Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Sốc: Trắng đêm canh giấc ngủ cho Đại tướng

Sao thời buổi văn minh mà người dân vẫn ngu muội tới mức này:
Những người trắng đêm canh giấc ngủ cho Đại tướng
Hơn hai tháng kể từ ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất cũng là hơn 60 đêm các chiến sĩ biên phòng thuộc đội bảo vệ khu vực mộ Đại tướng tại Vũng Chùa, xã Quảng Đông (Quảng Trạch, Quảng Bình) gần như phải thức trắng đêm.
Giữa đêm giá rét, hai chiến sĩ biên phòng 
vẫn đứng canh gác bảo vệ mộ Đại tướng.
Đội bảo vệ mộ đại tướng được thành lập sau ngày an táng đại tướng, gồm 31 chiến sĩ thuộc đồn biên phòng Ròn (Quảng Bình). Các anh đứng giữa mưa bão, giá rét căm căm để bảo vệ sự bình yên cho giấc ngủ ngàn thu của vị Đại tướng mà các anh đều tôn kính.


Không rời vị trí dù đêm mưa bão

18h, trời bắt đầu tối là lúc Vũng Chùa trở thành vũng gió. Từng đợt gió rát buốt dồn dập hắt vào từ phía biển làm những người lính bắt đầu lạnh cóng. Đó cũng là lúc ca gác đầu tiên của buổi tối bắt đầu vào vị trí. Sáu cán bộ biên phòng được chia thành ba điểm chốt dọc từ phía bãi đổ xe lên đến bên phần mộ Đại tướng.

Một nhóm gần chục cán bộ biên phòng khác dẫn theo chó nghiệp vụ bắt đầu vòng lên phía sườn núi quanh khu vực mộ thực hiện nhiệm vụ đi tuần tra. Tại khu vực huyệt mộ, vị trí quan trọng nhất và cũng là điểm cao nhất trong khuôn viên khu mộ, chiến sĩ Hoàng Văn Quả cùng một chiến sĩ khác vẫn đứng nghiêm trang.

Bộ quân phục biên phòng, chiếc mũ vải trùm xuống vành tai cùng đôi găng tay len mới được cấp là tất cả những hành trang mà người lính canh gác được khoác lên người. Khoảng hai tuần gần đây, nhiệt độ ngoài trời tại Vũng Chùa xuống dưới 10 độ C. Ban đêm thấp hơn nữa. Ca trực của chiến sĩ Hoàng Văn Quả kéo dài đến nửa đêm. Khoảng 3h lại phải ra trực ca khác.

Anh Hoàng Đức Lợi, một trong 31 chiến sĩ biên phòng
 hướng dẫn khách vào viếng mộ Đại tướng chiều 21/12.

Chiến sĩ Khắc Ngọc Tân Hào, đội trưởng đội bảo vệ khu mộ Đại tướng nói mới hơn hai tháng nhưng mỗi tháng đội bảo vệ nếm trải một cảm giác khác nhau: tháng đầu tiên là “tháng dầm mưa”. Nặng nề nhất là đợt bão số 11 và siêu bão Hải Yến. 31 người lính phải thay phiên nhau vừa trực vừa đi tuần nên bình quân mỗi đêm mỗi người phải trực hai ca. Trước và trong lúc bão kéo tới, mưa xối xả, gió giật bay luôn các lều bạt dã chiến. Các chiến sĩ mặc áo mưa đứng gác quanh khu mộ. “Tấm áo mưa lâu quá cũng bị thấm nước. Xong ca gác ai nấy đều ướt. Có đêm mưa suốt, áo quần không kịp khô để thay ca khác…”, chiến sĩ Hào kể.

Ấm lòng

22h đêm, Vũng Chùa lạnh buốt. Nơi mộ Đại tướng có mấy bóng đèn chiếu sáng bằng máy nổ, còn lại xung quanh tối mịt mù. Nhà dân gần nhất cũng cách đó hơn 2km nhưng nằm phía bên kia chân núi. Bất chợt có một ánh đèn xe từ từ tiến vào khu mộ.

Thông tin về đoàn viếng muộn này nhanh chóng được báo lên vị trí canh gác bên huyệt mộ. Đó là một đoàn sinh viên từ miền Bắc đang đi thực tập ngang qua tranh thủ vào viếng Đại tướng. Việc hành lễ vẫn diễn ra như bình thường.

Chiến sĩ Hoàng Đức Lợi, một cán bộ gác chốt trên huyệt mộ, nói đây vẫn chưa phải là đoàn đến viếng muộn nhất. Anh Lợi kể, mới tháng trước có một đoàn khách là cựu chiến binh từ Điện Biên vào viếng mộ Đại tướng. Vượt hơn một ngàn cây số đến nơi cũng là gần 1h sáng. Các cựu binh cứ nhìn mộ Đại tướng khóc nức nở. Có người đã hơn 90 tuổi, đi không vững vẫn cứ nằng nặc đòi đi bằng được đến tận nơi thắp cho Đại tướng nén nhang, sờ lên chỗ Đại tướng nằm.

Chiến sĩ Lợi tâm sự nhìn những cảnh như thế anh em trong đội thấy ấm lòng, đêm gác vì thế cũng bớt lạnh hơn: “Rét run cầm cập nhưng anh em bảo nhau phải cố gắng. Hàng ngàn người từ cách cả ngàn cây số đội rét đến viếng Đại tướng được thì mình sợ chi giá rét”.


Chiến sĩ Hoàng Văn Quả kể anh nhận được lệnh điều động về Vũng Chùa ngày 22/10. Khi đó anh như run tay bởi không bao giờ dám nghĩ mình có ngày lại được ở gần Đại tướng đến thế. Lúc nhận tin Đại tướng mất, anh đang công tác tại đồn biên giới Cà Roòng, thuộc xã Thượng Hóa, huyện Tuyên Hóa. Suốt những ngày diễn ra lễ tang anh cùng anh em trong đơn vị cứ dán mắt vào tivi để xem tin tức và bái vọng Đại tướng. “Với những người lính như chúng tôi, Đại tướng như anh, như cha. Được canh cho người yên nghỉ đã là một niềm vinh dự lớn chứ đừng nói đến gian khổ”, chiến sĩ Quả nói.

Đại tá Nguyễn Văn Phúc, chỉ huy trưởng bộ đội biên phòng Quảng Bình, cho hay khi biết Đại tướng về an nghỉ tại Vũng Chùa, có rất nhiều cán bộ chiến sĩ biên phòng tình nguyện về Vũng Chùa để canh giấc ngủ ngàn thu cho Đại tướng. Ai cũng nói rất quyết tâm rằng khổ mấy cũng chịu được, miễn là được ở gần Đại tướng.

“Hiện anh em trong đội canh gác vẫn phải ăn uống tắm giặt bằng nước khe suối, điện chỉ chạy máy nổ, nhưng hỏi ai cũng đều lắc đầu không muốn về. Mọi người đều nói rằng cả cuộc đời Đại tướng đã dành cho đất nước, nên xin được ở lại góp chút công sức chăm sóc cho Người khi về với đất mẹ”, ông Phúc kể.

Theo Tuổi Trẻ

7 nhận xét:

  1. Thế mới là Lừa bác Mai ơi!
    Chung quy là tại Vua Hùng...

    Trả lờiXóa
  2. Thế mới là Lừa bác Mai ơi!
    Chung quy là tại Vua Hùng...

    Trả lờiXóa
  3. Mấy chục năm trước đã như vậy thì bây giờ vẫn thần thánh hóa, sùng bái như vậy. Thảo nào mà VN không tiến bộ nỗi. Đó là đầu óc chậm tiến nhược tiểu của dân Việt dưới chế độ cọng sản bị nhồi sọ mấy chục năm qua. Thương thay VN sẽ vẫn u mê như thế!

    Trả lờiXóa
  4. Võ Nguyên Giáp là người đã nướng hàng trăm ngàn lính vì học theo chiến thuật biển người của Trung Cọng. Nếu tấn công 1 đồn chỉ có 30 lính trấn giữ mà ta dùng tới 300 quân, dùng thân che nòng súng địch thì ta sẽ chết hết 250 quân thì vẫn còn 50 quân chiếm được đồn. Điều này ông tướng nào cũng làm được nhưng vô nhân đạo quá. Võ N Giáp không có tài cán gì, không tốt nghiệp 1 trường Võ Bị nào. Vì thế hàng trăm ngàn thiếu niên từ 13 đến 16 đã sinh Bắc tử Nam, nhiều làng xóm dàn bà con gái không chồng sau chiến tranh! Miền Bắc hy sinh 2 triệu thanh nhiên! Thê thảm quá!

    Trả lờiXóa
  5. Lừa toàn tập !

    Trả lờiXóa
  6. Thời Tần Thủy Hoàng còn nhân đạo hơn, chỉ tạc tượng người canh mộ, giờ dùng người thật.
    Hay bây giờ người thật rẻ hơn nhỉ ?

    Trả lờiXóa