Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

"Ông em chỉ có một ước mơ là làm sao cho dân hết khổ"

Trước đây tôi không nghĩ gia đình các ông Dũng, Trọng thuộc loại danh gia vọng tộc, nhưng mấy hôm nay theo dõi một số phát biểu, ứng xử của hai ông tại tòa, nghe bố mẹ, vợ, con và anh chị em trong nhà giãi bày tâm sự và đọc thêm bài dưới đây, thì cũng phải thừa nhận dù gia đình các ông không có vị trí cao đáng kể trong xã hội, nhưng trật tự, nề nếp trong nhà và hành vi ứng xử giữa ông bà, bố mẹ, các con trong đại gia đình rất có văn hóa, rất đáng kính trọng như của một gia đình danh gia vọng tộc.
Nghẹn ngào khi đọc đoạn tâm sự của con ông Trọng: "khi em hỏi ông em: “Ngày bé ông có ước mơ gì?”, ông em nói rằng ông em chỉ có một ước mơ là làm sao cho dân hết khổ”Thế hệ những người đã trải qua những cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ trước đây ai cũng nghĩ như vậy; trẻ con đi học được dạy như thế và ra trường đi làm đều mang trong đầu một ước mơ, hoài bão như thế; thế hệ chúng tôi cũng mang ước mơ như thế khi bắt đầu cuộc sống đời công chức nhà nước... Trong các gia đình danh gia vọng tập, giúp đỡ hỗ trợ nhau để cùng tiến bộ, để có điều kiện phục vụ tốt hơn cho đất nước, cho nhân dân, qua đó bản thân cũng có chút quyền lợi, chứ tuyệt nhiên không đặt lợi ích cá nhân lên đầu. 
Từ đây sẽ đặt ra câu hỏi tại sao những người có văn hóa như thế, sống trong một gia đình danh gia vọng tộc như thế mà lại phạm tội ? Trước tiên là tại sao, có sức ép nào mà Dũng buộc phải hay cố tình làm sai để tham nhũng, vì trong những gia tộc thế này, thường người ta không tham lam tiền bạc mà chỉ chú trọng tới danh vọng, địa vị. Tiếp đến có phải vì quá hoảng sợ mà Dũng bỏ trốn không, nhưng sau khi cơn sợ đã qua thì phải biết để ra đầu thú mới đúng. Rồi tới chuyện ông em Trọng chủ động, tích cực tổ chức đưa ông anh Dũng đi trốn. Chắc chắn họ phải biết, lưới trời lồng lộng, thế giới nay đã phẳng, trốn đâu được mãi ? Đúng là nhiều chuyện người ngoài cuộc khó có thể lý giải.
Chuyện nhà Dương Chí Dũng: Bố mẹ chưa biết con bị án tử
Những tâm sự của người được cho là con trai của Dương Tự Trọng cũng cho biết, khi xảy ra sự việc, anh chưa bao giờ xấu hổ.
Trên trang cá nhân của một facebooker có tiếng đã dẫn lại những lời tâm sự được cho là của của con trai cựu đại tá Dương Tự Trọng. Chàng trai này đã chia sẻ những thông tin 'mới' và suy nghĩ trước biến cố của gia đình.


Mẹ đẻ Dương Tự Trọng chỉ biết 2 con bị điều tra


Người này cho biết bà nội của mình, tức mẹ đẻ Dương Chí Dũng và cựu đại tá Dương Tự Trọng, không biết con cả của mình bị kết án tử hình và con trai thứ hai vừa nhận án 18 năm tù giam.

Người này cũng cho biết: “Từ hồi sự việc xảy ra đến giờ, hơn một năm nay, gia đình em có ăn ngon ngủ yên bao giờ đâu. Chẳng phải vì tiền hay quyền, mà vì e quá thương cho mọi người. Bố và bác em, rồi mẹ em, bác Phương (vợ của bác Dũng) rồi các chị em của em. Các cô đều còn có sức khỏe còn có thể chịu được nhưng ông bà em thì khác.

Mẹ đẻ Dương Chí Dũng đã 90 tuổi và không biết on cả của mình bị kết án tử hình và con trai thứ hai vừa nhận án 18 năm tù giam.

Bà em 90 rồi, ông em thì 97. Gia đình em giờ phải giấu ông bà. Bà em chỉ biết bố và bác bị điều tra chứ không biết nhiều hơn. Nhớ ngày trước (hồi em học đại học), khi em hỏi ông em: “Ngày bé ông sống ông có ước mơ gì?”, ông em nói rằng ông em chỉ có một ước mơ là làm sao cho dân hết khổ ”.

Người này nhiều lần nói “thay mặt bố và bác gửi lời xin lỗi tới mọi người” và cũng khẳng định rất thương và không hề trách bố.

Khi nói tới những việc làm của bố - Dương Tự Trọng, người này chia sẻ: Em không trách mọi người chửi rủa gia đình em, em chỉ biết xin lỗi thay bố và bác, nhưng em cũng không hề trách bố em”.

Không xấu hổ vì bố

Những tâm sự của người được cho là con trai của Dương Tự Trọng cũng cho biết, sống trong gia đình được gọi “danh gia vọng tộc” nhưng khi xảy ra sự việc, anh cũng chưa bao giờ xấu hổ, hay phải trốn tránh không dám nhận bố mình tên Trọng.

“Giờ việc đã thế này rồi, gia đình em cũng chỉ muốn xin lỗi mọi người, chứ không cầu xin hay van lậy bất kỳ một ân huệ gì, chỉ mong là bài học cho con cháu mai sau thôi”, người này viết.

Tâm sự trên đã nhận được rất nhiều và tất cả đều chia sẻ sự đồng cảm với tâm trạng của người con trai Dương Tự Trọng.

“Dù có phạm lỗi gì ngoài xã hội đi chăng nữa nhưng họ cũng là những người cha, nhưng người bác trong gia đình và mình vẫn cảm thấy trân trọng cái nhìn của bạn này về phương diện gia đình”, một người bình luận.

Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài” đối với Dương Tự Trọng và đồng phạm trong hai ngày 6-7/1, khi nói lời sau cùng tại tòa, bị cáo Trọng nhớ tới kỷ niệm của hai anh em, thấy thương anh mình nhiều hơn và mong anh được hưởng sự khoan hồng.

“Thời gian qua tôi sống với kỷ niệm của hai anh em và cảm thấy thương anh tôi nhiều hơn và luôn cầu mong cho anh tôi được hưởng sự khoan hồng của pháp luật, lòng bao dung, vị tha của người đời, kính mong HĐXX xem xét”, Dương Tự Trọng nói lời cuối cùng trước khi tòa tuyên án.



Chuyện về cha mẹ Dương Tự Trọng
Nhớ con nên thi thoảng người cha Dương Tự Trọng có hỏi “Lâu không thấy thằng Dũng, thằng Trọng về” thì người nhà lại phải nói dối “Hôm nọ các anh ấy vừa về, ông không nhớ à”. Vì trí nhớ của ông đã lẫn lộn nên cũng cứ tưởng thật, ậm ừ cho qua.
Trong lời cuối cùng trước phiên tòa, Dương Tự Trọng đã không xin gì cho mình, chỉ xin cho các bị cáo khác và xin người đời khoan dung với anh trai.
Dương Tự Trọng ở tuổi 52, nếu gánh trọn bản án 18 năm, khi ra tù, ông đã là 70. Đấy là chưa kể 18 năm sống trong nỗi đớn đau, dằn vặt. Mất anh. Cha mẹ già đã như chuối chín cây, ra đi lúc nào chưa biết.
Người đại tá già Dương Khắc Thụ trí nhớ gần như đã lẫn, không biết được nhiều mọi thứ diễn ra xung quanh. Từ ngày gia đình xảy ra hoạn nạn, người thân trong nhà phải cất hết tivi, báo chí khỏi phòng ông và hạn chế cho ông tiếp xúc với người ngoài.
Nhớ con nên thi thoảng ông có hỏi “Lâu không thấy thằng Dũng, thằng Trọng về” thì người nhà lại phải nói dối “Hôm nọ các anh ấy vừa về, ông không nhớ à”. Vì trí nhớ của ông đã lẫn lộn nên cũng cứ tưởng thật, ậm ừ cho qua.
Chỉ có bà mẹ biết chuyện là âm thầm chịu đựng tất cả, cũng không dám khóc trước mặt ông, sợ ông biết chuyện.
Đại tá Dương Khắc Thụ như đã gần đất xa trời và có lẽ sẽ khó đợi được quãng thời gian Dương Tự Trọng chấp hành bản án. Có thể sẽ là cả người mẹ già đang từng ngày sống mà như đã chết.
Với những nỗi đau này, chắc gì một con người sống nặng về tình cảm như Dương Tự Trọng đã vượt qua!
Đã có lần trà dư tửu hậu, Dương Tự Trọng nói vui với cánh phóng viên chúng tôi: “Tính tôi có lẽ không hợp với nghề công an mà hợp với nghề văn chương, nghệ sỹ, báo chí hơn. Chắc là gần về hưu thì tôi sẽ xin chuyển sang làm báo thử với các anh em cho vui”
Lời nói đùa, ai ngờ, Dương Tự Trọng rời ra khỏi ngành công an thật. Mà là rời ra một cách đớn đau và rơi vào bi kịch.
Pháp luật đã đưa ra mức án có phần quá nghiêm khắc với Dương Tự Trọng. Song sắt nhà tù lạnh lẽo chắc không phân biệt được một người sống có nghĩa tình với gia đình, vì tình thân mà chấp nhận đánh mất tất cả như Dương Tự Trọng - với những kẻ vì miếng cơm manh áo mà cha con, anh em quay lưng lại với nhau.
Dương Tự Trọng rất thích chơi đàn ghi ta, đặc biệt thích ngồi “bật bông” các bài hát của Trịnh Công Sơn. Có lẽ, có vài câu hát trong bài “Cho một người nằm xuống” phù hợp với ông 18 năm sau: “Bạn bè rồi xa. Người tình rồi quên. Những dấu chân người cũng bụi mờ”.
18 năm sau, sẽ không còn ai chờ Dương Tự Trọng!
Theo Petrotimes
 Theo NĐT

Về sự tự trọng của ông Dương Tự Trọng

Sẽ rất nguy hiểm khi ai cũng vì nghĩa tình riêng tư mà đứng trên luật pháp. Anh em, con cháu, họ hàng hay bạn bè thân thiết tham nhũng, thay vì xử lý theo pháp luật thì tìm cách bao che, chạy tội.

Có một số lời bình luận ca ngợi Dương Tự Trọng là người xứng đáng với cái hai chữ tự trọng. Vị cựu đại tá công an này đã vì tình thâm mà hy sinh bản thân mình.Nhưng đó là cái nhìn theo quan hệ cá nhân, giữa một con người với bạn bè hay người thân của họ.

Luật pháp hoàn toàn khác, có chuẩn mực và văn minh. Nếu như ai cũng nhân danh tình cảm cá nhân riêng tư để phạm pháp thì xã hội sẽ loạn, đất nước sẽ trỏ thành vô chính phủ. Khi một người sẵn sàng phạm pháp vì anh em, vì người thân, vì chiến hữu, vì đồng đội và cho đó là việc nghĩa hiệp thì xã hội phải trả giá cho sự “nghĩa hiệp” đó.

Trên thực tế, đã có bao nhiêu sự trả giá cho quan hệ riêng tư của những người có quyền chắc không khó để nhận ra. Dùng quan hệ họ hàng để tạo điều kiện cho người thân trong gia đình thăng quan tiến chức, chiến hữu chia cho nhau quyền lực và quyền lợi. Cái riêng xen vào cái chung thường chỉ mang lại điều không tốt, chưa nói là gây hại.

Còn vì quan hệ riêng mà phạm pháp thì đương nhiên phải xử. Pháp luật đặt ra quy định về hành vi che giấu tội phạm để điều chỉnh ngay cả quan hệ cha con. Con phạm pháp, cha cũng không được che giấu. Ai cũng biết rằng, cha mẹ khó có thể không che chở con mình. Nhưng sự văn minh của pháp luật chính là chỗ bảo vệ sự công bằng cho toàn xã hội, cho tất cả mọi công dân. Nếu như tội phạm được che giấu mà không đưa ra xét xử thì không thể có sự công bằng.

Cũng từ chuyện nghĩa tình anh em của Dương Chí Dũng và Dương Tự Trọng để nhìn rộng ra, sẽ rất nguy hiểm khi ai cũng vì nghĩa tình riêng tư mà đứng trên luật pháp. Anh em, con cháu, họ hàng hay bạn bè thân thiết tham nhũng, thay vì xử lý theo pháp luật thì tìm cách bao che, chạy tội. Nhiều hành vi phạm tội khác nữa, rất dễ bị cái tình riêng lợi dụng, nhất là khi kẻ lợi dụng có quyền lực trong tay.

Một đất nước mà công dân tôn trọng pháp luật cao thì đất nước đó phát triển nhanh, người dân được sống trong một xã hội an toàn, lành mạnh.

Để Việt Nam là một nước như thế thì phải tuyên truyền cho mọi công dân về nhận thức chấp hành pháp luật.

THEO DÂN TRÍ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét