Hãi hùng với các 'chiêu' chế biến thực phẩm ở VN
1. Biến đu đủ xanh thành chín vàng chỉ sau 24 giờChỉ cần nhỏ một giọt dung dịch hóa chất của Trung Quốc vào phần cuống của quả đu đủ vừa thu hoạch, thì sau 24 tiếng quả đu đủ đang xanh bỗng chín vàng, trông rất bắt mắt.
Hiện tại,nhiều lái buôn đi các tỉnh mua cả vườn đu đủ vừa đến dịp thu hoạch, sau đó họ mang về rồi dùng hóa chất nhỏ vào cuống của quả đu đủ. Và chỉ sau gần 24 tiếng được nhỏ hóa chất, từng quả đu đủ đó chuyển nhanh sang mầu vàng, rồi chúng được bọc báo và mang đi tiêu thụ.
Những thùng đu đủ tẩm hóa chất chín vàng bán tại chợ đầu mối Long Biên, Hà Nội.
Nơi tiêu thụ chính của loại đu đủ chín vàng do hóa chất này là khu vực chợ đầu mối hoa quả Long Biên, Hà Nội, hoặc các chợ đầu mối khác của TP Hà Nội.Hàng ngày, từ 3- 4h sáng có hàng chục xe tải chở đu đủ đến các chợ đầu mối để bán. Chỉ đến khoảng 6h là hàng tấn đu đủ đó đã được đưa đi các chợ lẻ trong TP .
Bà Nguyễn Thị Lan, một chủ chuyên buôn đu đủ ở chợ Long Biên cho biết, càng ngày mã (hình thức) của những lô hàng đu đủ càng chín vàng đẹp hơn, quả đu đủ trông bóng mỡ và đặc biệt nó không bị dập nát như đu đủ chín cây thực sự, bởi nó được tẩm hóa chất của Trung Quốc.
Hóa chất của Trung Quốc để biến đu đủ xanh thành chín vàng đẹp mắt chỉ có giá 5.000 đồng/1 lọ 5ml. Trên bao bì ghi hạn dùng 2 năm, nhưng không ghi ngày sản xuất. Mỗi một lọ hóa chất như vậy có thể biến hàng chục kg đu đủ xanh thành chín vàng chỉ trong 24 giờ.
Đây là loại hóa chất vốn được dùng để làm chuối xanh chín vàng trông đẹp mắt, giờ nó được sử dụng cho đu đủ. Loại hóa chất này rất độc hại, tìm mua không dễ, chỉ những lái buôn hoa quả lớn mới có mối mua, hoặc phải quen biết mới mua được...
Vĩnh Yên
http://petrotimes.vn/news/vn/xa-hoi/hai-hung-chieu-bien-du-du-xanh-thanh-chin-vang-chi-sau-24-gio.html
2. Chuối, đu đủ chín vàng nhờ... cồn công nghiệp
Cục ATVSTP, Bộ Y tế vừa lấy mẫu chuối và đu đủ chín bán trên thị trường để kiểm nghiệm. Kết quả bước đầu đã phát hiện cồn công nghiệp 40% được sử dụng để dấm chuối và đu đủ chín vàng…
Sau khi nhiều cơ quan thông tin đại chúng đưa tin về chuối và đu đủ xanh được dấm hóa chất đã chín vàng sau 24 giờ, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), Bộ Y tế đã vào cuộc để làm rõ loại hóa chất này.
Theo ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục ATVSTP, Bộ Y tế, Cục vừa lấy một số mẫu chuối và đu đủ chín bán trên thị trường để kiểm nghiệm. Kết quả kiểm nghiệm đã phát hiện có tình trạng sử dụng cồn công nghiệp 40% để dấm chuối và đu đủ.
Ngoài ra còn một số loại hóa chất khác cũng được sử dụng trong quá trình làm đu đủ và chuối xanh chín nhanh, nhưng chưa phát hiện được tên, thành phần và mức độ nguy hại.
Vĩnh Hà
3. “Hóa phép” rượu vang nội thành vang Pháp, Chile chỉ trong ít phút
Căn biệt thự rộng hơn 200m2 bỏ hoang nhiều năm ở khu Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội trở thành địa điểm lý tưởng của Công ty TNHH Nam Thành (TP HCM) để san chiết rượu lậu.
Chiều ngày 21/12, Đội quản lý thị trường số 11 phối hợp với Đội cảnh sát kinh tế Công an quận Tây Hồ, Công an phường Xuân La bất ngờ đột kích vào ngôi biệt thự bỏ hoang. Tại thời điểm lực lượng chức năng ập vào, trong nhà có năm công nhân đang "hóa phép" rượu vang nội thành vang ngoại mang nhãn hiệu rượu vang Pháp và Chile.
Thời điểm kiểm tra, ngoài thủ kho là Bùi Công Định (ở huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương) còn có Nguyễn Xuân Thành là nhân viên phụ trách kinh doanh.
Theo ghi nhận, dưới tầng một của ngôi biệt thự có hàng chục nghìn chai rượu đã đóng nhãn và chưa đóng nhãn. Các bịch rượu trong túi nilon, với dung tích 3 lít và 5 lít, cùng hàng trăm chiếc tem nhập khẩu. Con dấu của công ty cũng được tìm thấy tại đây.
Bên ngoài thùng các-tông chứa các bịch rượu vang Đà Lạt ghi rõ nhãn sản xuất tại Công ty Cổ phần Rượu Đà Lạt. Cơ quan chức năng xác định, tất cả số rượu vang này đều gắn nhãn mác giả và không có xuất xứ hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc rõ ràng.
Tiến hành kiểm tra tầng hai và ba của căn biệt thự, lực lượng chức năng còn tìm thấy nhiều hộp kem đánh răng và bánh trung thu. Khi mở các hộp bánh trung thu này, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Vỏ bề ngoài của hộp bánh trông rất sang trọng. Tất cả đều ghi chữ Hàn Quốc và Malaysia bên ngoài vỏ hộp. Theo nhận định của Đội quản lý thị trường số 11, lô hàng này không có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng.
Theo ông Lê Mạnh Hùng, Đội trưởng quản lý thị trường số 11, toàn bộ số rượu trên được xác định của một công ty đóng tại TP Hồ Chí Minh. Sau khi vận chuyển tập kết hàng ra Bắc, công nhân bóc nhãn mác hàng nội để dán mác hàng của Bordeaux, Moonlight, Vallee damour - Metisse.
Thiếu tá Lê Thành Văn, Phó trưởng công an phường Xuân La cho biết thêm, cùng ngày vẫn chưa xác định được danh tính chủ ngôi biệt thự. Tuy nhiên, qua xác minh, tháng 9/2012, các thùng rượu vang nội được vận chuyển về đây để biến thành rượu ngoại.
Theo ông Lê Mạnh Hùng, qua lời khai ban đầu từ các đối tượng cho thấy, hàng hóa được chuyển từ các khu vực khác về tập kết tại căn biệt thự, từ đó đem đi phân phối cho các nơi khác. Cơ quan chức năng sẽ mang các sản phẩm này đi giám định để xem chất độc hại của hàng giả này với sức khỏe người tiêu dùng ra sao.
Hiện vụ việc đã được bàn giao cho Công an phường Xuân La mở rộng điều tra làm rõ.
Thiên Minh
2. Chuối, đu đủ chín vàng nhờ... cồn công nghiệp
Cục ATVSTP, Bộ Y tế vừa lấy mẫu chuối và đu đủ chín bán trên thị trường để kiểm nghiệm. Kết quả bước đầu đã phát hiện cồn công nghiệp 40% được sử dụng để dấm chuối và đu đủ chín vàng…
Sau khi nhiều cơ quan thông tin đại chúng đưa tin về chuối và đu đủ xanh được dấm hóa chất đã chín vàng sau 24 giờ, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), Bộ Y tế đã vào cuộc để làm rõ loại hóa chất này.
Chuối xanh sau khi dấm hóa chất chín vàng, bắt mắt.
Theo ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục ATVSTP, Bộ Y tế, Cục vừa lấy một số mẫu chuối và đu đủ chín bán trên thị trường để kiểm nghiệm. Kết quả kiểm nghiệm đã phát hiện có tình trạng sử dụng cồn công nghiệp 40% để dấm chuối và đu đủ.
Ngoài ra còn một số loại hóa chất khác cũng được sử dụng trong quá trình làm đu đủ và chuối xanh chín nhanh, nhưng chưa phát hiện được tên, thành phần và mức độ nguy hại.
Vĩnh Hà
3. “Hóa phép” rượu vang nội thành vang Pháp, Chile chỉ trong ít phút
Căn biệt thự rộng hơn 200m2 bỏ hoang nhiều năm ở khu Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội trở thành địa điểm lý tưởng của Công ty TNHH Nam Thành (TP HCM) để san chiết rượu lậu.
Chiều ngày 21/12, Đội quản lý thị trường số 11 phối hợp với Đội cảnh sát kinh tế Công an quận Tây Hồ, Công an phường Xuân La bất ngờ đột kích vào ngôi biệt thự bỏ hoang. Tại thời điểm lực lượng chức năng ập vào, trong nhà có năm công nhân đang "hóa phép" rượu vang nội thành vang ngoại mang nhãn hiệu rượu vang Pháp và Chile.
Rất nhiều thùng rượu được xếp ngay ngắn tại tầng 1.
Thời điểm kiểm tra, ngoài thủ kho là Bùi Công Định (ở huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương) còn có Nguyễn Xuân Thành là nhân viên phụ trách kinh doanh.
Theo ghi nhận, dưới tầng một của ngôi biệt thự có hàng chục nghìn chai rượu đã đóng nhãn và chưa đóng nhãn. Các bịch rượu trong túi nilon, với dung tích 3 lít và 5 lít, cùng hàng trăm chiếc tem nhập khẩu. Con dấu của công ty cũng được tìm thấy tại đây.
Thùng các-tông đựng rượu vang.
Bên ngoài thùng các-tông chứa các bịch rượu vang Đà Lạt ghi rõ nhãn sản xuất tại Công ty Cổ phần Rượu Đà Lạt. Cơ quan chức năng xác định, tất cả số rượu vang này đều gắn nhãn mác giả và không có xuất xứ hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc rõ ràng.
Tiến hành kiểm tra tầng hai và ba của căn biệt thự, lực lượng chức năng còn tìm thấy nhiều hộp kem đánh răng và bánh trung thu. Khi mở các hộp bánh trung thu này, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Vỏ bề ngoài của hộp bánh trông rất sang trọng. Tất cả đều ghi chữ Hàn Quốc và Malaysia bên ngoài vỏ hộp. Theo nhận định của Đội quản lý thị trường số 11, lô hàng này không có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng.
Rất nhiều kem đánh răng và bánh trung thu ngoại đã hư hỏng.
Theo ông Lê Mạnh Hùng, Đội trưởng quản lý thị trường số 11, toàn bộ số rượu trên được xác định của một công ty đóng tại TP Hồ Chí Minh. Sau khi vận chuyển tập kết hàng ra Bắc, công nhân bóc nhãn mác hàng nội để dán mác hàng của Bordeaux, Moonlight, Vallee damour - Metisse.
Từ rượu vang Đà Lạt biến thành vang Pháp và Chile
Thiếu tá Lê Thành Văn, Phó trưởng công an phường Xuân La cho biết thêm, cùng ngày vẫn chưa xác định được danh tính chủ ngôi biệt thự. Tuy nhiên, qua xác minh, tháng 9/2012, các thùng rượu vang nội được vận chuyển về đây để biến thành rượu ngoại.
Theo ông Lê Mạnh Hùng, qua lời khai ban đầu từ các đối tượng cho thấy, hàng hóa được chuyển từ các khu vực khác về tập kết tại căn biệt thự, từ đó đem đi phân phối cho các nơi khác. Cơ quan chức năng sẽ mang các sản phẩm này đi giám định để xem chất độc hại của hàng giả này với sức khỏe người tiêu dùng ra sao.
Hiện vụ việc đã được bàn giao cho Công an phường Xuân La mở rộng điều tra làm rõ.
Thiên Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét