Valérie Trierweiler: Cám ơn khoảnh khắc này
Để tránh tai mắt của phủ tổng thống và không bị bóp chết từ trong trứng nước, cuốn Merci pour ce moment được viết và in ấn trong điều kiện hết sức bí mật. Ra sách với số lượng lớn, nguy cơ bị rò rỉ cao nhất thường xảy ra ở khâu in ấn. Phải in thật nhanh và gọn. Để làm được điều này, phải chọn máy in siêu tốc hiệu Cameron chẳng hạn, một giờ in được 3.000 đến 5.000 bản. Ở Pháp, chỉ nhà in CPI có nhà máy ở 7 nước châu Âu sở hữu loại máy hiện đại này.
Tổng thống Pháp Francois Hollande và bạn gái Valérie Trierweiler thời còn mặn nồng.
Là một trong những người đọc đầu tiên trước khi cuốn sách phát hành và được tác giả chia sẻ thân tình, bà Schwaab tiết lộ tác giả chỉ mới bắt đầu viết cách nay khoảng 3 tháng, “viết một mạch” trong điều kiện bí mật nhất. Bà giấu kín mọi người, từ những người bạn thân thiết nhất đến ruột thịt trong nhà, như ba đứa con trai với người chồng trước. Lý do khá đơn giản: Cuốn sách này có nguy cơ làm tổn thương vị thế của Tổng thống Francois Hollande và có hại cho uy tín của ông.
Sách của bà V. Trierweiler bán chạy như tôm tươi.
ông Nicolas Sarkozy
Năm 2005, tổng thống Pháp lúc bấy giờ là ông Nicolas Sarkozy đã từng ngăn chặn, không cho in và phát hành một cuốn tiểu sử không chính thức của bà Đệ nhất phu nhân Carla Bruni. Tác giả quyển sách - bà Valérie Domain, Trưởng Ban Tin tức tạp chí Gala - đã giải thích thiệt hơn và năn nỉ bà Bruni xin phép in nhưng không ăn thua.
Điện Élysée rất sợ bà V. Trierweiler bị dồn nén bởi cảm giác bị bội phản gây ra một xì-căng-đan chính trị. Là một nhà báo sắc sảo, từng sống trong phủ tổng thống, bà nắm bắt nhiều bí mật thuộc dạng hậu trường chính trị.
Điện Élysée rất sợ bà V. Trierweiler bị dồn nén bởi cảm giác bị bội phản gây ra một xì-căng-đan chính trị. Là một nhà báo sắc sảo, từng sống trong phủ tổng thống, bà nắm bắt nhiều bí mật thuộc dạng hậu trường chính trị.
Theo tiết lộ của nhà báo Yves Azéroual - chuyên trị những vấn đề chính trị tế nhị trên nhật báo 20 Minutes - tháng 6 vừa qua, Tổng thống Hollande đã biệt phái cựu trợ lý Aquilino Morelle đến gặp các ông chủ nhà xuất bản và dọ hỏi có nhận in sách của bà Trierweiler hay không. Thế nhưng, chiến thuật ra sách của bà Trierweiler khéo léo đến mức khi Điện Élysée và ông Hollande - nhân vật chính trong sách - biết được vào ngày 2-9 “qua thông tin báo chí” thì đã không kịp trở tay. “Ông không hề biết người vợ cũ viết gì cho nên rất buồn” - theo nhật báo Le Parisien.
Y như chuyện trinh thám
Thật ra, ông Aquilino Morelle không phạm sai sót nào. Bà Trierweiler thừa biết nếu không cẩn thận, cuốn sách sẽ chết yểu. Bà thận trọng chọn Les Arènes - một nhà xuất bản độc lập, thành lập năm 1997 - vốn ít chịu áp lực chính trị hay kinh tế. Hơn nữa, nhà xuất bản này trước nay chủ yếu in những tác phẩm hiền lành hữu ích cho con người như nói về trải nghiệm sống hoặc những câu chuyện đời thường.
Bà Laurence Corona, giám đốc truyền thông của nhà xuất bản, giải thích: “Bà Trierweiler chọn nhà xuất bản nhỏ bé của chúng tôi vì tin rằng chúng tôi có thể giữ bí mật”.
Y như chuyện trinh thám
ông Aquilino Morelle
Thật ra, ông Aquilino Morelle không phạm sai sót nào. Bà Trierweiler thừa biết nếu không cẩn thận, cuốn sách sẽ chết yểu. Bà thận trọng chọn Les Arènes - một nhà xuất bản độc lập, thành lập năm 1997 - vốn ít chịu áp lực chính trị hay kinh tế. Hơn nữa, nhà xuất bản này trước nay chủ yếu in những tác phẩm hiền lành hữu ích cho con người như nói về trải nghiệm sống hoặc những câu chuyện đời thường.
Bà Laurence Corona, giám đốc truyền thông của nhà xuất bản, giải thích: “Bà Trierweiler chọn nhà xuất bản nhỏ bé của chúng tôi vì tin rằng chúng tôi có thể giữ bí mật”.
Cuốn sách của bà Valérie Trierweiler tuy không tiết lộ bất kỳ bí mật quốc gia nào nhưng lại "vạch" ra không ít bí mật tình cảm và đời tư của đương kim Tổng thống Pháp.
Quá trình in ấn cuốn Merci pour ce moment diễn ra y như truyện trinh thám. Người chịu trách nhiệm chính cuốn sách nhạy cảm này là Claude Durant, cựu tổng giám đốc nhà xuất bản Fayard - một tên tuổi lớn. Ông tiết lộ rằng chỉ có một nhóm nhỏ “biết giữ mồm giữ miệng” trong nhà xuất bản tham gia vào quá trình. Bí mật được thể hiện ngay khâu đầu tiên là hợp đồng in sách giữa tác giả và nhà xuất bản. Tựa sách trong bản hợp đồng được ghi là Le Siècle des hommes (Thế kỷ đàn ông) chứ không phải tựa thật. Bản hợp đồng in 200.000 cuốn chỉ được ghi sổ sách kế toán vào giờ chót để tránh rò rỉ thông tin.
Họa sĩ trình bày sách là một người thân tín của giám đốc nhà xuất bản. Chính ông này đọc lại và duyệt cuối cùng trước khi cho xếp chữ. Như thông lệ, bản thảo được chẻ nhỏ khi cho đánh máy lên trang nhằm bảo đảm tốc độ và bí mật. Sửa lỗi cũng là một người “kín như hũ nút”.
Ra sách với số lượng lớn, nguy cơ bị rò rỉ cao nhất thường xảy ra ở khâu in ấn. Phải in thật nhanh và gọn. Để làm được điều này, phải chọn máy in siêu tốc hiệu Cameron chẳng hạn, một giờ in được 3.000 đến 5.000 bản. Ở Pháp, chỉ nhà in CPI có nhà máy ở 7 nước châu Âu sở hữu loại máy hiện đại này.
CPI in rất nhanh gọn nhưng việc bảo đảm bí mật khó đạt 100%. Rất có thể một nhân viên nào đó của nhà in chộp được một quyển trên dây chuyền in ấn và bán lại cho Canard Enchainé - tờ báo trào phúng chuyên tạo xì-căng-đan chính trị - và như thế, cuốn sách sẽ trở thành một quả “bom xịt”. Hơn nữa, CPI được cơ quan an ninh thường xuyên dòm ngó.
Do đó, nhà xuất bản Les Arènes quyết định cho in đợt sách đầu tiên (120.000 bản) ở nước ngoài mà gần và tiện lợi nhất là Đức. Trước ngày phát hành 24 giờ, các chiếc xe tải chở sách vượt biên giới Đức - Pháp để kịp lên kệ ở các cửa hiệu sách vào đầu giờ buổi sáng 4-9. Việc này đã được thực hiện trót lọt hôm 3-9, theo tờ Le Parisien.
Nguồn gốc tựa sách
CPI in rất nhanh gọn nhưng việc bảo đảm bí mật khó đạt 100%. Rất có thể một nhân viên nào đó của nhà in chộp được một quyển trên dây chuyền in ấn và bán lại cho Canard Enchainé - tờ báo trào phúng chuyên tạo xì-căng-đan chính trị - và như thế, cuốn sách sẽ trở thành một quả “bom xịt”. Hơn nữa, CPI được cơ quan an ninh thường xuyên dòm ngó.
Do đó, nhà xuất bản Les Arènes quyết định cho in đợt sách đầu tiên (120.000 bản) ở nước ngoài mà gần và tiện lợi nhất là Đức. Trước ngày phát hành 24 giờ, các chiếc xe tải chở sách vượt biên giới Đức - Pháp để kịp lên kệ ở các cửa hiệu sách vào đầu giờ buổi sáng 4-9. Việc này đã được thực hiện trót lọt hôm 3-9, theo tờ Le Parisien.
Nguồn gốc tựa sách
Cuốn sách của bà Valerie Trierweiler có tựa khá bí ẩn: Merci pour ce moment (Cám ơn khoảnh khắc này). Muốn biết rõ nguồn cơn, người đọc phải xem đến trang cuối cùng. Nó nằm trong một câu nói tâm tình dành cho người chồng mà cựu đệ nhất phu nhân chưa kết hôn cho rằng ông đã phản bội bà.
Nguyên văn câu nói như sau: “Cám ơn (anh) vì khoảnh khắc này, cám ơn (anh) vì mối tình điên dại này, cám ơn (anh) vì đã đưa tôi vào Điện Élysée. Cũng xin cám ơn (anh) vì cái vực thẳm mà anh đã đẩy tôi xuống”. Tóm lại, “giận thì giận mà thương thì thương”.
Nguyên văn câu nói như sau: “Cám ơn (anh) vì khoảnh khắc này, cám ơn (anh) vì mối tình điên dại này, cám ơn (anh) vì đã đưa tôi vào Điện Élysée. Cũng xin cám ơn (anh) vì cái vực thẳm mà anh đã đẩy tôi xuống”. Tóm lại, “giận thì giận mà thương thì thương”.
Mặc dù đưa ra những lời bình phẩm chất chứa đầy giận hờn đối với ông Hollande trong phần lớn quyển sách, tác giả không giấu giếm mối tình như điên dại của bà đối với người tình của 9 năm về trước. Trong cuộc phỏng vấn của Đài RTL đêm 3/9, bà Trierweiler cũng xác nhận: “Sách có những đoạn mô tả lòng ngưỡng mộ của tôi đối với ông ấy”.
http://baomai.blogspot.com/2014/09/valerie-trierweiler-cam-on-khoanh-khac.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét