Chủ tịch Tập đoàn đường sắt Trung Quốc tự sát
Chủ tịch Tập đoàn đường sắt Trung Quốc Bai Zhongren nhảy lầu tự vẫn vào cuối tuần qua, truyền thông Trung Quốc đưa tin.
"Một phần nguyên nhân khiến ông Bai bị trầm cảm có thể là
Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc - một tập đoàn xây dựng nhà nước đầu tư nhiều dự án đường sắt lớn nhất nước này, được niêm yết trên cả sàn chứng khoán Hồng Kông và Thượng Hải - cho biết trong một tuyên bố ngắn ngày 5/1 rằng ông Bai chết vì “một tai nạn”. Không thông tin nào khác được cung cấp.Theo thông báo này, hiện công ty vẫn hoạt động bình thường và “ghế” chủ tịch đã có người tiếp quản tạm thời cho tới khi có chủ tịch mới.
Tờ Tin tức kinh doanh Trung Quốc, nhật báo kinh doanh có trụ sở tại Thượng Hải, dẫn lời các thành viên gia đình ông Bai cho hay vị chủ tịch 53 tuổi tự sát sau khi bị trầm cảm trong những năm gần đây.
Trong khi đó, tờ T, thuộc hãng thông tấn Tân Hoa xã dẫn lời một đồng nghiệp cho biết một phần nguyên nhân khiến ông Bai trầm cảm có thể là các khoản nợ khổng lồ đè nặng lên công ty.
Wang Mengshu, một trong những kỹ sư đường sắt hàng đầu của Trung Quốc, nói rằng ông Bai đã chịu nhiều áp lực khi một số chi nhánh của tập đoàn gặp khó khăn trong việc trả tiền lương cho công nhân vào dịp cuối năm.
Tính tới cuối tháng 10/2013, Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc có tổng tài sản trị giá 626,5 tỉ nhân dân tệ (103,5 tỉ USD) và tổng nợ là 531,9 tỉ nhân dân tệ (87,8 tỉ USD).
Vụ tự sát của ông Bai diễn ra trong bối cảnh các tòa án Trung Quốc chuẩn bị đưa ra phán quyết đối với Zhang Shuguang, cựu phó kỹ sư trưởng thuộc Bộ Đường sắt Trung Quốc hiện đã bị giải thể, và Ding Shumiao, một nữ doanh nhân có quan hệ chặt chẽ với cựu Bộ trưởng Đường sắt tai tiếng Lưu Chí Quân.
Ông Zhang bị buộc tội hồi tháng 9-2013 vì nhận hối lộ 47 triệu nhân dân tệ. Còn bà Ding hầu tòa vào cuối tháng 9/2013 cũng vì tội hối lộ liên quan tới các dự án đường sắt trị giá hơn 185 tỉ nhân dân tệ.
Cựu Bộ trưởng đường sắt Lưu Chí Quân đã bị kết án tử hình treo hồi tháng 7/2013 vì tội lạm dụng quyền lực và nhận hối lộ. Tham nhũng tràn lan trong ngành công nghiệp đường sắt suốt thời gian bùng nổ xây dựng đường sắt cao tốc, gây ra những khoản nợ khổng lồ trong thập kỉ qua.
Ông Bai không phải quan chức đường sắt cấp cao đầu tiên tự sát trong những năm gần đây. Các vụ bê bối tham nhũng liên quan tới các quan chức cấp cao của Bộ Đường sắt bắt đầu bị đưa ra ánh sáng 3 năm trước dẫn tới một số vụ tự sát khiến dư luận sửng sốt. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa phát hiện mối liên hệ trực tiếp nào giữa Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc và các vụ tham nhũng.
Trong khi đó, tờ T, thuộc hãng thông tấn Tân Hoa xã dẫn lời một đồng nghiệp cho biết một phần nguyên nhân khiến ông Bai trầm cảm có thể là các khoản nợ khổng lồ đè nặng lên công ty.
Wang Mengshu, một trong những kỹ sư đường sắt hàng đầu của Trung Quốc, nói rằng ông Bai đã chịu nhiều áp lực khi một số chi nhánh của tập đoàn gặp khó khăn trong việc trả tiền lương cho công nhân vào dịp cuối năm.
Tính tới cuối tháng 10/2013, Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc có tổng tài sản trị giá 626,5 tỉ nhân dân tệ (103,5 tỉ USD) và tổng nợ là 531,9 tỉ nhân dân tệ (87,8 tỉ USD).
Vụ tự sát của ông Bai diễn ra trong bối cảnh các tòa án Trung Quốc chuẩn bị đưa ra phán quyết đối với Zhang Shuguang, cựu phó kỹ sư trưởng thuộc Bộ Đường sắt Trung Quốc hiện đã bị giải thể, và Ding Shumiao, một nữ doanh nhân có quan hệ chặt chẽ với cựu Bộ trưởng Đường sắt tai tiếng Lưu Chí Quân.
Ông Zhang bị buộc tội hồi tháng 9-2013 vì nhận hối lộ 47 triệu nhân dân tệ. Còn bà Ding hầu tòa vào cuối tháng 9/2013 cũng vì tội hối lộ liên quan tới các dự án đường sắt trị giá hơn 185 tỉ nhân dân tệ.
Cựu Bộ trưởng đường sắt Lưu Chí Quân đã bị kết án tử hình treo hồi tháng 7/2013 vì tội lạm dụng quyền lực và nhận hối lộ. Tham nhũng tràn lan trong ngành công nghiệp đường sắt suốt thời gian bùng nổ xây dựng đường sắt cao tốc, gây ra những khoản nợ khổng lồ trong thập kỉ qua.
Ông Bai không phải quan chức đường sắt cấp cao đầu tiên tự sát trong những năm gần đây. Các vụ bê bối tham nhũng liên quan tới các quan chức cấp cao của Bộ Đường sắt bắt đầu bị đưa ra ánh sáng 3 năm trước dẫn tới một số vụ tự sát khiến dư luận sửng sốt. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa phát hiện mối liên hệ trực tiếp nào giữa Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc và các vụ tham nhũng.
Theo Linh San
Chủ tịch tập đoàn đường sắt Trung Quốc tự sát
(Dân trí) - Ông Bai Zhongren, Chủ tịch Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc, một tập đoàn xây dựng nhà nước đứng sau nhiều dự án đường sắt lớn nhất nước này, đã tự sát hồi cuối tuần qua, báo chí Trung Quốc ngày 6/1 đưa tin.
Ông Bai Zhongren.
Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc, vốn được niêm yết trên cả sàn chứng khoán Hồng Kông và Thượng Hải, cho biết trong một tuyên bố ngắn ngày 5/1 rằng ông Bai chết vì “một tai nạn”, nhưng không cung cấp các thông tin chi tiết.
Theo tuyên bố trên, công ty vẫn hoạt động bình thường và một quan chức sẽ tạm thời giữ cương vị chủ tịch thay ông Bai cho tới khi công ty có chủ tịch mới.
Trong khi đó, tờ Tin tức kinh doanh Trung Quốc, một nhật báo kinh doanh tại Thượng Hải, dẫn lời các thành viên gia đình ông Bai cho hay vị chủ tịch 53 tuổi đã tự sát sau khi bị trầm cảm trong những năm gần đây.
Còn tờ Thông tin kinh tế, thuộc hãng thông tấn Xinhua, dẫn lời một đồng nghiệp cho biết một phần nguyên nhân khiến ông Bai bị trầm cảm có thể là các khoản nợ khổng lồ mà công ty ông phải đối mặt.
Wang Mengshu, một trong những kỹ sư đường sắt hàng đầu của Trung Quốc, nói rằng ông Bai đã chịu sức ép ghê gớm trong bối cảnh một số chi nhánh của tập đoàn gặp khó khăn trong việc trả tiền lương cho công nhân vào dịp cuối năm.
Tính tới cuối tháng 10/2013, Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc có tổng tài sản trị giá 626,5 tỷ nhân dân tệ (103,5 tỷ USD) và tổng nợ là 531,9 tỷ nhân dân tệ (87,8 tỷ USD).
Vụ tự sát của ông Bai diễn ra trong bối cảnh các tòa án Trung Quốc chuẩn bị đưa ra phán quyết đối với Zhang Shuguang, cựu phó kỹ sư trưởng tại Bộ đường sắt Trung Quốc hiện đã bị giải thể, và Ding Shumiao, một nữ doanh nhân có quan hệ chặt chẽ với cựu Bộ trưởng đường sắt Lưu Chí Quân hiện đang bị ngồi tù.
Ông Zhang bị buộc tội hồi tháng 9/2013 về tội nhận 47 triệu nhân dân tệ tiền hối lộ và bà Ding bị ra tòa vào cuối tháng 9/2013 vì tội hối lộ liên quan tới các dự án đường sắt trị giá trên 185 tỷ nhân dân tệ.
Cựu Bộ trưởng đường sắt Liu Chí Quân đã bị kết án tử hình nhưng được hoãn thi hành án hồi tháng 7/2013 vì tội lạm dụng quyền lực và nhận hối lộ trong bối cảnh đảng Cộng sản Trung Quốc nỗ lực chống tham nhũng sau giai đoạn bùng nổ xây dựng đường sắt tốc độ cao bị thua lỗ nặng.
Ông Bai là một trong số vài quan chức đường sắt cấp cao đã tự sát kể từ khi các vụ bê bối tham nhũng liên quan tới các quan chức cấp cao của Bộ đường sắt bắt đầu bị đưa ra ánh sáng 3 năm trước. Tuy nhiên, không có mối liên hệ trực tiếp nào giữa Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc và các vụ tham nhũng.
An Bình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét