Ngoại giao thuyền thúng xứ Việt
Hiệu Minh: Có lần trên tivi CBS chiều về cuộc đua sức toàn cầu “Amarazing Race số 3” tháng 12-2012, có một cảnh đi qua Hội An, người tham dự phải đi thuyền thúng. Mấy anh tây chưa bao giờ biết cái thuyền tròn, với một mái chèo, khỏa nước lung tung nên thuyền cứ quay tít, cuối cùng phải thuê người bản địa.
Có lẽ nền văn minh lúa nước chẳng nghĩ chuyện vươn xa ra biển lớn nên họ thấy cái thuyền thúng là đủ bơi quanh cái ao làng với lũy tre bao quanh.
Hôm qua lên sứ quán Việt Nam tại Washington DC dự lễ 69 năm thành lập CHXNCN Việt Nam (2-9-1945), được ăn ngon toàn đồ Việt do tài nấu nướng của các bà các cô là nhân viên hoặc hoặc theo chồng sang công tác. Phở, tái, nộm, cá tẩm bột, nem cuốn… Khách thi nhau chén, mấy cái bàn đầy thức ăn mà gần như hết sạch.
Đứng nói chuyện với Đại sứ Nguyễn Quốc Cường một lúc cũng rất vui. Tôi hơi buồn vì ông sắp hết nhiệm kỳ tại Mỹ. Cả hai ông bà đều rất thạo tiếng Anh, ông Đại sứ còn lên CNN trả lời phỏng vấn về biền Đông. Muốn nói gì thì nói, đó là bước tiến vượt bậc so với các vị tiền nhiệm.
Nhớ entry ngày 2-9 ở DC, nhiều người đọc và comment, như lời chào mừng vị đại sứ và phu nhân mới sang công tác với bao hứa hẹn. Thế mà lần này như ngày kỷ niệm 2-9 cuối của ông bà tại xứ cờ hoa.
Khách ta, khách tây khá đông, chật ních nhà R – Ngôi nhà Việt Nam. Điều hòa chạy hết sức, trong phòng vẫn nóng do mùa hè nhiệt độ lên 33-35oC, dù đã cuối tháng 8 chớm thu rồi.
Nhiệm kỳ 2011-2014 để lại nhiều dấu ấn ngoại giao tại quốc gia cựu thù này. Các chuyến thăm của Hillary Clinton, John Kerry, các chính khách cao cấp, TNS… liên tục tới Hà Nội, kể cả cựu tổng thống Bil Clinton.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các bộ trưởng Ngoại giao, Quốc phòng…thăm Mỹ, các tầu chiến cập bến Đà Nẵng. Dự định TPP, điện nguyên tử, các ký kết hợp đồng làm ăn. 16 ngàn sinh viên du học. Những con số ấn tượng.
Thuyền thúng Hội An. Ảnh: Internet
Một bà đội nón mê lên thuyền, với mài chèo khỏa trước “mũi thuyền”, nhát sang trái, nhát sang phải, thuyền thúng từ từ qua bên kia sông nhẹ nhàng. Dân tây đến Hội An rất thú trò này vì chèo thuyền mà quay tròn, pha trò cho khách trên bờ.Có lẽ nền văn minh lúa nước chẳng nghĩ chuyện vươn xa ra biển lớn nên họ thấy cái thuyền thúng là đủ bơi quanh cái ao làng với lũy tre bao quanh.
Hôm qua lên sứ quán Việt Nam tại Washington DC dự lễ 69 năm thành lập CHXNCN Việt Nam (2-9-1945), được ăn ngon toàn đồ Việt do tài nấu nướng của các bà các cô là nhân viên hoặc hoặc theo chồng sang công tác. Phở, tái, nộm, cá tẩm bột, nem cuốn… Khách thi nhau chén, mấy cái bàn đầy thức ăn mà gần như hết sạch.
Đứng nói chuyện với Đại sứ Nguyễn Quốc Cường một lúc cũng rất vui. Tôi hơi buồn vì ông sắp hết nhiệm kỳ tại Mỹ. Cả hai ông bà đều rất thạo tiếng Anh, ông Đại sứ còn lên CNN trả lời phỏng vấn về biền Đông. Muốn nói gì thì nói, đó là bước tiến vượt bậc so với các vị tiền nhiệm.
Nhớ entry ngày 2-9 ở DC, nhiều người đọc và comment, như lời chào mừng vị đại sứ và phu nhân mới sang công tác với bao hứa hẹn. Thế mà lần này như ngày kỷ niệm 2-9 cuối của ông bà tại xứ cờ hoa.
Khách ta, khách tây khá đông, chật ních nhà R – Ngôi nhà Việt Nam. Điều hòa chạy hết sức, trong phòng vẫn nóng do mùa hè nhiệt độ lên 33-35oC, dù đã cuối tháng 8 chớm thu rồi.
Nhiệm kỳ 2011-2014 để lại nhiều dấu ấn ngoại giao tại quốc gia cựu thù này. Các chuyến thăm của Hillary Clinton, John Kerry, các chính khách cao cấp, TNS… liên tục tới Hà Nội, kể cả cựu tổng thống Bil Clinton.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các bộ trưởng Ngoại giao, Quốc phòng…thăm Mỹ, các tầu chiến cập bến Đà Nẵng. Dự định TPP, điện nguyên tử, các ký kết hợp đồng làm ăn. 16 ngàn sinh viên du học. Những con số ấn tượng.
Để có những cuộc gặp đó, phía sau màn nhung phải mất rất nhiều thời gian để họ có mặt vào ngày ấy, giờ ấy, tại những địa điểm khác nhau.
Chưa kể những tiếp xúc xã giao đơn giản như, trao đổi vài phút tại hội nghị cũng mất cả tuần đi lại may ra mới có được một cú bắt tay tươi cười trước báo giới, ai đó đứng cạnh Kerry ở Myanmar, ôm Hillary Clinton ở Singapore, bắt tay Obama tại thượng đỉnh Châu Á… Tất cả do đoàn ngoại giao dàn xếp.
Kỷ niệm 20 xóa bỏ cấm vận tại tòa nhà của Thượng viện Mỹ có các nghị sỹ tới dự khá đông, có Bộ trưởng Ngoại giao phát biểu, đâu phải là công việc một sớm một chiều. Phải lên kế hoạch trước cả năm may ra mới mời được ông McCain vào đúng hôm đó, vào giờ phút đó, lên bục phát biểu khoảng 500 từ.
Viết dài dòng thế để biết ngành ngoại giao, nếu làm đúng trọng trách và hết sức nghiêm túc, thì họ không có thời gian cho buôn lậu sừng tê giác, mang tiền mặt lên máy bay, đánh tá lả hay những việc chẳng liên quan gì tới nhiệm vụ bảo vệ bộ mặt quốc gia và hội nhập.
Quan hệ Mỹ-Việt nồng ấm lên rất nhiều. Trong nhiều buổi tiếp xúc có các quan chức cao cấp của Mỹ, những người như John Kerry, John McCain hay kể cả hôm qua vị thứ trưởng ngoại giao Mỹ thường gọi Việt Nam là friend – bạn.
Trong mấy tháng qua,giàn khoan của Trung Quốc tiến vào biển Đông, có lẽ ai cũng đoán, tại thủ đô Washington DC, số nhà 2251 trên phố R (tòa đại sứ VN tại Mỹ) đã phải vất vả ra sao để các đoàn cao cấp Việt-Mỹ có thể tiếp xúc, giải quyết và hạ nhiệt biển Đông.
Tầu chiến, Bộ Quốc phòng Mỹ, rồi tướng Mỹ đến Việt Nam, John McCain khuyên nên bán vũ khí sát thương… những tưởng Mỹ-Việt sắp thành đối tác chiến lược.
Ông Cường có kể một chuyện thú vị liên quan đến nghị quyết S.RES.412 về Biển Đông yêu cầu Trung Quốc quay lại nguyên trạng trước ngày 1/5/2014. Số là Thượng viện Mỹ có 100 thành viên vì Hoa Kỳ có 50 tiểu bang, mỗi bang có hai thượng nghị sỹ, bất kể to bé, lương khoảng 170.000$/năm. Để được thông qua S.RES.412 , giá có đủ 100 ông đồng ý thì mới là tuyệt vời.
Dù nghị quyết này được những nhân vật có tiếng bảo trợ như Chủ tịch Thượng viện Patrick Leahy; John McCain; Robert Menendez… nhưng có một ông nhất định chống. Không phải vì yêu Trung Quốc, ghét Việt Nam, mà ông chống tất cả những gì chính phủ Mỹ làm. Đúng là ngang kiểu Mỹ, rất cao bồi.
Thế mà không hiểu tại sao cuối cùng ông lại Yeah, đồng ý. Chẳng hiểu ngoại giao xứ Việt có làm gì để tác động không. Chắc phải đợi Đại sứ Cường về hưu và viết…hồi ký.
Nói thế để hiểu chính trường Mỹ phức tạp. Quyền hành trong tay Quốc hội và Thượng viện, do lưỡng đảng Voi Lừa đưa ra. Nếu vì quyền lợi của đảng, họ cũng như ĐCS thôi, nhất định bảo vệ đến cùng.
Trong quan hệ với thế giới, những giá trị Mỹ mang tính phổ quát toàn cầu như tự do, dân chủ, nhân quyền và tôn giáo, thì lưỡng đảng, lưỡng viện đều thống nhất như nhau, vì đó là giá trị do dân Mỹ quyết định, được Hiến định.
Vì họ đại diện cho dân nên phải rất cẩn thận khi bảo vệ hay chống các nghị quyết. Dân khu vực đó không thích là toi. Muốn ôm ghế phải biết check and balance – cân bằng và kiểm chứng.
Nghe mỗi John McCain kêu gọi chưa đủ, mà cần 100 ông như McCain (TNS) và 435 nghị sỹ ở Hạ Viện đồng ý. Từ khi đến Mỹ năm 2004 tới nay là 2014, 10 năm, rất ít khi tôi thấy hai cái “nhà” to này đồng ý 100%.
Chưa kể những tiếp xúc xã giao đơn giản như, trao đổi vài phút tại hội nghị cũng mất cả tuần đi lại may ra mới có được một cú bắt tay tươi cười trước báo giới, ai đó đứng cạnh Kerry ở Myanmar, ôm Hillary Clinton ở Singapore, bắt tay Obama tại thượng đỉnh Châu Á… Tất cả do đoàn ngoại giao dàn xếp.
Kỷ niệm 20 xóa bỏ cấm vận tại tòa nhà của Thượng viện Mỹ có các nghị sỹ tới dự khá đông, có Bộ trưởng Ngoại giao phát biểu, đâu phải là công việc một sớm một chiều. Phải lên kế hoạch trước cả năm may ra mới mời được ông McCain vào đúng hôm đó, vào giờ phút đó, lên bục phát biểu khoảng 500 từ.
Viết dài dòng thế để biết ngành ngoại giao, nếu làm đúng trọng trách và hết sức nghiêm túc, thì họ không có thời gian cho buôn lậu sừng tê giác, mang tiền mặt lên máy bay, đánh tá lả hay những việc chẳng liên quan gì tới nhiệm vụ bảo vệ bộ mặt quốc gia và hội nhập.
Quan hệ Mỹ-Việt nồng ấm lên rất nhiều. Trong nhiều buổi tiếp xúc có các quan chức cao cấp của Mỹ, những người như John Kerry, John McCain hay kể cả hôm qua vị thứ trưởng ngoại giao Mỹ thường gọi Việt Nam là friend – bạn.
Trong mấy tháng qua,giàn khoan của Trung Quốc tiến vào biển Đông, có lẽ ai cũng đoán, tại thủ đô Washington DC, số nhà 2251 trên phố R (tòa đại sứ VN tại Mỹ) đã phải vất vả ra sao để các đoàn cao cấp Việt-Mỹ có thể tiếp xúc, giải quyết và hạ nhiệt biển Đông.
Tầu chiến, Bộ Quốc phòng Mỹ, rồi tướng Mỹ đến Việt Nam, John McCain khuyên nên bán vũ khí sát thương… những tưởng Mỹ-Việt sắp thành đối tác chiến lược.
Ông Cường có kể một chuyện thú vị liên quan đến nghị quyết S.RES.412 về Biển Đông yêu cầu Trung Quốc quay lại nguyên trạng trước ngày 1/5/2014. Số là Thượng viện Mỹ có 100 thành viên vì Hoa Kỳ có 50 tiểu bang, mỗi bang có hai thượng nghị sỹ, bất kể to bé, lương khoảng 170.000$/năm. Để được thông qua S.RES.412 , giá có đủ 100 ông đồng ý thì mới là tuyệt vời.
Dù nghị quyết này được những nhân vật có tiếng bảo trợ như Chủ tịch Thượng viện Patrick Leahy; John McCain; Robert Menendez… nhưng có một ông nhất định chống. Không phải vì yêu Trung Quốc, ghét Việt Nam, mà ông chống tất cả những gì chính phủ Mỹ làm. Đúng là ngang kiểu Mỹ, rất cao bồi.
Thế mà không hiểu tại sao cuối cùng ông lại Yeah, đồng ý. Chẳng hiểu ngoại giao xứ Việt có làm gì để tác động không. Chắc phải đợi Đại sứ Cường về hưu và viết…hồi ký.
Nói thế để hiểu chính trường Mỹ phức tạp. Quyền hành trong tay Quốc hội và Thượng viện, do lưỡng đảng Voi Lừa đưa ra. Nếu vì quyền lợi của đảng, họ cũng như ĐCS thôi, nhất định bảo vệ đến cùng.
Trong quan hệ với thế giới, những giá trị Mỹ mang tính phổ quát toàn cầu như tự do, dân chủ, nhân quyền và tôn giáo, thì lưỡng đảng, lưỡng viện đều thống nhất như nhau, vì đó là giá trị do dân Mỹ quyết định, được Hiến định.
Vì họ đại diện cho dân nên phải rất cẩn thận khi bảo vệ hay chống các nghị quyết. Dân khu vực đó không thích là toi. Muốn ôm ghế phải biết check and balance – cân bằng và kiểm chứng.
Nghe mỗi John McCain kêu gọi chưa đủ, mà cần 100 ông như McCain (TNS) và 435 nghị sỹ ở Hạ Viện đồng ý. Từ khi đến Mỹ năm 2004 tới nay là 2014, 10 năm, rất ít khi tôi thấy hai cái “nhà” to này đồng ý 100%.
Thế kẹt của ngoại giao. Ảnh: HM
Để mua được vũ khí Mỹ, TPP, hay nhiều thứ có lợi từ Hoa Kỳ, Tổng thống Obama chỉ có thể lấn lướt vài chuyện nhỏ. Còn lại phải do lưỡng Viện quyết.
Nói chuyện với bà con Việt kiều tới dự lễ 2-9, phần đông rất vui, vì sứ quán tạo ra một không gian cho mọi người gặp mặt, mỗi năm vài lần: giỗ tổ Hùng Vương, Tết Nguyên Đán và 2-9, chưa kể những sự kiện văn hóa khác. Riêng việc này, khách tới dự đều cảm thấy đây là việc cần thiết và cần mở rộng cửa cho bà con lui tới nhiều hơn.
Bàn về chuyện biển Đông, Trung Quốc và Hoa Kỳ, ai cũng thoáng buồn. Ông Lê Hồng Anh sang Trung Quốc để tháo ngòi nổ ở biển Đông cũng là một tín hiệu tốt. Muốn nói gì thì nói, chiến tranh là giải pháp cuối cùng. Hòa bình vẫn hơn.
Tuy nhiên, những gì đang hàn gắn với Mỹ lại là vết rạn với Trung Quốc và ngược lại. Nếu Trung Quốc thực sự trỗi dậy trong hòa bình, có một nền chính trị dân chủ và nhân quyền, Mỹ sẽ hoan nghênh mối quan hệ Việt Trung vì các quốc gia trên thế giới cần hòa bình, hữu nghị, cùng hưởng sự thịnh vượng chung.
Nhưng quan hệ giữa hai đảng và hai nước vừa là anh em, vừa là kẻ thù, “bằng mặt nhưng không bằng lòng”, vừa dụ dỗ, vừa dọa nạt, cùng ý thức hệ nhưng không chung lợi ích, xung đột có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, người Mỹ không thể chấp nhận điều đó trong khu vực. Thế kẹt ngoại giao ở ngã ba đường là cái bẫy cho xứ Việt ta.
Chiến tranh đang cận kể ở Ukraine và Nga làm kinh tế thế giới chao đảo, Mỹ không thể là ngoại lệ, vì các quốc gia phụ thuộc lẫn nhau. Họ dẹp loạn vì họ là chính, nhưng người dân các quốc gia khác thường cũng hưởng lợi.
Chỉ vì quan hệ hữu hảo với Trung Quốc, mà dân chủ, tự do, nhân quyền, tín ngưỡng… không được đảm bảo cho người dân, phía Hoa Kỳ sẽ phải nghĩ lại.
Bắt giam các nhà bất đồng chính kiến, tòa phạt mang yếu tố chính trị là những thứ rất kỵ đối với nền tự do phương Tây. Họ cho đây là giá trị tối thiểu mà mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người dân. Nếu vi phạm khó có chuyện hợp tác lâu dài.
Một bác Việt kiều từng vượt biên bằng thuyền đã ví von, ngoại giao nước mình như cái thuyền nan ra biển lớn, không có la bàn, không dầu máy, thức ăn và nước uống rất hạn chế. Lênh đênh mà không biết bơi về đâu. Anh từng lênh đênh 2 tuần liền, suýt chết trên biển.
Hay tựa như cái thuyền thúng đưa vào tay vị khách tây chưa chèo bao giờ. Đối nội một đằng, đối ngoại một nẻo, đầu này tiến, đầu kia lùi, đưa ra những tín hiệu khó giải mã cho quốc tế, thành ra cái thuyền ngoại giao ấy cứ quay tròn, đi được vài mét lại quay về điểm xuất phát.
Bao giờ ngoại giao được làm đúng chức trách, đồng hành cùng chiến lược đối nội, thì việc tham gia toàn cầu hóa sẽ tiến triển thuận lợi. Hội nhập sâu rộng chỉ là vấn đề thời gian.
Nếu cứ vòng quanh mãi thế này, một hôm gặp ai đó tài năng, tiếng Anh như gió, thừa khả năng đối đáp ở chốn ngoại giao cao cấp, mà chỉ ngồi chơi tá lả hay ra chợ giời tìm mua đồ quí, thì phải hiểu, họ đã chán kiểu bang giao thuyền thúng không có bà đội nón mê hiểu mái chèo và biết khỏa nước cho khách sang sông.
Thế giới đã đi tầu cánh ngầm bỏ xa chúng ta hàng thế kỷ. Thế mà ta vẫn lúng túng với cái thuyền thúng trong cái ao làng và lũy tre xanh.
HM. 28-8-2014
Vài hình ảnh về buổi lễ 2-9-1014 tại nhà R, Washington DC.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét