích món lạc rang, đặc biệt mỗi khi thèm lại dễ dàng thực hiện được ngay, chẳng cần hoãn cái sự sung sướng ấy lại làm gì. Có được điều này là vì nhờ máy vi sóng, có thể rang lạc rất nhanh, dễ dàng mà vẫn ngon. Dĩ nhiên, nếu rang lạc cần tẩm húng lìu, muối, đường hay các loại gia vị khác thì lâu hơn, nhưng tính mình đơn giản, cứ lạc khô rang lên cũng đã thấy ngon.
Lâu rồi nhà không mua lạc khô nên mình toàn ăn lạc rang sẵn bán trong siêu thị Tây, không được hợp gu lắm nên đã bắt đầu thấy chán. Hôm nay đi chợ tiện thể mua ít lạc khô về rang. Đến lúc cho lạc vào máy vi sóng mới thấy quên không biết cần chạy bao nhiêu phút là vừa. Để có thông tin tham khảo cho lần sau, mình ghi lại cách rang lạc bằng máy vi sóng theo kinh nghiệm thường làm của mình:

Ảnh vui: Tại sao đàn ông yêu mùa hè

Tại sao đàn ông yêu mùa hè

(166) Ngu như chó, khôn như mèo và... như đàn bà

Ảnh vui
программист, гифки, юмор
программист, гифки, юмор
программист, гифки, юмор

(62) Sắc màu cuộc sống và thế giới

Một đám cưới điển hình ở Beloruskia

Clip tàu TQ khổng lồ đâm chìm tàu cá Việt Nam

Clip tàu Trung Quốc khổng lồ đâm chìm tàu cá VN
TT - Một đoạn clip ghi lại cảnh tàu Trung Quốc to lớn rượt đuổi, đâm và nhấn chìm tàu cá ĐNa 90152 vào 16g ngày 26-5 vừa được công bố là bằng chứng không thể chối cãi việc tàu Trung Quốc gây rối trên biển Đông của Việt Nam.

Toàn cảnh vụ đâm chìm tàu cá Việt Nam - Clip do bạn đọc cung cấp
Một đoạn clip được quay bằng điện thoại di động dài 2 phút 31 giây ghi lại toàn bộ cảnh tàu Trung Quốc to lớn rượt đuổi, đâm và nhấn chìm hoàn toàn tàu cá ĐNa 90152 của bà Huỳnh Thị Như Hoa (Q.Thanh Khê, TP Đà Nẵng) vào hồi 16g ngày 26-5 vừa được Đài phát thanh - truyền hình Đà Nẵng và VTV công bố ngày 4-6.

An ninh lương thực TQ đang bị đe dọa nghiêm trọng

Đọc tin Trung Quốc nên so sánh với Việt Nam. Theo xu hướng phát triển hiện nay, cái xảy ra ở Trung Quốc sẽ xảy ra ở Việt Nam. Trung Quốc là thầy, Việt Nam là trò ngoan mà.
An ninh lương thực của Trung Quốc đang bị đe dọa nghiêm trọng
An ninh lương thực của Trung Quốc đang bị đe dọa nghiêm trọng do 1/5 đất canh tác ở nước này đang bị hoang hóa do các chất gây ô nhiễm có xuất xứ từ kim loại nặng. Báo cáo đã cảnh báo giới chức Trung Quốc về một cuộc khủng hoảng lương thực tiềm tàng trong tương lai. 
Tình trạng ô nhiễm cùng chính sách nông nghiệp không hiệu quả 
đã gây nên khủng hoảng lương thực ở Trung Quốc (Nguồn: Getty)

'Chưa bao giờ thấy Hà Nội tan hoang đến thế'

Thương quá Hà Nội của tôi ! Hết nóng trên 40°C lại đến mưa bão khủng khiếp thế này. Con người càng tàn phá trái đất để hưởng thụ thì thiên nhiên sẽ càng khắc nghiệp.
'Chưa bao giờ thấy Hà Nội tan hoang đến thế'
(VTC News) - Hàng trăm cây xanh bị đổ, một người tử vong và nhiều khu dân cư mất điện sau cơn "cuồng phong" tại Hà Nội tối qua. Ảnh: Hà Nội như tan hoang sau cơn mưa chiều 4/6 / Mưa dông quật ngã người đi đường tại Hà Nội
Người dân hoảng sợ chia sẻ lên trang cá nhân sau
 khi vừa 'sống sót' qua cơn mưa dông lớn

Thư TT Phạm Văn Đồng và nguyên tắc estoppel

Bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và nguyên tắc estoppel
TP - Bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn không đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do đó nó không có giá trị pháp lý đối với hai quần đảo này.
Trường Sa. Ảnh: Trường Phong
Ngày 23/5, tại cuộc họp báo quốc tế do Bộ Ngoại giao tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam một lần nữa tái khẳng định Trung Quốc đã viện dẫn sai lệch bức thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi phía Trung Quốc ngày 14/9/1958. Bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn không đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do đó nó không có giá trị pháp lý đối với hai quần đảo này.

Bầu Kiên, Trần Xuân Giá: Vấp ngã vì “thiên nga đen”

Vấp ngã vì “thiên nga đen”
Hải Lý: (TBKTSG) - Có thể sẽ còn nhiều tranh luận không chỉ trong giới tài chính mà cả trong dư luận xã hội về hiện tượng Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) trong ba năm 2009-2011 đã ủy thác cho nhân viên gửi tiền ở các tổ chức tín dụng khác và hưởng lãi suất cao. Bài viết dưới đây không tập trung vào những tranh luận đó, mà chỉ kể lại câu chuyện thanh khoản của các ngân hàng trong thời gian chính sách thắt chặt tiền tệ được áp dụng.

Năm 2010 lạm phát bùng phát dữ dội, tiền tệ bị thắt chặt. Để giải quyết thanh khoản, các ngân hàng chỉ còn cách nâng lãi suất tiết kiệm nhằm tìm nguồn huy động trong dân cư. Ảnh: TUỆ DOANH

Dung hòa quyền lợi - thước đo hạnh phúc

“Sự dung hoà quyền lợi” chính là thước đo hạnh phúc. Tôi không thật tán thành điều này vì nó dường như chỉ là chia phần giữa người và người. Tôi muốn nhấn mạnh thước đo hạnh phúc chính là tự do cho mỗi cá nhân trong xã hội. Tự do được sống thoải mái, được thể hiện tất cả những gì mình thích, mình muốn mà không làm xấu xã hội, ngược lại chỉ để làm cho xã hội ngày càng tốt hơn, đa dạng hơn.
Dung hòa quyền lợi
Cuộc sống là sự tương tác giữa các cá thể với nhau, điều mà chúng ta vẫn gọi là xã hội. Mọi tư tưởng triết học đều cố gắng giải quyết vấn đề này theo cách của riêng mình. Để xã hội được bình ổn và phồn vinh, phải có sự dung hòa giữa các tầng lớp và cá nhân. Điều đó được thực hiện ở mức độ nào, với một phương thức ra sao, thì đây là vấn đề khiến chúng ta quan tâm.
Loài người đang sống ở thế kỷ 21, thời đại của tự do dân chủ. Vì vậy mà quan điểm của chúng ta cũng dựa trên nền tảng đó, mục tiêu là hướng tới sự tự do của con người. Cốt lõi của một xã hội dân chủ là tự do, bình đẳng. Các cuộc cách mạng xã hội giải phóng con người thoát khỏi xiềng xích nô lệ, nhưng lại ràng buộc họ với nhau bằng những thỏa hiệp tự nguyện. Sở dĩ như vậy là để quyền lợi của cá nhân được tôn trọng và bảo đảm. Không để cho cá thể này lấn át cá thể khác, dù là vô tình hay hữu ý. 
Nhưng cũng phải làm sao để tự do không bị vi phạm, mà còn không ngừng thăng hoa phát triển. Muốn như vậy thì con người luôn phải tôn trọng cái khế ước xã hội mà mình đã tham gia ký kết (luật pháp).

Nước Nga có thực lực nên: Khó cô lập được Putin

Nước Nga có thực lực nên rất khó cô lập được Putin; cãi nhau một hồi thì lại giảng hòa, lại vui vẻ bắt tay hợp tác với nhau. Chỉ có những nước không có thực lực như Ukraine mới bất lực chịu mất đất, chịu làm quân cờ trong tay các nước có thực lực. Không cứ nước lớn mới có thể có thực lực. Những nước nhỏ như Thụy Sĩ, Singapore đều rất có thực lực. Việt Nam là nước lớn, dân đông nhưng thực lực thì... bạn bè quốc tế thường xem Việt Nam là nước chư hầu, nước gọi dạ bảo vâng của Trung Quốc.
Khó cô lập được Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin đang chứng tỏ ông là người khó có thể bị làm mất mặt. Người ta tưởng rằng nhà lãnh đạo Nga này sẽ trở thành "kẻ bị ruồng bỏ", bởi Nga đã bị khai trừ khỏi câu lạc bộ các quốc gia giàu có và các nước trong câu lạc bộ này đã nhất trí không tham gia hội nghị cấp cao của G-8 dự kiến tổ chức tại Sochi (Nga). Tuy nhiên, Tổng thống Putin vẫn tỏ ra hoàn toàn thoải mái.
Tổng thống Nga Putin
Những nỗ lực do Mỹ dàn xếp nhằm cô lập Nga vì cuộc khủng hoảng tại Ukraine đã khiến Moscow bị loại khỏi G-8. Tuy nhiên, khi các nhà lãnh đạo thế giới cùng có mặt tại Pháp vào ngày 6-6 để dự lễ kỷ niệm 70 năm D-Day (ngày quân đồng minh đổ bộ bãi biển Normandy của Pháp, bắt đầu chiến dịch giải phóng châu Âu khỏi Đức quốc xã) thì sự hiện diện của ông Putin sẽ rất được chú ý. Các nhà lãnh đạo của 3 nước châu Âu then chốt gồm Pháp, Anh và Đức sẽ không tìm cách "tấn công" ông Putin, ngược lại, họ sẽ lần lượt gặp gỡ tay đôi với ông. Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc chạm trán với người mà ông từng so sánh như "một cậu học sinh ủ rũ ngồi cuối lớp học". Máu của người Nga đã đổ xuống khắp mặt trận phía Đông trong Thế chiến II, do đó không thể loại bỏ Nga ra khỏi lễ kỷ niệm D-Day.

Xem thêm một số ảnh bi thảm về sự kiện Thiên An Môn

Một số hình ảnh về sự kiện Thiên An Môn
Một số hình ảnh về sự kiện Thiên An Môn, trích từ cuốn Mùa xuân Bắc Kinh (Beijing Spring) của hai nhiếp ảnh gia David và Peter Turnley với tường thuật của Melinda Liu do NXB Asia 2000, Hồng Kông xuất bản năm 1989.

Trung Quốc đang chơi đòn kinh tế đánh Việt Nam

Trung Quốc đang chơi đòn kinh tế đánh Việt Nam 
HÀ NỘI (NV) - Trung Quốc đang ngấm ngầm dùng đòn kinh tế để đánh Việt Nam, một điều đã từng được nhiều chuyên viên trong nước cảnh cáo lâu nay nhưng không thấy có kế hoạch đối phó.
Tại nhà máy sản xuất dây cáp điện tử ở Hà Nội, hầu hết 
nguyên liệu cho sản xuất đều đến từ Trung quốc. (Hình: AP)
Cũng giống như hàng ngàn chủ nhân các cơ sở công nghệ nhẹ khác tại Việt Nam, ông Nguyễn Văn Phúc tùy thuộc vào kỹ thuật và nguyên liệu của Trung Quốc để cho ra sản phẩm, công ty ông hoạt động kinh doanh sản xuất bình thường. Nhưng những căng thẳng trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, rồi lại xảy ra các vụ bạo động nhắm vào các công ty Trung Quốc, đang ảnh hưởng tới công ty của ông.

Nói rất hay: “chứng tích tội ác của Trung Quốc"

Nói rất hay: "chiếc tàu được coi là “chứng tích tội ác của Trung Quốc đối với ngư dân Việt”. Có lẽ lâu lắm rồi mới có chứng tích tội ác của TQ thế này. Nên lập các bảo tàng chứng tích tội ác Trung Quốc thời hiện đại (sau 1975). Thực tế những chứng tích tội ác của TQ ở Biên giới phía Bắc hay ở các hải đảo đều đã bị phá bỏ, thật đáng tiếc, đáng xấu hổ.
Mua tàu đánh cá bị Trung Quốc đâm chìm làm chứng tích 
QUẢNG NAM (NV) - Tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị một đoàn tàu Trung Quốc đâm chìm trong cuộc tranh chấp biển đảo sẽ được mua để trưng bày. Chiếc tàu được coi là “chứng tích tội ác của Trung Quốc đối với ngư dân Việt.”
Chiếc tàu đánh cá Ðna 90152 được kéo về Ðà Nẵng từ vùng 
biển Ðông, sau khi bị tàu Trung Quốc đánh chìm. (Hình: VTC News)

Đà Nẵng phạt KS trương bảng hiệu viết chữ TQ

Đà Nẵng phạt khách sạn trương bảng hiệu viết chữ Trung Quốc
Một khách sạn đã bị phạt vì tội đã trương bảng hiệu có chữ Tàu lớn hơn chữ Việt, một chuyện hiếm thấy xảy ra ở Việt Nam.
Khách sạn trương bảng hiệu chỉ toàn chữ Trung Quốc ở 
trung tâm thành phố Ðà Nẵng. (Hình: báo Thanh Niên)
Phòng thanh tra Sở Văn Hóa-Thể Thao-Du Lịch thành phố Ðà Nẵng sáng ngày 3 tháng 6, 2014 cho hay, đã ra quyết định phạt chủ khách sạn Hương Trầm trương bảng hiệu quảng cáo sai qui định. Ðây là lần thứ hai trong vòng hai tháng qua, khách sạn này bị phạt vì trương bảng hiệu chữ Trung Quốc lớn hơn chữ Việt Nam. Mức phạt lần này là 10 triệu đồng, tương đương 500 đô la.

Thách thức và cơ hội cho Việt Nam

Thách thức và cơ hội cho Việt Nam
Những thách thức từ các hành vi gây hấn của Trung Quốc ở biển Đông mang lại cơ hội để Việt Nam vươn lên mạnh mẽ hơn.
Tàu hải cảnh Trung Quốc (phải) cản đường một tàu cảnh sát biển Việt Nam - Ảnh: AFP
Đã hơn một tháng kể từ ngày Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng biển Việt Nam, đồng thời ngang ngược cho tàu đâm húc, bắn vòi rồng vào tàu của các lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam. 

Thiên An Môn: Cuộc cách mạng suýt thành công

Cuộc cách mạng suýt thành công
Thiên An Môn là cuộc cách mạng đã gần thành công. Nó làm lay chuyển chế độ Trung Quốc tới tận gốc rễ. Theo một nghĩa nào đó thì cuộc cách mạng này khác với quan niệm của đa số người phương Tây về nó.

Tất nhiên, khía cạnh trung tâm của Thiên An Môn là vụ quân đội Trung Quốc lạnh lùng bắn vào các sinh viên không bạo lực đêm 3-4 tháng Sáu 1989. Nhưng một vài khía cạnh quan trọng khác đã bị lãng quên. Một trong số đó là sự ủng hộ sinh viên sẵn tồn tại trong hệ thống chính trị của Trung Quốc cao tới đâu.

Biển Đông: 'Tại sao VN phải chia dầu cho Trung Quốc?'

Biển Đông: 'Tại sao VN phải chia dầu cho Trung Quốc?'
"Việt Nam khai thác trên vùng biển của Việt Nam cơ mà, tại sao lại phải chia cho Trung Quốc?", Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - thứ trưởng Bộ Quốc phòng lên tiếng.
Tàu Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông.
Trước vấn đề Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, họ không ngần ngại đe dọa bạo lực và sử dụng bạo lực, đã gây ra hậu quả như đâm chìm tàu cá, đâm thủng tàu chấp pháp của Việt Nam. Trung Quốc làm điều này khi mà một nước lớn, đặc biệt là một quốc gia có ghế trong Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc lại hành xử như vậy.

Đuối lý, Trung Quốc quay sang đổ lỗi

Đuối lý, Trung Quốc quay sang đổ lỗi
TT - Truyền thông Trung Quốc hôm qua lại dùng giới chuyên gia đổ trách nhiệm cho Mỹ gây ra căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc xung quanh vấn đề biển Đông.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (giữa) cùng Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso (trái) và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy (phải) tại Brussels ngày 4-6. Theo Hãng tin Nhật Kyodo News, tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Bỉ, Thủ tướng Abe sẽ đưa ra thông điệp về quan điểm của Nhật trong việc giữ gìn ổn định ở biển Hoa Đông và biển Đông. Hành động gây hấn của Trung Quốc trên biển đang ngày càng bị lên án tại các diễn đàn chính thức của quốc tế - Ảnh: Reuters

G7 chính thức ra tuyên bố quan ngại về Biển Đông

G7 chính thức ra tuyên bố về Biển Đông
Hôm nay (5/6), các nhà lãnh đạo trong nhóm 7 cường quốc công nghiệp thế giới (G7) cho biết họ đặc biệt quan ngại về tình hình căng thẳng và tranh chấp hàng hải trên Biển Đông và biển Hoa Đông, theo AFP.
Trung Quốc ngang nhiên triển khai hàng loạt tàu bảo vệ hoạt động trái phép của giàn khoan Hải Dương-981 tại vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Sốc: Báo Việt Nam 'rút bài Thiên An Môn'

Đúng là "Sốc" với chính sách quản lý thông tin thay đổi như chong chóng ở Việt Nam. Sau nhiều thập kỷ hoàn toàn im lặng, lần này chắc chắn có sự chỉ đạo từ cấp cao nên các báo chính thống của Việt Nam đã ồ ạt đưa tin về Trung Quốc cho bộ đội đàn áp dã man người biểu tình đòi dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn cách đây đúng 25 năm. Mình rất hoan nghênh chủ trương này và đã viết bình luận: "Ngạc nhiên là năm nay là lần đầu tiên Đảng và Nhà nước VN cho phép đưa tin về sự kiện thảm sát đẫm máu Thiên An Môn. Cám ơn Đảng và Nhà nước quá. Như vậy, vụ TQ đem giàn khoan vào vùng biển VN đã làm Đảng và Nhà nước VN thực sự tức giận nên bên cạnh những hành động phản kháng giàn khoan, còn quyết định trưng bày công khai bộ mặt dã man, tàn ác của chính quyền cộng sản Trung Quốc cho nhân dân Việt Nam thấy". Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau đã có bạn đọc gửi email và nhận xét cuối bài là "đã có chủ trương không đưa tin về sự kiện này". Cứ giữ mãi cái tư duy nay bảo làm, mai lại cấm, ngày kia lại cho phép... thì đất nước làm sao phát triển được. Hay là như bạn đọc viết (xem cuối bài): Phải chăng có "lệnh của cấm của Cơ quan quản lý báo chí Trung Quốc".
Báo Việt Nam 'rút bài Thiên An Môn'
Nhiều bài báo về cuộc đàn áp Thiên An Môn 1989 tại Trung Quốc, được các trang web báo chí Việt Nam đăng ngày 4/6, đã không còn truy cập được. 
Bài trên báo Thanh Niên không còn truy cập được trên chính trang này
Ngày 4/6/2014 đánh dấu 25 năm ngày diễn ra sự kiện Đảng Cộng sản Trung Quốc dập tắt đẫm máu cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn. Trong diễn biến bất thường, vào đầu ngày 4/6, nhiều trang mạng báo chí nhà nước tại Việt Nam đăng các bài có ngôn từ phê phán chính phủ Trung Quốc vì vụ đàn áp.

Thoát Trung: thoát thế nào?

Thoát Trung: thoát thế nào?
TS. Phạm Gia Minh
1. Lý do đặt vấn đề về Thoát Á, Thoát Hán hay Thoát Trung
- Một câu hỏi được đặt ra một cách tự nhiên khi người ta quan sát thực tiễn đó là các quốc gia Châu Á như Nhật Bản , Hàn quốc, Singapore …đạt được trình độ phát triển cao về mọi mặt như hiện nay dù mỗi nước theo cách riêng của mình nhưng đều đã lần lượt thoát ra khỏi mô thức phát triển tù túng, gò bó vốn tồn tại hàng ngàn năm trên lục địa này.
Tiến sĩ Phạm Gia Minh (giữa) tham gia biểu tình chống Trung Cộng, 11.5.2014. Bên trái là TS. Đinh Hoàng Thắng đang giơ biểu ngữ. TS Thắng nguyên là Đại sứ VN tại Hà Lan và Bỉ. Bên phải là ông Trưởng đoàn VN đàm phán gia nhập WTO

TT Dũng: 'Không vì Vinashin mà từ bỏ ngành đóng tàu'

Hoan hô Thủ tướng Dũng sáng suốt. Không thể vì Vinashin mà từ bỏ ngành đóng tàu. Nhưng tôi tin rằng nếu Bác vẫn làm Thủ tướng thì không chỉ ngành đóng tầu mà tất cả các ngành kinh tế của Việt Nam đều sẽ không thể phát triển, vì thực sự bác vừa không có tâm với nền kinh tế, vừa không có năng lực quản lý nó. Từ khi đổi mới đến nay chưa bao giờ nền kinh tế thê thảm thế này, tham nhũng khủng khiếp thế này, các doanh nghiệp nhà nước ăn tàn phá hoại thế này..., đó là lỗi điều hành của Bác. Giá như bác chuyển sang là Tổng bí thư, Chủ tịch nước hay Chủ tịch Quốc hội thì tốt cho đất nước hơn.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: 'Không vì Vinashin mà từ bỏ ngành đóng tàu'
Thủ tướng nói những yếu kém của Vinashin không phải là yếu kém của ngành đóng tàu, mà là yếu kém trong lãnh đạo quản lý, quản trị doanh nghiệp, quản lý tài chính, quản lý đầu tư...
Báo điện tử Chính phủ đưa tin, nhân chuyến làm việc với Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy (SBIC) tại Quảng Ninh ngày 4.6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh chủ trương phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển là chủ trương đúng đắn của đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế biển.

Trung Quốc đã lý giải về lai lịch đường lưỡi bò

Tôi vẫn thích câu nói của ai đó, đại ý: Dân Đông Nam Á ven biển Đông ngồi trên bờ là ở trên đất mình, nhúng chân xuống biển thì đã sang lãnh thổ Trung Quốc.
Trung Quốc đã lý giải về lai lịch đường lưỡi bò
Từ sự thôi thúc bởi bản năng sở hữu sơ khai của một cá nhân
Nhiều ý kiến cho rằng, thời điểm ra đời của tấm bản đồ đường lưỡi bò do Trung Quốc tự vẽ ra là do một người có tên Lâm Tuân của chính quyền Tưởng Giới Thạch chỉ huy chiến hạm mang tên Thái Bình đi tuần sát ở vùng biển phía nam của Trung Quốc để xem có còn tàn quân Nhật ở trên các đảo hay không, khi trở về căn cứ đã cùng thuộc hạ là mấy chuyên viên quan trắc, hoạ đồ xúm lại vẽ ra một tấm bản đồ gọi là Nam Hải chư đảo vị trí đồ (Bản đồ vị trí các đảo Nam Hải) rồi chuyển cho Ti Phương vực Bộ Nội Chính của Trung Hoa Dân quốc đem in xuất bản vào tháng 10-1947.

Hoa phong lan nhà bạn

Hoa phong lan nhà bạn
Mình có người bạn ở Hà Nội rất thích trồng hoa, ngắm hoa và chụp ảnh hoa. Bạn ấy mới gửi cho mình mấy cái ảnh này, nói là hoa mới nở dịp xuân vừa rồi. Mình thích nên lưu vào Blog cho bạn bè ngắm. Chân thành cám ơn bạn tốt của mình.
Nhà bạn ấy ở khu tập thể tại Hà Nội có vài mét vuông ban công nhưng thích trồng đủ loại loại cây; riêng phong lan có khoảng chục giò; quanh năm đều có hoa, mỗi loài một vẻ nhưng đều rạng ngời; rảnh rỗi ra ngắm cảm thấy cuộc sống tốt đẹp hơn và giúp quên đi những gì phải chứng kiến hàng ngày trong xã hội. Ảnh trên là Hồ Điệp - thuộc loại Lan cấy mô, hoa nở hàng tháng không tàn. Bạn mình thường tưới nước gạo và thi thoảng bón thêm chút phân. Phong Lan ưa ẩm và tránh nắng trực tiếp vào cây, nói chung phải chăm sóc đều đặn, thường xuyên như đối với em bé vậy.

Vì sao nhiều nước phản đối TT Nhật thăm đền Yasukuni ?

Vì sao Thủ tướng Nhật cứ thăm đền Yasukuni là nhiều nước phản đối?
Việc Thủ tướng Nhật Bản - Shinzo Abe đến thăm ngôi đền Yasukuni vào này 26.12 vừa qua nhân sự kiện kỷ niệm 1 năm cầm quyền đã gây lên phản ứng mạnh từ phía Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ và thậm chí từ trong nước. Họ coi đây là hành động gây tổn thương tâm lý người dân các nước láng giềng vì đền Yasukuni là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt và tội ác chiến tranh.
Chuyến thăm ngôi đền Yasukuni của ông Abe được phát sóng trực tiếp trên truyền hình Nhật Bản, trong bối cảnh đất nước đang đối đầu căng thẳng với Trung Quốc về tranh chấp lãnh hải ở khu vực biển đông đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, cũng như tranh chấp với Hàn Quốc về một hòn đảo nằm ngay giữa hai nước.