Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

Từ hồ TQ biến mất nghĩ đến hồ Hà Nội biến mất

Tin dưới đây đã lạ, nhưng có một chuyện lạ hơn mà hơn 2 chục năm mình không lý giải nổi: Hàng trăm hồ rộng mênh mông, thơ mộng ở Hà Nội chỉ sau khoảng chục năm (1986-1995) đã hoàn toàn biến mất. Chúng hóa thành nhà cửa, biệt thự; chúng chuyển từ sở hữu tập thể (trước do các hợp tác xã quản lý) sang sở hữu cá nhân. Đây giống như một chiến dịch cướp đoạt trắng trợn, công khai tài sản chung; mạnh sai nấy cướp; chính quyền bất lực; rất nhiều quan chức chính quyền cũng tích cực tham gia chiến dịch ăn cướp này. Đây có lẽ là một quả báo chăng: Sau khi "cách mạng thành công", chính quyền đã từng ngang nhiên cướp đoạt tài sản hợp pháp, tích lũy qua nhiều thế hệ bằng lao động, bằng xương máu của dân, biến đất đai, tư liệu sản xuất sở hữu hợp pháp của người dân thành của công rồi sử dụng vô cùng lãng phí; thì nay đến lượt một đám dân thế hệ sau công khai cướp lại. Liệu lịch sử sẽ còn lặp lại ? Lúc can qua nổi lên, một thế hệ khác sẽ tìm cách cướp lại những gì đã bị cướp đoạt ?
Hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc bỗng hóa đồng cỏ
Điều tưởng như hết sức phi lý này lại trở thành sự thật tại hồ Poyang ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc.
Hồ Poyang khi còn đầy nước.
Poyang - hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc đang phải đối mặt với hạn hán kéo dài dẫn đến tình trạng nước trong hồ cạn kiệt dần và chỉ còn trơ đáy. Phần lớn lòng hồ hiện giờ đất bùn đã khô lại và bị bao phủ bởi cỏ dại. Poyang bây giờ nhìn không khác gì một đồng cỏ và trở thành nơi để nhiều người thả gia súc hay đi dạo.

Hồ Poyang là hồ nước ngọt có diện tích lớn gấp đôi thành phố London, Anh. 

Hồ thuộc tỉnh Giang Tây, thông ra sông Dương Tủ và là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch. Hồ dài 173km và chiều rộng lên đến 74km. Vào mùa mưa, diện tích mặt hồ lên đến 4.000km2 và mùa khô diện tích thu lại chỉ còn 1.000km2.

Việc hồ bị cạn làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới nước sinh hoạt cho người dân quanh khu vực.

Hồ cạn nước trơ đáy và người dân địa phương đã đi xuyên qua lòng hồ một cách dễ dàng.

Hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc giờ trở thành đồng cỏ để chăn nuôi gia súc.

Theo phân tích của các nhà khoa học, việc hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc cạn kiệt là do hạn hán kéo dài cùng việc tích nước của đập Tam Hiệp - đập thủy điện lớn nhất thế giới. Khi hồ bị cạn, các nhà khảo cổ đã phát hiện thêm một cây cầu đá cổ bị vùi dưới lòng hồ sâu. Theo các chuyên gia, cây cầu này được xây dựng từ thời nhà Minh.

Anh Minh, Ảnh: REX

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét