Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Vì sao Trung Quốc không dám 'xử rắn' với Hong Kong?

Vì sao Trung Quốc không dám 'xử rắn' với Hong Kong?
Những việc Trung Quốc đang làm ở Tân Cương, Tây Tạng khác hẳn với thái độ Trung Quốc thể hiện trước sự phản đối của người dân Hong Kong với Đại lục. Nếu Trung Quốc mạnh tay với Hong Kong như với người Tân Cương, Tây Tạng, bắt giữ hoặc "làm bốc hơi" những lãnh đạo của phong trào biểu tình Hong Kong thì bản thân sức mạnh của dân chủ tại Hong Kong và dư luận quốc tế khiến Bắc Kinh không thể thực hiện những việc mà họ muốn. Hong Kong dễ dàng trở thành một Đài Loan thứ hai.

Người biểu tình phản đối bằng cách nằm ra đường, khoác chặt 
tay nhau và hét to chữ "dối trá" bằng tiếng Trung và tiếng Anh.

Hong Kong không lùi bước

"Một quốc gia, hai chế độ" là quy chế mà Trung Quốc đại lục từng áp đặt thành công ở Đặc khu hành chính Hong Kong. Tuy nhiên, nó khác với thỏa thuận giữaTrung Quốc và Anh khi London trao trả phần lãnh thổ này cho Bắc Kinh.

Tuyên bố chung Trung - Anh (1997) và Luật Cơ bản của Hong Kong quy định rằng xứ cảng thơm hưởng quy chế tự trị cao cho đến năm 2047 - tức là 50 năm sau khi Anh chuyển giao chủ quyền.

Dưới chính sách một quốc gia, hai chế độ, chính quyền trung ương chịu trách nhiệm về mặt quốc phòng và ngoại giao của lãnh thổ, còn Hong Kong duy trì chế độ chính trị, hệ thống pháp luật, lực lượng cảnh sát, chế độ tiền tệ, chính sách hải quan, chính sách nhập cư, hệ thống xuất bản, báo chí, hệ thống giáo dục của Anh, và các đại biểu trong các tổ chức, đảng phái, và sự kiện quốc tế.

Trong khi đó, điều khiến gần 700.000 người dân Hong Kong xuống đường biểu tình trong những ngày qua xuất phát từ việc Trung Quốc cố tình hiểu sai cái gọi là "một quốc gia, hai chế độ".

Tân Hoa Xã giải thích rằng, dù Hong Kong có quyền tự chủ nhưng vẫn phải chịu sự kiểm soát của Trung Quốc. Và đợt bầu cử tới đây của Hong Kong, năm 2017, Trung Quốc đại lục có quyền quyết định cách thức tiến hành bầu cử, chỉ định ứng cử viên.

Chủ trương ấy trái ngược hoàn toàn với những điều mà Anh - Trung đã thỏa thuận từ năm 1997. Mà thực tế, cách hiểu "một quốc gia hai chế độ" này đã định hình từ thời Mao Trạch Đông còn tại vị.

Với cách áp đặt như thế, Trung Quốc đang thực sự muốn xóa bỏ quyền dân chủ, tự quyết về thể chế chính trị của đặc khu Hong Kong. Nói cách khác, Trung Quốc muốn biến Hong Kong đi theo guồng máy chính trị như cách họ đang duy trì ở Đại lục.

Với người Hong Kong, việc thay đổi như thế mâu thuẫn sâu sắc với lợi ích của họ.

Ngay lập tức, truyền thông Trung Quốc nhả hỏa lực miệng vào cuộc biểu tình, từ các tờ báo lớn như Trung Hoa Nhật báo, Nhân dân Nhật báo, Tân Hoa Xã tới các tờ báo chuyên vu khống, kích động như Thời báo Hoàn Cầu đã cho rằng những hành động vi phạm pháp luật, chống đối đất nước Trung Quốc đang xảy ra ở Hong Kong.


Gần 700.000 người Hong Kong biểu tình trong "đêm không ngủ" tại quảng trường trung tâm.

Tuy nhiên, những người đứng đầu cuộc biểu tình ở Hong Kong đã khẳng định họ sẽ không lùi bước mặc cho Bắc Kinh đe dọa. Hơn nữa, đây không phải là cuộc biểu tình lật đổ chính quyền. Người dân chỉ đang yêu cầu chính quyền hành động vì lợi ích của người dân.

Phải nói rằng, Bắc Kinh đang cố tình hiểu sai, làm trái những điều họ đã hứa trước đó. Trung Quốc không lừa dối Anh hay những nhà lãnh đạo Hong Kong năm 1997, mà lừa dối chính nhân dân của họ.

Các đế chế sụp đổ là bài học lớn cho Trung Quốc

Trung Quốc hẳn đã chứng kiến nhiều cường quốc trong lịch sử tìm cách trỗi dậy bằng sức mạnh đã phải sụp đổ do vậy họ cần sáng suốt hơn để không đi vào vết xe đổ.


Vì sao Trung Quốc không "xử rắn"?

Biểu tình là một hiện tượng hiếm ở Trung Quốc. Sự kiện Thiên An Môn vào năm 1989 đã cho thấy quyết tâm của Bắc Kinh trong việc bảo vệ thể chế của họ một cách đáng sợ như thế nào.

Ở thời điểm hiện tại, người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, những người Tây Tạng cũng đang đòi quyền lợi bình đẳng hơn. Nhiều cảnh tượng thương tâm xảy ra khi người dân Tây Tạng phải tự thiêu để phản đối chính sách của Bắc Kinh.


Người Tây Tạng tự thiêu phản đối chính quyền Bắc Kinh.

Cách Bắc Kinh triển khai quân đến Tân Cương, cách mà đích thân Chủ tịch Tập Cận Bình đến xem diễn tập chống khủng bố khiến người ta liên tưởng tới những Thiên An Môn tiếp theo khi tư tưởng phản đối chế độ nhen nhóm ở bất kỳ khu vực nào của Trung Quốc.

Nhưng Hong Kong lại khác, bởi Trung Quốc đang chịu sự ràng buộc của một bản tuyên bố chung giữa London và Bắc Kinh. Vì thế nên chính sách "một nhà nước hai chế độ" vẫn còn tồn tại đến nay.

Tướng Trung Quốc cảnh báo chủ nghĩa quân phiệt hồi sinh

Một quan chức quân sự cấp cao của Trung Quốc hôm qua cảnh báo người yêu chuộng hòa bình trên thế giới nên cảnh giác trước sự hồi sinh của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.


Nếu Trung Quốc mạnh tay với Hong Kong như với người Tân Cương, Tây Tạng, bắt giữ hoặc "làm bốc hơi" những lãnh đạo của phong trào biểu tình Hong Kong thì bản thân sức mạnh của dân chủ tại Hong Kong và dư luận quốc tế khiến Bắc Kinh không thể thực hiện những việc mà họ muốn.

Ngoài ra, Bắc Kinh còn e ngại sự nhúng tay của Mỹ vào những cuộc biểu tình, tương tự như việc họ lo CIA can thiệp vào tình hình Tân Cương hay Tây Tạng. Nếu Bắc Kinh không khéo léo, Hong Kong dễ dàng trở thành một Đài Loan thứ hai, và Mỹ có thêm một tiền tuyến đối mặt trực diện với Trung Quốc.

TQ cảnh báo Hong Kong 'không vượt quá giới hạn tự do'

Trung Quốc lên tiếng cảnh báo Hong Kong không vượt quá “giới hạn tự do” và phải tuân thủ pháp luật trước khi một cuộc biểu tình ủng hộ nền dân chủ có thể diễn ra.


Theo Đỗ Minh Tú/Báo Đất Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét