Choáng với bảng lương của bác sĩ, y tá
Thu nhập của bác sỹ, y tá (bao gồm cả lương và phúc lợi bệnh viện) rất thấp (so với mặt bằng chung của toàn xã hội). Nhưng thực tế là các bác sỹ vẫn sống tốt!
Lương không đủ sống?
Hầu hết các bác sỹ, y tá khi được hỏi đều cho biết thu nhập từ bệnh viện quá eo hẹp, không đủ sống hoặc phải chi tiêu rất tiết kiệm, chi ly. Nếu nhìn vào bảng lương, thậm chí tính thêm cả phần phúc lợi bệnh viện, có thể thấy điều này quả không sai.
Khảo sát ngẫu nhiên danh sách mức lương của 57 bác sỹ, y tá của bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) cho thấy: Mức lương cao nhất là gần 3,9 triệu đồng/tháng. Đây là mức đã bao gồm cả phụ cấp chức vụ. Người đạt được mức lương này là một cán bộ sinh năm 1958, đạt bậc lương 4,7 ((dòng khoanh tròn đỏ)
Mức lương phổ biến nhất trong số 57 người được phóng viên VietNamNet khảo sát ngẫu nhiên trong bảng lương dao động ở mức 1,3 đến 1,5 triệu đồng/tháng. Thậm chí có người chỉ đạt mức lương 1,2 triệu đồng/tháng (có cả cán bộ sinh năm 1962 đang hưởng mức này). Số người có mức lương trên 3 triệu đồng chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Hơn 54% bác sỹ có thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng
(Trích từ kết quả nghiên cứu khoa học cấp Bộ về “Thực trạng nhận thức và thực hành y đức trong nhân viên y tế ở ba tuyến huyện, tỉnh, TW”, do Trường ĐH Y Hà Nội thực hiện từ năm 2006-2008, được công bố tháng 7/2009).
Ngoài lương (theo ngạch bậc), mỗi bác sỹ, y tá của bệnh viện Xanh Pôn còn có thêm một khoản trích từ quỹ phúc lợi bệnh viện.
Theo ông Nguyễn Thống Nhất, Kế toán trưởng của bệnh viện thì từ khi thực hiện tự chủ tài chính (theo Nghị định 43 của Chính phủ), quỹ phúc lợi bệnh viện Xanh Pôn có thêm nguồn thu và thu nhập của cán bộ bệnh viện tăng thêm khoảng 1,44 lần.
“Tính trung bình, lấy cao bù thấp thì mức lương của toàn bộ cán bộ, y bác sỹ bệnh viện là 3 triệu đồng/tháng. Với khoản phúc lợi tăng thêm được 1,44 lần, thu nhập bình quân tăng lên khoảng gần 5 triệu đồng/tháng/người”, ông Nhất nói.
Ông Trịnh Ngọc Hải, Trưởng phòng Tài chính Kế toán (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết: “Sau khi thực hiện tự chủ tài chính, thu nhập của bác sỹ, y tá tăng thêm khoảng 1,1 lần. Dù chưa thể đạt được đến mức như mong muốn nhưng cũng phần nào cải thiện được đời sống của cán bộ nhân viên”.
Bác sỹ Phạm Phương Thảo đã công tác ở bệnh viện Xanh Pôn được 7 năm. Lương cứng hiện nay của bác sỹ Thảo là 2,5 triệu, tình thêm khoản phúc lợi gần 1 triệu thì tổng thu nhập từ bệnh viện đạt gần 3,5 triệu đồng/tháng.
“Chồng tôi là kỹ sư tin học, tôi có 2 con nhỏ và sống cùng cha mẹ chồng ở Hà Nội. Với khoản thu nhập như trên, tôi phải tằn tiện hết sức và triệt để sử dụng mọi thứ hợp lý nhất mới đảm bảo được cuộc sống”, chị Thảo chia sẻ.
Câu chuyện tại bệnh viện Xanh Pôn cũng là câu chuyện chung của nhiều bệnh viện hiện nay. Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện lớn nhất cả nước, luôn quá tải gần 200%, y tá, bác sỹ luôn hoạt động hết công suất nhưng lương cũng vô cùng thấp.
Trong số 58 y tá, bác sỹ được khảo sát của bệnh viện Bạch Mai (dựa theo danh sách đóng BHXH từ số 55 đến 112), chỉ có duy nhất một người làm quản lý đạt mức lương 5,2 triệu đồng/tháng (mức này đã gồm phụ cấp chức vụ và bác sỹ này sinh năm 1949). Còn lại, đại đa số cũng đều trong tình trạng lương thấp, từ 1,1 -3,4 triệu đồng/tháng.
Với mức thu nhập từ công việc trong bệnh viện thấp, nhiều bác sỹ chia sẻ dù muốn đi học thêm cũng gặp khó khăn hoặc đời sống thường ngày khá chật vật.
Vẫn sống khỏe!
So với áp lực công việc, so với lương và phúc lợi của các ngành khác thì rõ ràng ngành y đang hưởng các chế độ ưu đãi ở mức quá thấp. Thu nhập trung bình 5 triệu đồng/tháng có thể đảm bảo cuộc sống ở mức nào khi mọi chi phí đều có xu hướng gia tăng, nhất là ở những thành phố lớn như Hà Nội?
Hầu hết các bác sỹ, y tá khi được hỏi đều cho biết thu nhập từ bệnh viện quá eo hẹp, không đủ sống hoặc phải chi tiêu rất tiết kiệm, chi ly. Nếu nhìn vào bảng lương, thậm chí tính thêm cả phần phúc lợi bệnh viện, có thể thấy điều này quả không sai.
Mức lương phổ biến nhất trong số 57 người được phóng viên VietNamNet khảo sát ngẫu nhiên trong bảng lương dao động ở mức 1,3 đến 1,5 triệu đồng/tháng. Thậm chí có người chỉ đạt mức lương 1,2 triệu đồng/tháng (có cả cán bộ sinh năm 1962 đang hưởng mức này). Số người có mức lương trên 3 triệu đồng chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Hơn 54% bác sỹ có thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng
(Trích từ kết quả nghiên cứu khoa học cấp Bộ về “Thực trạng nhận thức và thực hành y đức trong nhân viên y tế ở ba tuyến huyện, tỉnh, TW”, do Trường ĐH Y Hà Nội thực hiện từ năm 2006-2008, được công bố tháng 7/2009).
Ngoài lương (theo ngạch bậc), mỗi bác sỹ, y tá của bệnh viện Xanh Pôn còn có thêm một khoản trích từ quỹ phúc lợi bệnh viện.
Theo ông Nguyễn Thống Nhất, Kế toán trưởng của bệnh viện thì từ khi thực hiện tự chủ tài chính (theo Nghị định 43 của Chính phủ), quỹ phúc lợi bệnh viện Xanh Pôn có thêm nguồn thu và thu nhập của cán bộ bệnh viện tăng thêm khoảng 1,44 lần.
“Tính trung bình, lấy cao bù thấp thì mức lương của toàn bộ cán bộ, y bác sỹ bệnh viện là 3 triệu đồng/tháng. Với khoản phúc lợi tăng thêm được 1,44 lần, thu nhập bình quân tăng lên khoảng gần 5 triệu đồng/tháng/người”, ông Nhất nói.
Ông Trịnh Ngọc Hải, Trưởng phòng Tài chính Kế toán (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết: “Sau khi thực hiện tự chủ tài chính, thu nhập của bác sỹ, y tá tăng thêm khoảng 1,1 lần. Dù chưa thể đạt được đến mức như mong muốn nhưng cũng phần nào cải thiện được đời sống của cán bộ nhân viên”.
Bác sỹ Phạm Phương Thảo đã công tác ở bệnh viện Xanh Pôn được 7 năm. Lương cứng hiện nay của bác sỹ Thảo là 2,5 triệu, tình thêm khoản phúc lợi gần 1 triệu thì tổng thu nhập từ bệnh viện đạt gần 3,5 triệu đồng/tháng.
“Chồng tôi là kỹ sư tin học, tôi có 2 con nhỏ và sống cùng cha mẹ chồng ở Hà Nội. Với khoản thu nhập như trên, tôi phải tằn tiện hết sức và triệt để sử dụng mọi thứ hợp lý nhất mới đảm bảo được cuộc sống”, chị Thảo chia sẻ.
Câu chuyện tại bệnh viện Xanh Pôn cũng là câu chuyện chung của nhiều bệnh viện hiện nay. Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện lớn nhất cả nước, luôn quá tải gần 200%, y tá, bác sỹ luôn hoạt động hết công suất nhưng lương cũng vô cùng thấp.
Với mức thu nhập từ công việc trong bệnh viện thấp, nhiều bác sỹ chia sẻ dù muốn đi học thêm cũng gặp khó khăn hoặc đời sống thường ngày khá chật vật.
Vẫn sống khỏe!
So với áp lực công việc, so với lương và phúc lợi của các ngành khác thì rõ ràng ngành y đang hưởng các chế độ ưu đãi ở mức quá thấp. Thu nhập trung bình 5 triệu đồng/tháng có thể đảm bảo cuộc sống ở mức nào khi mọi chi phí đều có xu hướng gia tăng, nhất là ở những thành phố lớn như Hà Nội?
Mỗi ca phẫu thuật thành công, nhiều gia đình bệnh nhân cảm ơn bác sỹ với số tiền lớn hơn nhiều so với tiền công được bệnh viện trả (Ảnh minh họa: VNN)
Thế nhưng, thực tế là những người ngoài ngành y vẫn thấy người trong ngành y (những người làm ở các bệnh viện tại thành phố lớn) có cuộc sống khá thoải mái, thậm chí là sung túc, giàu có.
Một vị trưởng phòng một bệnh viện cho biết: “Đến một vùng nào đó, chỉ cần vào chợ thấy mức tiêu thụ thực phẩm là biết mức tiêu dùng, đời sống của dân vùng đó. Cũng như vậy, khi vào bệnh viện, trường học, nhìn bãi xe là có thể thấy được thực tế đời sống của các bác sỹ”.
Vị trưởng phòng này cũng cho rằng: “Cũng như các nghề khác, người làm nghề y có thể tăng thu nhập cho mình bằng nhiều cách như mở các dịch vụ, mở hoặc làm thêm ở phòng khám,vv…”.
Theo tìm hiểu của phóng viên VietNamNet, hiện nay, đã thành luật bất thành văn, mỗi bác sỹ mổ thành công đều được gia đình bệnh nhân “cảm ơn” một khoản tiền không nhỏ, thường từ 1 đến 1,5 triệu đồng cho bác sỹ mổ chính. Và hiện tượng này có ở hầu hết các bệnh viện.
Có những bác sỹ (chuyên về mắt) mỗi ngày làm việc tại bệnh viện chỉ được khoảng 100-200 ngàn đồng. Nhưng chỉ cần 2 ngày cuối tuần đi mổ ở các bệnh viện địa phương là đã có khoảng trên chục triệu/ngày.
Truy thu thuế thu nhập cá nhân của bác sỹ
Từ năm 2006, sau nghệ sỹ, kỹ sư, … cục Thuế TP HCM đã đưa đối tượng y bác sỹ vào danh mục cần nộp thuế thu nhập, bởi các y bác sỹ trên địa bàn TP có thu nhập rất cao, lên đến hàng chục triệu đồng/tháng (đặc biệt là những người thỉnh giảng thêm giờ, khám chữa bệnh ngoài giờ).
Làm một phép tính nhanh sẽ thấy: Một tháng có 8 ngày nghỉ, mỗi ngày đi mổ ở các bệnh viện địa phương được trên chục triệu đồng, như vậy tổng thu nhập một tháng cũng ngót nghét gần trăm triệu. Khi nghe tới con số này, nhiều người làm trong ngành y không tỏ ra ngạc nhiên, chỉ bụm miệng cười tủm tỉm…
Ngay tại bệnh viện TW, cũng có không ít các bác sỹ lành nghề đi mổ theo lời mời của bệnh viện Việt Pháp vào các ngày thứ 7, chủ nhật. Và song song với việc đảm bảo công việc ở bệnh viện, những lời mời như thế này là rất thường xuyên.
Cách đây hơn 1 năm, bà Đỗ Thanh Thủy (trú tại Cầu Giấy, Hà Nội) có con dâu mang thai lần đầu. Theo lời giới thiệu của một số người quen, bà Thủy đưa con dâu đến theo dõi thai nhi tại một phòng khám tư trên phố Đội Cấn. Đây là phòng khám tư của một lãnh đạo một bệnh viện phụ sản tại Hà Nội và luôn luôn tấp nập bà bầu đến khám.
Người trực tiếp khám cho con dâu bà tại phòng khám tư là trưởng phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện trên. Đến khi sắp đẻ, gia đình bà chọn chính bác sỹ này làm người đỡ đẻ (theo gói dịch vụ, được chọn bác sỹ).
Khi có sự cố xảy ra, cháu nội bà Thủy bị tử vong, bà Thủy đã được nghe lời giải thích lý do đến muộn của vị bác sỹ này là “cửa phụ không mở, phải đi cổng chính mới cất được ô tô”. Sau đó, tận mắt bà Thủy đã nhìn thấy vị này sở hữu một chiếc BMW.
1001 cách làm giàu
Các bác sỹ làm trong viện công tuy thu nhập thấp nhưng hầu như ai cũng cố gắng bằng mọi cách để có một chân trong những nơi này. Lý do là vì các bệnh viện công thường có uy tín cao về chuyên môn.
Đối với các bác sỹ giỏi, có tiếng, ngoài việc đi mổ theo những lời mời từ khắp các nơi, bác sỹ có thể đứng ra mở phòng khám, đi giảng dạy ở các trường đại học, tham gia hội chẩn các ca khó với mức thù lao cũng cao gần bằng thù lao cho một ca phẫu thuật.
Trên các diễn đàn chăm sóc sức khỏe, hàng loạt cái tên các bác sỹ từ các bệnh viện lớn (đặc biệt là viện Nhi TW) mở phòng khám tại gia được các thành viên trưng ra để thăm dò, tham khảo trước khi đến khám. Các phòng khám nhi, sản thường họat động từ 7h-9h tối nhưng đủ để mang lại cho bác sỹ trung bình mỗi ngày khoảng 1,5 triệu đồng, bằng một tháng lương ở bệnh viện.
Nói vậy không có nghĩa bác sỹ không có tiếng là không có cách kiếm tiền. Ngoài việc nhận tiền “cảm ơn” từ người bệnh, hiện nay, với tình trạng hoa hồng tràn lan trong ngành dược, các bác sỹ bỏ túi một khoản tiền cao hơn nhiều so với thu nhập chính thức từ bệnh viện.
Không cần phải là bác sỹ nối tiếng mới kiếm thêm được tiền. Những bác sỹ, y tá bình thường cũng có nhiều cách khác nhau để tăng thu nhập (Ảnh minh họa – C.Q)
Anh T.Đ.H (đề nghị được giấu tên) là trình dược viên của một công ty dược phẩm cho biết: “Các hãng dược đều có % chiết khấu cho bác sỹ nếu họ kê đơn thuốc của hãng. Mỗi tháng một bác sỹ tiếp nhận và đồng ý với bao nhiêu trình dược viên là có bấy nhiêu nguồn % hoa hồng đổ về túi riêng của họ. Như vậy, chỉ cần là bác sỹ bình thường, tiếng tăm không cần nổi như cồn nhưng vẫn khám và sau đó là kê đơn thì cuộc sống đã quá đảm bảo”.
Một đối tượng khác cần phải nhắc đến, đó là y tá (điều dưỡng). Lương không cao, không trực tiếp khám chữa bệnh cho bệnh nhân nhưng thu nhập của đối tượng này không hề thấp.
Tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội, mỗi lần tắm cho bé (với gói đẻ thông thường), mỗi y tá nhận được 20.000 đồng tiền “cảm ơn”. Còn với gói dịch vụ cao cấp, gia đình thường “cảm ơn” 50.000 đồng/lần.
Chị Nguyễn Thị Thành, một sản phụ từng sinh con tại bệnh viện này cho biết: “Mỗi lần làm vệ sinh cho mẹ cũng phải cảm ơn 20.000 đồng, nếu không là bị làm mạnh, làm đau. Một ngày rất đông bệnh nhân, có những hôm tôi thấy túi y tá trùng xuống vì những tờ 20.000 đồng nhét chặt bên trong”.
Thế nhưng soi vào bảng lương chính thức theo ngạch bậc của bác sỹ, y tá bệnh viện Phụ sản Hà Nội thì không ai dám bảo họ giàu, bởi mức lương từ 1,2-1,7 triệu đồng là rất phổ biến!
THEO VIETNAMNET
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét