Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Việt Nam: Không thể chậm trễ quan hệ với Nga

Nga nắm chặt tay ĐNA, Việt Nam: Không thể chậm trễ nữa!
Hàng loạt chuyên gia chính trị, kinh tế Nga đang rất hào hứng trước viễn cảnh hợp tác toàn diện giữa Nga và các nước Asean, đặc biệt là Việt Nam. Trong bối cảnh quan hệ với phương Tây trở nên phức tạp do cuộc khủng hoảng Ukraine, hơn bao giờ hết, Nga quan tâm đến việc đa dạng hóa giao thương và quan hệ kinh tế. Và ở điểm này, thật khó mà đánh giá hết tầm quan trọng của một khu vực Đông Nam Á đang phát triển năng động.

Nga chuyển hướng đầu tư là cơ hội lớn cho Đông Nam Á và Việt Nam?
Việt Nam - đất nước mà Nga mối liên hệ hữu nghị lâu đời và hợp tác toàn diện là cánh cửa để Nga đến với Đông Nam Á, cũng như để các nước ASEAN hội nhập với Nga.

Nga và các nước Đông Nam Á liên kết với nhau trong ASEAN có thể mang lại cho nhau những gì? Và 2 bên cần phải làm những gì để tăng cường và mở rộng mối quan hệ? Đây là vấn đề được thảo luận tại hội nghị quốc tế, có chủ đề là "Phát triển hợp tác giữa Việt Nam-ASEAN và Liên bang Nga: Thực tế và triển vọng", do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 15 và 16-9 ở Hà Nội.

Một thực tế được ghi nhận là các nước ASEAN rất quan tâm đến thị trường khổng lồ của Nga, đặc biệt là sau khi Nga phải gánh chịu lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ và EU vì cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine. Việc Nga đáp trả cấm vận đối với Washington, Brussels và Kiev chính là cơ hội lớn đối với các “đối tác thân thiện” của Moscow.

Đại biểu tham gia hội nghị, nhà Việt Nam học nổi tiếng người Nga, Trưởng bộ môn lịch sử các nước Đông Á của trường Đại học tổng hợp quốc gia St Petersburg, giáo sư Vladimir Kolotov cho rằng ASEAN có cơ hội để tận dụng lợi thế do phương Tây mang lại để thâm nhập vào thị trường Nga và nhận được lợi ích lớn.

Tuy nhiên ông cũng chỉ ra rằng, để làm điều này, các nước ASEAN cần phải được giải thích về những luật chơi trong thị trường Nga. Các nước Đông Nam Á có thể xuất khẩu trái cây và rau quả, thịt, cá và hải sản, quần áo trực tiếp cho Nga, không cần thông qua trung gian phương Tây. Họ có thể mang sản phẩm điện tử với các thương hiệu của mình vào thị trường Nga.

Đối với Nga, hợp tác với các nước Đông Nam Á cũng sẽ giúp đa dạng hóa các nguồn nhập khẩu sản phẩm thực phẩm và hàng công nghiệp, giảm sự phụ thuộc của nước Nga vào các đối tác phương Tây khó dự đoán. Moscow cũng có thể xuất khẩu hàng công nghiệp nhẹ của mình vào các nước Đông Nam Á.

Các nước trong khu vực là lĩnh vực tốt cho việc ứng dụng công nghệ năng lượng của Nga. Một ví dụ của việc này là Việt Nam, nơi đang áp dụng công nghệ Nga trong khai thác dầu khí, nơi mà Nga xây dựng hầu hết các nhà máy thủy điện cũng như nhiệt điện, nơi mà Moscow sẽ giúp xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Đông Nam Á.

Các nước ASEAN được coi là một thị trường rộng lớn cho việc cung cấp vũ khí và công nghệ hàng không của Nga, ví dụ như Việt Nam, Indonesia, Malaysia…, qua đó kích thích sự phát triển của ngành sản xuất công nghệ cao trong lĩnh vực quân sự của Nga, cũng như khả năng lập ra các trung tâm dịch vụ ở Đông Nam Á.

Theo ông Vladimir Kolotov, hiện không hề có rào cản nào trong việc mở rộng quan hệ thương mại giữa Nga và Đông Nam Á. Thậm chí, thời điểm này là sự hội tụ những điều kiện thuận lợi nhất. Nga đang tái cơ cấu lại nền kinh tế sau khi cấm nhập khẩu hàng loạt sản phẩm nông sản, chăn nuôi và chế phẩm từ sữa, nhằm đáp trả lại lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu.

Ông nói: “Tại ASEAN, tất cả mọi người hiểu rằng việc tăng cường vị thế của Nga sẽ không gây ra mối đe dọa nào cho các nước trong khu vực. Gia tăng ảnh hưởng của Nga không kèm theo áp lực lên họ trong lĩnh vực tự do nhân quyền, tự do tôn giáo, không gây ra các kiểu “cách mạng màu” đặc trưng cho cái gọi là "phát triển dân chủ kiểu phương Tây".

Nhưng để sự hợp tác của Nga với các nước Đông Nam Á mang lại kết quả thực sự, nhà nước Nga cần thực hiện khối lượng công việc to lớn thông qua các cơ quan ngoại giao và thương mại, nhất thiết kết hợp với các doanh nghiệp và giới chuyên gia. Hiện nay, Nga đang nỗ lực để hiểu và giao tiếp cởi mở với con người Đông Nam Á.

Ông Kolotov khẳng định, không thể hoạt động thành công ở Đông Nam Á mà không có kiến thức về ngôn ngữ, phong tục và truyền thống của họ, không biết tâm lý của các dân tộc. Nga đang có các chuyên gia với những kiến ​​thức được đào tạo tại các trung tâm Đông phương học có uy tín ở Moscow, St Petersburg và Vladivostok.

Giàn khoan khai thác dầu khí của Liên doanh Vietsovpetro tại mỏ Bạch Hổ

Một trong những trở ngại chính trong việc thiết lập quan hệ kinh doanh của ASEAN và Liên bang Nga là sự thiếu hụt thông tin nghiêm trọng. Điều này cũng đã được lưu ý tại cuộc hội thảo Hà Nội.

Giáo sư Kolotov nói: “Qua những vấn đề mà các nhà khoa học châu Á nêu lên trước các thành viên Nga tham gia hội nghị, có thể thấy một cách rõ ràng là thông tin mà họ nắm được về chính sách của Nga trong quan hệ với đối tác ở phương Tây và phương Đông, cũng như tình hình ở Ukraine chủ yếu được lấy từ các phương tiện truyền thông phương Tây”.

Để giải quyết vấn đề này, Moscow có thể giúp các nước ASEAN tăng số lượng sinh viên châu Á trong các trường đại học Nga. Chúng ta có thể đào tạo các chuyên gia tiếng Nga, mà bây giờ đang có nhu cầu lớn hơn do sự gia tăng lưu lượng khách du lịch từ Nga sang các nước Đông Nam Á.

Sau khi tốt nghiệp các trường đại học Nga, những người có kiến thức về ngôn ngữ Nga sẽ phổ biến thông tin khách quan về các sự kiện ở Nga. Đồng thời Nga cũng sẽ khôi phục lại truyền thống đào tạo sinh viên châu Á trong các lĩnh vực kỹ thuật, khoa học và nhân văn,

Giáo sư Vladimir Kolotov khẳng định là Nga và các nước Đông Nam Á có thể nhận được rất nhiều từ nhau và Nga sẽ bảo đảm tương lai của sự hợp tác này, sau khi đã gạt bỏ các đối tác “không thân thiện” từ phương Tây. Nhưng để đạt được điều đó, cần có các chương trình liên tục và có mục đích lâu dài của chính phủ, cũng như giới doanh nghiệp và cộng đồng chuyên gia.

Và cả Nga và các nước Đông Nam Á cần phải coi đây là nhiệm vụ cấp bách trước mắt, lập tức triển khai công việc này. Cơ hội không đến 2 lần và chỉ thực sự là cơ hội đối với những người biết nắm bắt nó. Hiện Moscow và ASEAN không còn thời gian để có thể chậm trễ được nữa.

Thiên Nam

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/nga-nam-chat-tay-dna-viet-nam-khong-the-cham-tre-nua-3059726/

3 nhận xét:

  1. May thang ngheo choi voi thang khung thi dung la ngu xuan---Vn chi than thien neu nuoc Nga la nuoc XHCN--con bay gio nguoi Viet o Nga bi thanh nien no danh cho suot ngay ,CA thi no kiem tra doi tien ,an hiep ---tom lai tinh yeu voi nuoc Nga da tro thanh di vang---ngay nay dao duc thoai hoa o VN cung nhu Nga cho nen chi co lam than voi My thi moi kha duoc,con khong thi VN het thuoc chua.

    Trả lờiXóa
  2. Bọn Nga kỳ thị ghê lắm, chúng em muốn đi mà không biết đi đâu. Đến các nước tư bản thì không có giấy tờ.

    Trả lờiXóa
  3. Bài viết đúng lúc Nay là Cơ hội không nên bỏ lỡ, tuy vậy xem quan hệ được gì, mất gì. Cái nào được trước mắt, lâu dài cũng vẫn được thì làm ngay, cái gì mất ngay thì thôi không làm, cái hôm nay được , lâu dài mất thì muốn làm phải khôn khéo mà lựa kiếm lợi rồi sau hết lợi thì phải bỏ cho được. nếu liệu không bỏ được thì không làm,

    Trả lờiXóa